Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách châu Á Thái Bình Dương Randall Schriver ngày 16/8 khẳng định: Mỹ sẽ không cho phép Bắc Kinh "viết lại luật lệ" ở Biển Đôngvà sẽ yểm trợ đồng minh Philippines chống Trung Quốc xâm lấn. Theo trang mạng Philippines Rappler, ông Schriver đã tuyên bố như trong cuộc họp báo tại Manila.
Mỹ-Trung cải thiện quan hệ không đe dọa Nhật Bản?
- Cập nhật : 12/02/2017
Nhật Bản liệu có tin tưởng rằng dù vẫn nằm dưới ô an ninh bảo hộ của Mỹ nhưng Nhật Bản sẽ an toàn nếu Trung Quốc- Mỹ bắt tay.
Ngày 10/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh chính thức đầu tiên với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Nhà Trắng, trong đó hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về nhiều vấn đề liên quan đến thương mại và quan hệ an ninh giữa hai nước.
Tại cuộc gặp, Tổng thống Donald Trump đã nhấn mạnh tới mối quan hệ sâu sắc giữa hai nước, đồng thời khẳng định cam kết của Washington đối với an ninh Nhật Bản.
Cam kết về bảo vệ Nhật Bản của Mỹ cũng sẽ được áp dụng cho quần đảo Senkaku hiện do Tokyo kiểm soát trong khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
Trong chuyến thăm, ông Trump cũng mô tả về cuộc điện đàm giữa ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “rất thân thiện.” Tổng thống Mỹ khẳng định việc quan hệ Mỹ-Trung được cải thiện không phải là mối đe dọa đối với Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng khẳng định, ông sẽ thảo luận về một số vấn đề về kinh tế và thương mại với Tổng thống Trump. Ông Abe cũng bày tỏ “sự lạc quan” về những kết quả thuận lợi sau cuộc đối thoại này.
Thủ tướng Abe khẳng định ông hoàn toàn nắm rõ việc ông Trump quyết định rút lui khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tuy nhiên Nhật Bản và Mỹ đã nhất trí về một khuôn khổ mới liên quan đến đối thoại kinh tế.
Dù cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Mỹ Donald Trump đều thể hiện sự lạc quan giữa hai nước trong bối cảnh mối quan hệ song phương bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng thuộc lĩnh vực thương mại và quốc phòng, những trấn an của Mỹ không chắc sẽ làm Tokyo yên lòng.
Việc ông Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Hiệp định TPP mà Nhật Bản đã hết sức tâm huyết là một cú sốc lớn dù phía Mỹ tuyên bố muốn có một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) song phương với Tokyo.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã để ngỏ cánh cửa đàm phán FTA với Mỹ, nhưng các quan chức Nhật Bản lo lắng các cuộc đàm phán như vậy có thể làm tăng áp lực vào các lĩnh vực nhạy cảm như nông nghiệp, đem lại ít lợi ích kinh tế cho Nhật Bản.
Tokyo và Washington thực tế đã có một cơ chế cấp chính phủ cho các cuộc hội đàm an ninh, là các cuộc hội đàm “2+2” giữa các bộ trưởng quốc phòng và ngoại trưởng. Các thỏa thuận kinh tế khung sẽ do Phó Thủ tướng Nhật Aso và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence chịu trách nhiệm, với trọng tâm là xây dựng chính sách thương mại và các biện pháp để thúc đẩy tạo việc làm cho phía Mỹ.
Trước chuyến thăm này, nhà lãnh đạo Nhật Bản được cho là sẽ đưa ra các đề xuất nhằm tạo ra 700.000 cơ hội việc làm thông qua gói đầu tư cơ sở hạ tầng công-tư như xe lửa tốc độ cao.
Đương nhiên, nếu so sánh giữa \FTA và TPP, Nhật Bản sẽ ít có lợi ích hơn. Các nhà hoạch định chính sách Nhật chưa thể yên tâm khi cho rằng, việc ông Trump rút khỏi Hiệp ước đối tác xuyên Đại Tây Dương (TPP) sẽ tác động không nhỏ tới kế hoạch hồi sinh nền kinh tế Nhật của Thủ tướng Abe.
Chính sách kinh tế mang tên Abenomics phụ thuộc vào sự kết hợp giữa những gói kích thích tài chính, chính sách nới lỏng tiền tệ và các cải cách về cấu trúc. TPP được xem là lực đẩy quan trọng nhằm giúp hiện đại hóa nền kinh tế Nhật và đảm bảo sự tiếp cận vào thị trường mới cho các công ty của Nhật.
Do vậy, việc TPP “chết yểu” chẳng khác nào tước đi của Tokyo một vũ khí mạnh, cũng như xóa bỏ động cơ nhằm buộc Trung Quốc- nước vốn không tham gia TPP- phải tôn trọng các chuẩn mực kinh tế khu vực.
Thêm nữa, khi không còn TPP, ông Abe đang phải tìm đến các thỏa thuận thương mại thay thế, với những quy định quản lý yếu hơn và ít lợi ích kinh tế hơn, như thỏa thuận Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà Trung Quốc đứng đầu.
Ô bảo vệ đồng minh Mỹ-Nhật bị sứt mẻ
Bên cạnh vấn đề kinh tế, trong lĩnh vực an ninh- quốc phòng, Tổng thống Donald Trump từng nói với các đồng minh kể cả EU và Nhật Bản rằng muốn được bảo hộ an ninh thì phải... đóng thêm tiền.
Đây ắt hẳn cũng sẽ là lời mà người Nhật Bản e ngại.
Trong chuyến thăm hồi tuần trước tới Nhật Bản, tân Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã mô tả Nhật như "một hình mẫu về sự chia sẻ chi phí và gánh nặng" trong hoạt động an ninh quốc phòng, đồng thời đảm bảo Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện hiệp ước an ninh giữa hai bên, duy trì lực lượng quân đội Mỹ tại các căn cứ quân sự ở Okinawa và những nơi khác của Nhật.
Lầu Năm Góc đã được rót ngân sách khoảng 5,5 tỉ USD cho các hoạt động quân sự ở Nhật năm nay. Nhật Bản cũng dự kiến sẽ chi khoảng 1,8 tỉ USD để hỗ trợ hoạt động của các căn cứ quân sự, cộng thêm ít nhất 4 tỉ USD cho những chi phí liên quan.
Như vậy, Nhật Bản vẫn đang thiệt thòi hơn nhiều so với chính quyền cũ của Tổng thống Barack Obama. Các chi phí an ninh quốc phòng tăng trong thời kỳ kinh tế chịu ảnh hưởng sâu sắc từ sắc lệnh rút lui khỏi TPP cùng với sự thân thiết gần nhau của chính quyền Tổng thống Donald Trump và Trung Quốc càng khiến các hy vọng của Nhật Bản mong manh.
Nếu chỉ xét riêng lời của Tổng thống Trump trong buổi sáng ngày 10/2 rằng, việc kết giao Mỹ-Trung được cải thiện sẽ ít có ảnh hưởng tới Nhật Bản, thực chất chỉ là lời trấn an với người được cho là đồng minh của Mỹ ở châu Á. Khi Trung Quốc và Hoa Kỳ kết hợp, Nhật Bản chắc chắn sẽ phải tính toán phương án khác.
Kim Hoa
Theo Báo Đất Việt