Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý 01-09-2017
- Cập nhật : 01/09/2017
Quan hệ Nga-Mỹ không tốt lên, Điện Kremlin tiết lộ bí mật
Điện Kremlin đưa ra các chi tiết cho thấy đội ngũ thân cận của ông Trump đã cố gắng liên hệ với Thư ký Tổng thống Putin.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 30/8 đã tiết lộ một thông tin bất ngờ liên quan tới mối liên hệ giữa ông Trump và Nga đang được báo chí Mỹ đồn đại.
Theo đó, ông Peskov khẳng định đã nhận được một bức thư điện tử hồi tháng 1/2016 từ một cố vấn của ông Donald Trump liên quan tới dự án bất động sản ở Moscow.
Thời điểm đó, ông Trump đang chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ.
"Tôi có thể khẳng định rằng trong số hàng loạt thư điện tử (mà tôi nhận được) có một thư của ngài Michael Cohen. Điều này thực sự đã xảy ra" - ông Peskov nói.
Ông Michael Cohen được Washington Post mô tả là một trong các cố vấn thương mại thân cận nhất của ông Trump. Ông được biết đã gửi thư điện tử cho người phát ngôn Điện Kremlin để tìm kiếm sự hỗ trợ nhằm thúc đẩy dự án phát triển Tháp Trump đang bị đình trệ ở Moscow.
Báo chí Mỹ có được thông tin này trong khi phát hiện ra ngày càng nhiều các mối liên hệ làm ăn giữa Tập đoàn Trump với Nga, đặc biệt là khi ông Trump đang trong chiến dịch vận động chức Tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, nội dung bức điện tử theo mô tả của ông Peskov dường như không ảnh hưởng tới các vấn đề chính trị.
Cụ thể, ông Cohen đã gửi thư cho Thư ký Tổng thống Putin nhưng không được phúc đáp.
Theo ông Peskov, lá thư điện tử của ông Cohen đã trôi khỏi sự chú ý của người phát ngôn Điện Kremlin.
Ông Peskov khẳng định, ông đã thấy bức thư trên trong số nhiều thư khác mà ông nhận hàng ngày, song ông đã không phúc đáp vì đề nghị này không nằm trong dạng công việc mà ông phải giải quyết trên cương vị là người phát ngôn Điện Kremlin.
Một thông tin khác liên quan tới mối quan hệ giữa Nga và ông Trump là ái nữ nhà Tổng thống Mỹ đã có dịp tới thăm Moscow và thậm chí còn là người vinh dự được ngồi lên chiếc ghế mềm của Tổng thống Putin.
Tờ New York Times đã dẫn theo các tiết lộ của một nhà kinh doanh Mỹ Felix Sater khi nói về dịp may hiếm có trong chuyến thăm của ái nữ của Tổng thống Mỹ đến Moscow, cô đã được tham quan văn phòng làm việc của Tổng thống Putin, kể cả việc cô được vinh dự ngồi lên ghế bành của ông Vladimir Putin.
Điện Kremlin ngay lập tức bác bỏ thông tin được giới truyền thông Mỹ loan báo.
Thư ký của Tổng thống Putin, ông Peskov khẳng địnhh: "Không, không phải như vậy".
Cuộc chiến truyền thông trong việc tìm kiếm các bằng chứng liên quan tới mối liên hệ giữa Nga và Tổng thống Trump vẫn chưa nguôi kể từ khi Nhà Trắng và Thượng viện Mỹ mở cuộc điều tra về nội dung này.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng, ông lạc quan về mối quan hệ Nga- Mỹ và đánh giá rằng, mối quan hệ này sẽ hòa thuận. Tuyên bố đưa ra sau gần 1 tháng Tổng thống Mỹ tuyên bố về các lệnh trừng phạt mới nhằm vào nước Nga và nói quan hệ hai nước đang ở mức rất nguy hiểm.
Việc phát ngôn mâu thuẫn đặc biệt là liên quan tới mối quan hệ Nga- Mỹ đã được ông Trump nhiều lần thể hiện trước báo giới và trên cả trang Twitter cá nhân của mình. Trong chiến dịch tranh cử, ông đã nhiều lần khẳng định sẽ tiếp tục chính sách cải thiện quan hệ với Nga.
Việc "nói mà không làm" đó đã nhiều lần khiến Moscow hụt hẫng và Thư ký của Tổng thống Putin chỉ làm điều mà ông lựa chọn, đó là: Nói thật.(Baodatviet)
---------------------
Phóng viên Nga bị bắt cóc tại Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ngày 30/8, Bộ Ngoại giao Nga đã ra thông cáo khẳng định vụ bắt cóc và trục xuất nữ phóng viên Anna Kurbatova của Kênh truyền hình số 1 của Nga tại Ukraine là "hành động khiêu khích có chủ ý".
Thông cáo nhấn mạnh: “Vụ bắt cóc nữ phóng viên Kurbatova của kênh truyền hình số 1 và buộc phải trục xuất về Nga rõ ràng không phải là vụ việc tình cờ xảy ra mà là hành động khiêu khích có chủ ý do các nhân viên an ninh Ukraine và lực lượng cực đoan dân tộc gây ra”.
Bộ Ngoại giao Nga hy vọng các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế và các tổ chức quốc tế khác bảo vệ quyền lợi của các nhà báo tại Ukraine có phản ứng trước vụ việc của nhà báo Kurbatova.
Trước đó cùng ngày, Kênh truyền hình số 1 đưa tin nhà báo Kurbatova đã bị một nhóm người không rõ danh tính bắt cóc tại Kiev, đưa vào ôtô và chở đi. Kênh truyền hình số 1 cho rằng nữ phóng viên này có thể bị các nhân viên Cơ quan An ninh Ukraine bắt giữ.
Trong khi đó, Thư ký báo chí cơ quan trên Elena Gitlyanskaya viết trên trang facebook cá nhân rằng phóng viên Kurbatova sẽ buộc phải quay trở lại Nga và hiện các thủ tục trục xuất nữ phóng viên này được xúc tiến.
Cơ quan của đại diện Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) về tự do truyền thông cũng đã lên tiếng kêu gọi Ukraine không bắt giữ và trục xuất các phóng viên tới từ các quốc gia thuộc OSCE.(TTXVN)
-------------------------
Nga chế tạo siêu ngư lôi hạt nhân có thể gây sóng thần cao 30m
Theo các nhà phân tích quân sự, thiết kế của ngư lôi hạt nhân Status-6 làm gợi nhớ đến mẫu ngư lôi tấn công hạt nhân T-15 thời Liên Xô.
Ngư lôi hạt nhân Status-6
Trong những năm 1950, Nga đã lên kế hoạch chế tạo ngư lôi hạt nhân T-15 có sức công phá hủy diệt. Ngư lôi này dài tới 24 mét và nặng 40 tấn, trang bị đầu đạn nhiệt hạch. Vì kích thước khổng lồ nên T-15 chỉ có tầm bắn 25km, đạt tốc độ 55km/giờ.
Tàu ngầm Liên Xô khi đó nếu trang bị T-15 chỉ có thể mang theo duy nhất một loại vũ khí này. T-15 được cho là có đủ khả năng gây ra một cơn sóng thần khổng lồ phá hủy các khu vực ven biển của đối phương. Theo giới phân tích vũ khí này có thể san phẳng một thành phố ven biển của Mỹ. Những cơn sóng thần do T-15 tạo ra còn hủy diệt phần lớn căn cứ hải quân Mỹ và các tàu neo gần đó.
Sự tồn tại của Status-6 được tiết lộ lần đầu tiên vào năm ngoái khi hình ảnh bên trong một trang tài liệu chương trình phát triển vũ khí răn đe hạt nhân mới của Nga vô tình lọt vào khung hình máy quay của một kênh truyền hình Nga. Và hình ảnh trên được quay bên trong một cuộc họp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với các quan chức quốc phòng nước này tại Sochi. Một số nhà phân tích cho rằng hình ảnh Status-6 bị rò rỉ không phải là một sự cố ngẫu nhiên mà nó là một thông điệp cho Washington về khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga.
Trang Sputnik mới đây đăng tải nhận định của nhà quan sát quân sự Nga Andrei Kotz về 5 mẫu tàu ngầm có sức mạnh tối thượng trên thế giới. Tàu ngầm bí ẩn nhất trong số này là mẫu Status-6, vốn chưa từng công khai xuất hiện trên truyền thông.
Theo chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin, Status-6 chính là tàu ngầm không người lái mang đầu đạn hạt nhân. Thông tin về Status-6 hiện vẫn chưa rõ ràng. Đây có thể là tàu ngầm không người lái mang đầu đạn hạt nhân hoặc tàu ngầm hạt nhân có khả năng phóng ngư lôi Status-6.
Cuối năm ngoái, Lầu Năm Góc lần đầu thừa nhận sự xuất hiện của Status-6 khi có thông tin Nga đã thử nghiệm loại siêu vũ khí này trước đó một tháng. Và các quan chức Lầu Năm Góc khi đó nói rằng, đây là mối đe dọa chiến lược lớn nhất từ trước tới nay đối với các hải cảng và căn cứ quân sự ven biển của Mỹ. Mỹ thừa nhận Status-6 chính là một tàu ngầm hạt nhân có sức công phá lên tới 100 Mt, gấp hơn 6 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống thành phố ở Nhật Bản.(VTC)
Thông số kỹ thuật của ngư lôi
--------------------------
Thủ tướng Anh bác tin đồn rút khỏi chính trường
Thủ tướng Anh Theresa May khẳng định bà sẽ lãnh đạo đảng Bảo thủ trong cuộc tổng tuyển cử tiếp theo ở "xứ sở sương mù".
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi có thông tin rằng bà đang tính chuyện rút lui sau khi Anh rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, vào năm 2019.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Sky News trong chuyến thăm Nhật Bản ngày 31/8, Thủ tướng May khẳng định những tin đồn trên "hoàn toàn không có cơ sở".
Khi được hỏi về ý định của bà lãnh đạo đảng Bảo thủ bước vào cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra năm 2022, bà khẳng định "sẽ tiếp tục lãnh đạo đảng lâu dài".
Thủ tướng May cho biết thêm rằng bà và chính phủ đương nhiệm không chỉ nỗ lực có dược một "cuộc ly dị" có lợi cho nước Anh, mà còn đem đến tương lai tương sáng cho Vương quốc Anh.
Bà nhấn mạnh mục tiêu lâu dài là "đảm bảo 'nước Anh toàn cầu' có thể có chỗ đứng trong thế giới, tiến hành giao thương trên khắp thế giới, đồng thời giải quyết tình trạng bất công trong nước để đảm bảo nước Anh không chỉ mạnh hơn, mang tính toàn cầu hơn mà còn công bằng hơn trong tương lai".
Thủ tướng May đã kêu gọi tổng tuyển cử trước thời hạn hồi tháng 6 vừa qua, với hy vọng tăng thế đa số mong manh của đảng Bảo thủ tại Quốc hội và củng bố sức mạnh của đảng cầm quyền trước khi bước vào các cuộc đàm phán về Brexit.
Tuy nhiên, sự "đặt cược" này của bà đã không thành khi đảng Bảo thủ không giành được đa số quá bán 326/650 ghế cần thiết để thành lập chính phủ và buộc phải liên minh với đảng Liên minh Dân chủ (DUP – đảng chính trị lớn nhất Bắc Ireland, có đường lối thân Anh hiện giữ 10 ghế trong Quốc hội mới) để tiếp tục lãnh đạo.
Trước mắt, bà May có thể phải đối mặt với một thời kỳ khó khăn trong hội nghị thường niên của đảng Bảo thủ vào tháng 9 tới. Một số nghị sĩ đang tức giận vì thất bại của đảng này trong cuộc bầu cử vừa qua.(TTXVN)