Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 12-06-2017

  • Cập nhật : 12/06/2017

Ông Duterte nói không biết Mỹ hỗ trợ chống phiến quân thân IS

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho hay ông không biết Mỹ hỗ trợ Manila chống các phiến quân ở Marawi.

tong thong philippines, giua, phu nhan de nghi my giup tran ap phien quan. anh: reuters

Tổng thống Philippines, giữa, phủ nhận đề nghị Mỹ giúp trấn áp phiến quân. Ảnh: Reuters

 

"Tôi không biết điều đó cho tới khi họ đến", Reuters hôm nay dẫn lại lời ông Duterte nói trong cuộc gặp gỡ với báo chí, khi được hỏi về việc Mỹ hỗ trợ quân đội Philippines chống lại phiến quân Maute thân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Marawi.

Tổng thống Philippines cũng cho hay ông chưa từng tiếp cận Mỹ để yêu cầu giúp đỡ.

Người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Manila hôm qua cho biết theo đề nghị từ chính phủ Philippines, lực lượng đặc nhiệm Mỹ đang hỗ trợ quân đội Philippines trong chiến dịch ở Marawi nhằm đối phó phiến quân Maute và Abu Sayyaf (ASG).

Quân đội Philippines cho biết các lực lượng Mỹ đã hỗ trợ Philippines về kỹ thuật, nhưng không điều binh sĩ trực tiếp chiến đấu với phiến quân.

Quân đội Mỹ hôm 5/6 chuyển giao cho Philippines hàng trăm súng máy, súng lục và súng phóng lựu nhằm phục vụ chiến dịch quân sự chống lại nhóm phiến quân Maute thân Nhà nước Hồi giáo (IS) cố thủ tại thành phố miền nam Marawi.

Quân đội Philippines cho biết họ sẽ cố gắng kết thúc chiến dịch tấn công phiến quân ở Marawi trong ngày 12/6. Lực lượng này trước đó hứng chịu tổn thất lớn khi 13 lính thủy quân lục chiến thiệt mạng trong lúc giao tranh với phiến quân.(Vnexpress)
------------------------

Đức cảnh báo cô lập Qatar có thể dẫn đến chiến tranh

Ngoại trưởng Đức cảnh báo căng thẳng giữa Qatar và các nước Arab có thể dẫn đến chiến tranh.

ngoai truong duc sigmar gabriel. anh: reuters.

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel. Ảnh: Reuters.

 

"Có nguy cơ tranh chấp này sẽ dẫn đến chiến tranh", Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nói với tờ Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung ngày 10/6. Ông đề cập đến mối quan hệ "căng thẳng" gữa các nước Arab với Qatar.

Gabriel cho biết các cuộc hội đàm riêng trong tuần với người đồng cấp Arab Saudi, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, điện đàm với ngoại trưởng Iran và Kuwait càng củng cố cho lo ngại của ông.

"Tôi biết tình hình nghiêm trọng thế nào. Tuy nhiên, tôi cũng tin có cơ hội để có tiến triển", ông nói.

Trung Đông đang rơi vào cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn nhất trong những năm gần đây sau khi Arab Saudi và 8 nước khác cắt quan hệ với Qatar. Các quốc gia vùng Vịnh tố Doha hỗ trợ các nhóm cực đoan, đặc biệt là tổ chức Anh em Hồi giáo, Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và al-Qaeda. Niger ngày 10/6 rút đại sứ tại Qatar về nước cũng với cáo buộc tương tự. 

Ngoại trưởng Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cho biết việc cắt đứt quan hệ ngoại giao, cô lập Qatar nhằm buộc nước này thay đổi chính sách đối ngoại. Đáp lại, Ngoại trưởng Qatar đưa ra nhiều tuyên bố cứng rắn, cho rằng "không ai có thể bẻ gãy ý chí của Qatar".(Vnexpress)
---------------------------

Ông Trump có thể nhận tiền của nước ngoài

Bộ tư pháp Mỹ khẳng định tổng thống Donald Trump có thể nhận tiền từ chính phủ hoặc công ty nước ngoài mà không cần sự đồng ý trước của Quốc hội.

Đây là câu trả lời của chính phủ Mỹ đối với đơn kiện của nhóm giám sát Công dân vì trách nhiệm và đạo đức (CREW), cho rằng các công ty nước ngoài muốn làm ăn với công ty của gia đình Donald Trump vì muốn xu nịnh tổng thống Mỹ.

Đơn kiện được nộp lên toà án New York ngay sau buổi nhậm chức tổng thống của ông Trump, đòi chứng minh ông Trump vi phạm Điều khoản Thù lao trong Hiến pháp Mỹ về việc cấm tổng thống nhận tiền hay quà cáp từ chính phủ hay công ty nước ngoài mà không có sự đồng ý của Quốc hội.

nguoi my ung ho tong thong donald trump trong cuoc tuan hanh tai seattle ngay 10-6 - anh: reuters

Người Mỹ ủng hộ Tổng thống Donald Trump trong cuộc tuần hành tại Seattle ngày 10-6 - Ảnh: Reuters

Tuy nhiên hôm 10-6, bộ Tư pháp Mỹ cho rằng điều khoản này không áp dụng cho các giao dịch thương mại như hoá đơn khách sạn, phí câu lạc bộ golf, thuê văn phòng… và yêu cầu thẩm phán New York bác bỏ đơn kiện.

Theo bộ Tư pháp, nếu việc làm ăn của ông Trump là sai thì Mỹ có lẽ phải viết lại lịch sử rằng tổng thống George Washington cũng vi phạm Hiến pháp vì nhận tiền từ nước ngoài. Haytổng thống Barack Obama cũng từng nhận tiền cho những quyền sách ông viết, trong đó nhiều cuốn được giữ trong các thư viện ở nước ngoài.

Dù vậy, tuyên bố của cơ quan chức năng Mỹ không ngăn được nhóm CREW. “Phản ứng của chính phủ cho thấy rõ là họ không tin sẽ có ai bước ra toà và chấm dứt sự vi phạm Hiến pháp có hệ thống của tổng thống. Chúng tôi hoàn toàn bất đồng và chờ đợi ngày ra toà” - hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của nhóm này.

Trước khi nhậm chức, ông Trump đã cam kết sẽ chuyển tất cả tiền nhận từ chính phủ nước ngoài cho từ thiện. Tuy nhiên bên công ty của ông Trump không giải thích được việc tổng thống sẽ giữ cam kết bằng cách nào.

Theo đó, công ty của tổng thống không thể theo dõi các khoản chi trả của công ty hay chính phủ nước ngoài mà để các bên chi trả tự khai báo.(Tuoitre)
---------------------------

Tổng thống Trump: “Chúng ta đang bị bao vây”

Trong khi cả nước Mỹ hướng sự chú ý về ông Comey, thì ông Trump đang dự hội nghị thường niên của Faith và Freedom Coalition, một nhóm vận động do nhà lãnh đạo tôn giáo cánh hữu Ralph Reed thành lập.

"Chúng ta đang bị bao vây", ông Trump nói với những người ủng hộ. Tuy tránh bất kỳ lời nói trực tiếp nào đến phiên điều trần của ông Comey, vị tổng thống cho biết "những lợi ích sâu xa và những tiếng nói thất bại, cay đắng ở Washington sẽ làm mọi thứ” để ngăn chặn chính nghĩa.

Tổng thống Mỹ vẫn chưa trực tiếp nói gì về lời làm chứng của ông Comey

Ngoài lời nhận xét này, ông Trump khá “im hơi lặng tiếng” trong suốt buổi sáng thứ 5 (giờ Mỹ), một điều khá lạ đối với vị tổng thống luôn luôn “túc trực” trên Twitter để bày tỏ cảm nghĩ của mình về mọi việc này. Ngược lại, thành viên cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa liên tục lên mạng xã hội để chia sẻ phản ứng của mình về lời làm chứng của ông Comey.

Đảng Dân chủ bày tỏ lo ngại về việc ông Trump muốn gây áp lực lên vị cựu giám đốc FBI để dừng cuộc điều tra về những liên lạc giữa phụ tá của mình và Nga trong cuộc bầu cử năm 2016. Một số người còn cho rằng ông Trump nên bị điều tra vì tội “cản trở công lý”.

“Ông Trump và nhóm của mình tự mang ‘mây’ về. Không phải cuộc điều tra, mà chính hành động của họ mới là một đám mây”, thượng nghị sỹ Tim Kaine viết trên trang cá nhân, ám chỉ sự nhập nhằng của chính quyền ông Trump.

Ông Comey dự phiên điều trần trước quốc hội Mỹ ngày 8/6

Trong khi đó, đảng Cộng hòa ra sức bảo vệ vị tổng thống. “Ông Comey để lộ tin tức cho báo chí. Ông ta quá yếu đuối nên mới không chống lại được tổng thống”, cựu thống đốc bang Arkansas Mike Huckabee khẳng định.

Mạng xã hội Twitter tràn ngập những bài viết liên quan đến vụ điều trần cũng như phản ứng và nhận xét của các bên về lời làm chứng của ông Comey. Tích cực nhất là con trai của tổng thống, Donald Trump Jr. khi liên tục đưa ra những lời phân tích, nhận xét về bản khai của ông Comey cũng như để bảo vệ cha mình.(NDH)

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 11-06-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 11-06-2017

    Trung Quốc phản ứng khi Mỹ điều oanh tạc cơ đến Biển Đông; Trump có thể thắt chặt chính sách về Cuba; Báo Mỹ: Nga-Mỹ bí mật hội đàm về vùng an toàn ở Syria; Ông Trump phê chuẩn hiệp ước phòng thủ chung với NATO

  • Tin thế giới đáng chú ý 11-06-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 11-06-2017

    Nga kêu gọi đàm phán, giảm cô lập Qatar; Đặc nhiệm Mỹ hỗ trợ quân đội Philippines trấn áp phiến quân; Tổng thống Trump: Qatar tài trợ khủng bố ở mức rất cao; Biệt kích Afghanistan bắn chết hai lính Mỹ

Bài cùng chuyên mục