Tin Biển Đông

 
 
 

Châu Á ngày càng được quan tâm

  • Cập nhật : 12/10/2016

Trong bối cảnh kinh tế châu Âu và thế giới khủng hoảng, châu Á nổi lên trở thành khu vực quan trọng. Vì thế, các nước đang có những chính sách hướng về châu Á sau Mỹ và Nga.

Nước Mỹ đã tuyên bố tái khẳng định sự hiện diện tại châu Á. Nga đang có những chính sách phát triển vùng viễn Đông làm nền tảng bước vào châu Á. Tổng thống Nga Putin vừa đề nghị các tập đoàn khí đốt lớn của Nga chuyển dịch trọng tâm xuất khẩu từ châu Âu sang phương Đông để có thể tận dụng được sự nổi lên của các nền kinh khu vực này và đã lên kế hoạch xuất khẩu khí hóa lỏng sang Ấn Độ, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Thủ tướng Julia Gillard phát biểu trong buổi công bố sách trắng
Thủ tướng Julia Gillard phát biểu trong buổi công bố sách trắng
"Australia trong thế kỷ châu Á"

"Australia trong thế kỷ châu Á"

Thủ tướng Australia - Julia Gillard mới công bố chiến lược ngoại giao trọng điểm với nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Kế hoạch này được cụ thể hóa trong sách trắng của Chính phủ Australia dày 312 trang mang tên "Australia trong thế kỷ châu Á". Phát biểu trong buổi công bố sách trắng tại Viện Lowy Sydney ngày 28/10, bà Gillard cho biết: "Khi châu Á sẽ trở thành nơi tập trung phần lớn tầng lớp trung lưu của thế giới trong 20 năm tới thì đây là thời điểm lịch sử để nắm lấy cơ hội”. Tầng lớp trung lưu châu Á được dự báo vượt con số 2,5 tỷ người vào năm 2030 và chiếm khoảng 60% lượng tiêu thụ của tầng lớp trung lưu toàn cầu. “Châu Á đang gây kinh ngạc cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Australia có nhiều cơ hội và thách thức ở khu vực này. Tương lai của Australia sẽ được định đoạt bởi những lựa chọn và cách chúng ta hòa nhập với khu vực châu Á”, bà nói.

Là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Australia nằm trong 11 quốc gia đang đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương nhằm tự do hóa thương mại trong khu vực.

Đức thu hút lao động Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam

Theo mạng tin n-tv (Đức) ngày 28/10, các viện nghiên cứu kinh tế hàng đầu của Đức dự đoán nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Âu này có nguy cơ tiếp tục bị đình đốn. Dự báo GDP của Đức năm nay và năm 2013 chỉ đạt 0,8% và 1,0% so với 4,2% và 3,0% của năm 2010 và 2011.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng kinh tế Đức Philipp Roesler muốn thu hút lao động từ Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng kinh tế Đức Philipp Roesler muốn thu hút lao động từ Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam.

Tuy nhiên, vẫn có những hy vọng như: mức lãi suất thấp của ngân hàng Trung ương; Chính phủ đưa ra mục tiêu cân bằng ngân sách vào năm 2015 - 2016 (sẽ không có vay nợ mới); Thu thuế năm 2014 có thể tăng bất ngờ và khả năng cạnh tranh cao của các doanh nghiệp Đức... sẽ tạo ra nền tảng cho sự phát triển trở lại của kinh tế Đức trong những năm tới.

Để đạt được mục tiêu này, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng kinh tế Liên bang - Philipp Roesler kêu gọi Chính phủ liên minh gồm các đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo và Đảng Dân chủ tự do (CDU/CSU và FDP) phải có hành động chung để xóa bỏ tình trạng vay nợ mới do thâm hụt ngân sách. Một yếu tố khác nữa được xác định đó là nước Đức đang thiếu lao động. Bộ Kinh tế liên bang dự báo đến năm 2025, lực lượng lao động Đức sẽ giảm ít nhất 6 triệu người. Để bù đắp vào lỗ hổng đó, mỗi năm nước Đức cần phải nhập cư 200.000 lao động lành nghề từ nước ngoài.

Mạng tin n-tv cũng cho biết, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng kinh tế - Philipp Roesler mới thăm Việt Nam cuối tháng 9/2012 vừa thông báo ở Berlin rằng, Chính phủ Liên bang Đức có chương trình tuyển dụng lao động lành nghề tới làm việc ở Đức mà trọng tâm là từ các nước Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam trong các lĩnh vực toán học, công nghệ tin học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Ông Roesler nhấn mạnh: “Chúng tôi mong muốn lực lượng lao động lành nghề châu Á tới làm việc tại Đức”, đồng thời ông cho biết, Hiệp hội Hợp tác quốc tế (GIZ) của Đức sẽ chịu trách nhiệm triển khai chương trình này.

Xanyba Nguyễn - Q. Tuấn (Tổng hợp)
Theo GTVT

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục