Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách châu Á Thái Bình Dương Randall Schriver ngày 16/8 khẳng định: Mỹ sẽ không cho phép Bắc Kinh "viết lại luật lệ" ở Biển Đôngvà sẽ yểm trợ đồng minh Philippines chống Trung Quốc xâm lấn. Theo trang mạng Philippines Rappler, ông Schriver đã tuyên bố như trong cuộc họp báo tại Manila.
Trung Quốc nhắc nhở Mỹ về việc 'không có chủ quyền ở Biển Đông'
- Cập nhật : 20/10/2017
Một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn một mực khẳng định nước này không tiến hành quân sự hóa ở Biển Đông; Trong vòng 5 tháng, Mỹ đã tiến hành 4 lần tuần tra ở Biển Đông là những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông.
Hôm 16/10, trả lời phỏng vấn giới báo chí châu Á trước thềm Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, ông Yao Wen, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch chính sách khu vực châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn một mực khẳng định, Trung Quốc không tiến hành quân sự hóa ở Biển Đông.
Trong khi đó, nhiều nhiều báo cáo của các tổ chức quốc tế và của chính phủ nước ngoài đều nhấn mạnh, Bắc Kinh đã trái phép xây dựng hàng loạt công trình quân sự ngay trên các khu vực đang xảy ra tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Hình ảnh vệ tinh chụp vào tháng Sáu do CSIC/AMTI công bố cho thấy những công trình được Trung Quốc xây dựng trái phép ở bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam)
"Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm cách quân sự hóa ở Biển Đông", hãng tin InterAksyon (Philippines) dẫn lời ông Yao trả lời phóng viên trước câu hỏi liệu Trung Quốc có thể đưa ra một tuyên bố rõ ràng về việc quốc gia này sẽ không sử dụng sức mạnh quân sự để khẳng định các tuyên bố chủ quyền đơn phương ở Biển Đông.
Đáng nói, ông Yao vẫn khẳng định những cấu trúc được Trung Quốc xây dựng trái phép tại các quần đảo và bãi đá đã được quốc gia khác tuyên bố chủ quyền từ trước là "nằm trong lãnh thổ quốc gia này".
"Thực tế, chúng tôi đã tiến hành xây dựng một số công trình. Một số dự án là các công trình công cộng như các ngọn hải đăng và bệnh viện. Chúng tôi tin các nước láng giềng sẽ nhận được lợi ích từ những công trình này trong tương lai", ông Yao nói.
Ông Yao còn bày tỏ mối quan ngại về sự xuất hiện của các tàu chiến và máy bay quân sự gần khu vực xảy ra tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là "vô cùng nguy hiểm" và có thể dẫn tới những hành động sai lầm.
"Chúng tôi quan ngại về cái gọi là hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải do các bên không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông tiến hành. Bởi các tàu chiến quân sự đã hoạt động cách những bãi đá mà binh sĩ Trung Quốc hiện diện chỉ từ 5 – 6 dặm", ông Yao muốn nhắc tới hoạt động của các tàu chiến Mỹ và các nước đồng minh trong khu vực ở Biển Đông.
Ông Yao cho rằng, vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cần được giải quyết thông qua các cuộc đối thoại và đàm phán hòa bình giữa các nước liên quan.
Vào tháng 7/2016, Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan đã ra phán quyết phủ nhận chủ quyền phi lý "đường chín đoạn" mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố ở Biển Đông.
Về phần mình, Bắc Kinh khẳng định phủ nhận phán quyết trên và tiếp tục có những hành động mở rộng chủ quyền đơn phương như xây đảo nhân tạo và đưa vũ khí ra các khu vực xâm chiếm trái phép ở Biển Đông.
Mỹ đang thực sự thách thức Trung Quốc?
Sau 7 tháng bị gián đoạn và mới được khôi phục từ tháng Năm năm nay, hồi tuần trước, Mỹ đã tiến hành hoạt động tuần tra "nhằm mục đích đảm bảo tự do hàng hải" (FONOP) ở Biển Đông lần thứ tư.
Trong đợt tuần tra hôm 10/10, tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke của hải quân Mỹ mang tên USS Chafee đã hoạt động gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trên Biển Đông.
Tàu khu trục USS Lassen từng được điều động tham gia hoạt động đảm bảo quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.
Chiều ngày 12/10, trả lời câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam về "phản ứng của Việt Nam đối với việc tàu chiến Mỹ di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:
“Với tư cách là quốc gia có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Việt Nam đã nhiều lần khẳng định lập trường nhất quán của mình theo đó tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Việt Nam tiếp tục đề nghị các quốc gia có đóng góp xây dựng và tích cực trên cơ sở luật pháp quốc tế vào việc duy trì hòa bình, ổn định và thượng tôn pháp luật trên Biển Đông”.
Theo tạp chí Diplomat, việc chỉ trong vòng 5 tháng, hải quân Mỹ đã tiến hành 4 cuộc tuần tra ở Biển Đông cho thấy chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang tăng tuần suất tuần tra ở vùng biển chiến lược này. Bởi sau khi chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama khởi xướng chương trình FONOP vào tháng 10/2015 để thách thức tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), hải quân Mỹ mới chỉ tiến hành có 3 cuộc tuần tra trong năm 2016.
Việc hải quân Mỹ tăng cường tần suất tuần tra Biển Đông đã gây ra không ít quan ngại cho mối quan hệ ngoại giao Trung – Mỹ. Song nhiều khả năng, sau chuyến thăm đầu tiên tới một số nước châu Á bao gồm cả Trung Quốc của Tổng thống Trump vào tháng 11 tới, hải quân Mỹ sẽ lại tiếp tục tiến hành FONOP ở Biển Đông.
Minh Thu (lược dịch)
Theo Infonet.vn