Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 11-06-2017

  • Cập nhật : 11/06/2017

Trung Quốc phản ứng khi Mỹ điều oanh tạc cơ đến Biển Đông

Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố nước này cảnh giác trước hoạt động mới của Mỹ ở Biển Đông.

hai oanh tac co my tuan tra o bien dong. anh: reuters

Hai oanh tạc cơ Mỹ tuần tra ở Biển Đông. Ảnh: Reuters

 

"Trung Quốc luôn duy trì sự cảnh giác và giám sát hiệu quả hoạt động quân sự của nước có liên quan ở Biển Đông", Reuters hôm nay dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, nhắc đến hoạt động của Mỹ.

Bắc Kinh đưa ra thông báo sau khi hai oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer của Mỹ thuộc Phi đội Oanh tạc số 9 ngày 8/6 đã tới Biển Đông để diễn tập cùng tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Sterett (DDG 104). Hai chiếc B-1B này đã thực hiện chuyến bay kéo dài 10 tiếng, xuất phát từ căn cứ Andersen ở Guam.

Cuộc diễn tập nhằm tăng cường khả năng phối hợp hoạt động thường xuyên giữa các lực lượng Mỹ bằng cách thực hiện các bài tập chiến thuật và kỹ năng tác chiến. Tuy nhiên quân đội Mỹ không tiết lộ cụ thể vị trí diễn ra cuộc diễn tập.

Cũng trong thông báo hôm nay, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay quân đội nước này "kiên quyết bảo đảm chủ quyền quốc gia, an ninh, hoà bình và ổn định ở khu vực".

Hôm 25/5, tàu khu trục USS Dewey của Mỹ đã tuần tra xung quanh Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa, trong chiến dịch được biết với tên gọi tự do hàng hải. Các quan chức Mỹ cho hay hoạt động này nhằm thể hiện rằng Trung Quốc không có quyền có lãnh hải ở khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm 3/6 tuyên bố Washington sẽ không chấp nhận việc Bắc Kinh quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông (Vnexpress)

-----------------------------------------

Trump có thể thắt chặt chính sách về Cuba

Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể ra chính sách mới thắt chặt hơn về du lịch và thương mại với Cuba.

tong thong my donald trump. anh: reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Tổng thống Donald Trump dự kiến tới Miami vào ngày 16/6 để thông báo chính sách mới với Cuba, thắt chặt hơn về du lịch và thương mại so với người tiền nhiệm Barack Obama, Reuters dẫn các nguồn tin hiểu vấn đề nói.

Các cố vấn của ông Trump gần như đã hoàn thành đánh giá toàn diện chính sách của Mỹ với Cuba. Họ có thể sẽ đưa ra khuyến nghị cho đội ngũ an ninh và tổng thống trong vài ngày tới, một quan chức Mỹ cho biết.

Mỹ cắt đứt quan hệ với Cuba từ năm 1961. Tháng 12/2014, ông Obama, khi đó còn là tổng thống Mỹ, tuyên bố tái lập quan hệ ngoại giao với nước láng giềng. Tháng 3/2016, Obama trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Cuba trong hơn 50 năm.(Vnexpress)
---------------------

Ông Trump phê chuẩn hiệp ước phòng thủ chung với NATO

Hơn nửa tháng sau khi trở về từ hội nghị NATO ở Bỉ, Tổng thống Mỹ Donald Trump mới cam kết tôn trọng Điều 5 về phòng thủ chung trong Hiệp ước NATO.

“Tôi cam kết Mỹ tôn trọng Điều 5, tất nhiên chúng tôi ở đây để bảo vệ. Đó là một lý do mà Mỹ đã chi số tiền rất cần thiết để có được một lực lượng rất, rất hùng mạnh và tôi muốn mọi người biết điều đó. Tôi tuyệt đối tuân thủ Điều 5” - ông Trump nói tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Romania Klaus Iohannis. Romania là một thành viên NATO.

Tổng thống Trump (phải) trong cuộc họp báo với Tổng thống Romania Klaus Iohannis tại Nhà Trắng ngày 9-6. Ảnh: REUTERS
Tổng thống Trump (phải) trong cuộc họp báo với Tổng thống Romania Klaus Iohannis tại Nhà Trắng ngày 9-6. Ảnh: REUTERS

Vài tháng nay, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis vẫn thường nói Mỹ tôn trọng nội dung phòng thủ chung. Tuy nhiên, việc ông Trump tránh đề cập nó khi tham dự hội nghị NATO tháng trước cộng với việc ông từng gọi NATO là một tổ chức “lỗi thời” đã khiến các thành viên lo ngại. Trong lịch sử NATO chỉ mới một lần kích hoạt nội dung phòng thủ chung, đó là sau vụ tấn công khủng bố 11-9-2001 ở Mỹ.

Lời cam kết này của ông Trump sẽ là một sự trấn an lớn với các thành viên NATO vốn đang rất hoang mang về vai trò của Mỹ.

Rời NATO sau khi để lại sự băn khoăn cho các nước thành viên, ông Trump dự hội nghị G7 với các bất đồng về thương mại và biến đổi khí hậu. Việc Thủ tướng Đức Angela Merkel sau hội nghị đã nói châu Âu giờ “phải tự nắm lấy vận mệnh mình”, thôi trông chờ vào Mỹ cho thấy mức độ hoang mang của khối với ông Trump. Sự thất vọng này càng tăng khi vài ngày sau đó ông Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Mới nhất, Canada cho biết sẽ tăng cường quân đội, thôi trông chờ vào Mỹ. 

Có thể thấy trong lúc cam kết tôn trọng phòng thủ chung, ông Trump cũng gián tiếp nhắc nhở NATO chuyện tiền nong. Mức chi tiêu cho quốc phòng của các nước thành viên là một vấn đề lớn ông Trump quan tâm tại NATO. Hầu như ông không bỏ qua cơ hội nào để làm áp lực buộc các nước NATO phải đáp ứng mức chi tiêu 2% GDP cho quốc phòng như đã thỏa thuận.(PLO)

 

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 11-06-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 11-06-2017

    Nga kêu gọi đàm phán, giảm cô lập Qatar; Đặc nhiệm Mỹ hỗ trợ quân đội Philippines trấn áp phiến quân; Tổng thống Trump: Qatar tài trợ khủng bố ở mức rất cao; Biệt kích Afghanistan bắn chết hai lính Mỹ

  • Tin thế giới đáng chú ý  trưa 10-06-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 10-06-2017

    3 nước Đông Nam Á hợp tác quân sự chống khủng bố; Đại sứ Philippines tiết lộ kế hoạch mua vũ khí Nga; Trung Quốc có thể xây căn cứ quân sự tại Pakistan

Bài cùng chuyên mục