Tin Biển Đông

 
 
 

Bắc Kinh coi đa phương là 'con ngựa thành Troy'

  • Cập nhật : 12/10/2016

Bắc Kinh thường coi quan hệ hợp tác đa phương là một "con ngựa thành Troy" chỉ nhằm tăng cường lợi ích của Mỹ và phương Tây.
 

 

Trung Quốc đã gạt đi những lời mời gia nhập các tổ chức như IEA, dù các quan chức Mỹ và IEA công khai ủng hộ Trung Quốc trở thành thành viên đặc biệt của Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD). Một lý do khiến Trung Quốc im lặng là trách nhiệm phải minh bạch hơn về các thỏa thuận năng lượng với các nước khác (đặc biệt là với Sudan và Iran). Bắc Kinh thường coi quan hệ hợp tác đa phương là một "con ngựa thành Troy" chỉ nhằm tăng cường lợi ích của Mỹ và phương Tây.

Tác động hạn chế của các thị trường năng lượng

Dù các NOCs của Trung Quốc đã bán một lượng lớn cổ phiếu dầu của họ ở nước ngoài trên các thị trường trong nước và quốc tế, nhưng việc này cũng chỉ làm dịu đôi chút những lo ngại rằng Trung Quốc có thể lại tìm kiếm nguồn cung cổ phiếu dầu và có thể lũng đoạn nguồn cung cho các thị trường khác trong tương lai. Sau cùng, chính sách "vươn ra toàn cầu" rõ ràng là một bộ phận trong chiến lược an ninh năng lượng của nước này.

NOCs được sử dụng ở một mức độ nào đó như các công cụ của nhà nước, vì Bắc Kinh đưa ra chỉ dẫn định kỳ cho các ngân hàng nhà nước nhằm tăng các khoản cho vay giá rẻ cho các NOCs này. Trong vụ cơ quan Nghiên cứu Địa chiến lược Dầu của Trung Quốc đánh sập các thị trường dầu mỏ, yêu cầu chính trị phải có tăng trưởng kinh tế có thể đồng nghĩa với việc cần đủ cổ phiếu dầu ở nước ngoài để chuyển hướng chúng về thị trường trong nước, nhằm giảm nhẹ tác động trong trường hợp các hoạt động kinh tế bị ngắt quãng. Tuy nhiên, ngay cả khi một số người hoài nghi rằng Trung Quốc sẽ đáp trả theo cách này, họ sẽ sai lầm khi quá cảnh giác về tác động của hành động đó trên các thị trường năng lượng của chính mình.

Các con số sẽ nói lên cả câu chuyện. Năm 2010, cổ phiếu sản xuất dầu ở nước ngoài của Bắc Kinh vào khoảng 1,37 triệu/ngày, chỉ đạt 28% nhu cầu nhập khẩu hàng ngày của họ. Sản lượng của 10 nhà sản xuất dầu lớn nhất tiếp theo (không kể Trung Quốc) vào khoảng 62,37 triệu thùng/ngày. Tổng xuất khẩu dầu toàn cầu khoảng 64 triệu thùng/ngày.

Theo ước tính trên, cổ phiếu dầu ở nước ngoài mà NOCs Trung Quốc nắm giữ chỉ chiếm 2% tổng dầu xuất khẩu mỗi năm. Đến tận năm 2020, những con số lạc quan nhất cũng chỉ cho thấy cổ phiếu sản xuất dầu ở nước ngoài của Trung Quốc đạt 2 triệu thùng/ngày. Các ước tính cho thấy nguồn cung dầu toàn cầu ngang mức 70 triệu thùng/ngày vào thời điểm đó, với mức sản lượng ổn định như vậy cho tới năm 2035.

Dù các ước tính trong tương lai trên không thể tính hết mọi nhân tố (như khi khai thác ở một số mỏ đạt đỉnh, rối loạn ở các nước sản xuất dầu...) nhưng điều quan trọng là khả năng Bắc Kinh lũng đoạn nguồn cung toàn cầu và gia tăng bất ổn lên các nước khác bằng cách tìm kiếm dầu ở nước ngoài còn xa mới đạt tới mức mà một số người cảnh báo.

Còn lượng dầu dự trữ? Trong tổng số ước tính 1.300 tỷ thùng dầu dự trữ đã được khẳng định, hơn một nửa nằm ở Trung Đông, và tiếp theo là ở Mỹ Latinh và Bắc Mỹ. (Châu Phi có thể chiếm 15% chữ lượng hiện nay). Các nhà xuất khẩu dầu chính tại Trung Đông - như Arập Xêút, Iraq và Kuwait - cộng với các nhà xuất khẩu dầu lớn khác như Brazil, đang sử dụng các SOEs của mình để bảo vệ lợi ích quốc gia trong vai trò các nhà xuất khẩu dầu chính của thế giới.

Để Bắc Kinh thực hiện được chính sách lũng đoạn các thị trường quốc tế, các NOCs của Trung Quốc sẽ phải chế ngự được các tác nhân lớn nhất ở Trung Đông bằng việc kiểm soát các tài sản liên quan đến dầu tại các nước như Arập Xêút.

Nhưng không một quốc gia xuất khẩu dầu lớn nào trong số này muốn gặp phải các vấn đề về địa chính trị và hay rối loạn kinh tế xuất phát từ việc cho phép một nhà nhập khẩu dầu - kể cả Trung Quốc - nắm khối lượng lớn nguồn cung. Trong số tất cả các nước sản xuất dầu ở Trung Đông, chỉ Iraq và Oman đã cho phép các NOCs của Trung Quốc nắm giữ cổ phần trong các tài sản về dầu, và chỉ với một lượng nhỏ.

Các thỏa thuận cho vay đổi dầu của Trung Quốc ở những nước như Iran và Nga có thể là lời cảnh báo đối với một số nước, làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc sẽ có thể chặn các nguồn cung dầu ngay cả khi các NOCs của nước này không sở hữu một tỷ lệ lớn tài sản về dầu này.

Từ năm 2009, Bắc Kinh đã ký kết ít nhất 12 thỏa thuận cho vay đổi dầu như vậy với các công ty ở Nga và Venezuela, theo đó, người ta hứa bán một lượng lớn dầu đã thỏa thuận từ các mỏ dầu được chọn lọc cho Trung Quốc (thay vì đưa ra thị trường quốc tế hay bán cho các nước khác).

Bắc Kinh đã tạo điều kiện để ký các thỏa thuận tương tự giữa các NOCs Trung Quốc với các công ty dầu ở Angola, Bolivia, Brazil, Ecuador, Ghana, Kazakhstan, Russia, Turkmenistan, và Venezuela. Đến cuối năm 2010, các thỏa thuận "khóa nguồn cung" như vậy đã có trị giá lên tới ít nhất 90 tỷ USD.

Một cuộc điều tra kỹ hơn các thông tin về các thỏa thuận cho vay đổi dầu cho thấy các giàn xếp này không đủ để đe dọa nguồn cung dành cho các nước nhập khẩu dầu lớn khác.

Các thỏa thuận cho vay dài hạn đổi dầu lớn nhất được ký từ năm 2009 bao gồm thỏa thuận trị giá 10 tỷ USD ký với Brazil hồi tháng 2/2009, thỏa thuận trị giá 4 tỷ USD với Venezuela cùng thời gian này, và một thỏa thuận trị giá 15 tỷ USD ký với Kazakhstan hồi tháng 4 cùng năm. Theo các thỏa thuận này, các NOCs của Trung Quốc được mua tương ứng 200.000-250.000; 200.000; và 300.000 thùng dầu mỗi ngày theo giá thị trường.

Các thỏa thuận khác bao gồm kế hoạch cho vay dài hạn 10 tỷ USD để giúp các công ty nhà nước tại Venezuela phát triển mỏ dầu Junin 4, nơi có thể sản xuất 2,9 tỷ thùng dầu trong vòng 25 năm tới (tức là khoảng 317.000 thùng/ngày).

Một lần nữa, khả năng Trung Quốc lũng đoạn nguồn cung một cách đáng kể đối với các nước nhập khẩu dầu lớn là cực kỳ hạn chế. Cuối cùng, nhiều mỏ dầu hiện đã sản xuất đến mức đỉnh, cần tìm kiếm các mỏ dầu mới để đáp ứng nhu cầu về dầu mỏ ngày càng cao. IEA dự báo sản lượng dầu thô tại các mỏ dầu hiện nay (với mức 69 triệu thùng/ngày vào năm 2010) sẽ chỉ còn 22 triệu thùng vào năm 2035. Điều này có nghĩa là khả năng tăng thêm từ các mỏ dầu mới sẽ phải lên tới mức 17 triệu thùng/ngày vào năm 2020, và 47 triệu thùng/ngày vào năm 2035.

Từ năm 2010-2035, Iraq, Arập Xêút, Kuwait, Brazil, và Kazakhstan vẫn có thể tăng sản lượng từ các mỏ dầu mới. Các nước như Trung Quốc, Nga và Venezuela dự kiến phải chịu cảnh sản lượng dầu giảm mạnh trong giai đoạn này. Châu Phi, nơi sẽ cung cấp khoảng 12% tài nguyên dầu toàn cầu cho tới năm 2035 (dựa trên nguồn dầu mỏ có thể khai thác), sẽ không phải là một tác nhân chủ đạo trong tương lai. Từ nay về sau, các quốc gia được cho là sẵn lòng bán tài sản dầu lớn cho các NOCs của Trung Quốc sẽ không còn giữ vai trò lớn trong nguồn cung ứng dầu toàn cầu.

Tác động thực của ngoại giao dầu lửa

Những người hoài nghi về sự sáng suốt trong cách tiếp cận địa chiến lược của Trung Quốc về an ninh năng lượng, đặc biệt là dầu lửa, ngày càng tăng. Các chuyên gia hiện cho rằng các mục tiêu an ninh năng lượng của Trung Quốc đã đạt được tốt hơn thông qua sự tham gia đầy đủ hơn của nước này vào các thị trường hàng hóa toàn cầu, trong khi những người khác cho rằng ngoại giao dầu lửa của Bắc Kinh đang hướng gần hơn tới các nước nhỏ, việc này không có lợi cho Trung Quốc.

Các NOCs của Trung Quốc thường trả một khoản phí cao cho cổ phiếu dầu, nhưng rốt cuộc bán nhiều dầu cho các thị trường hàng hóa địa phương và khu vực vì chi phí vận chuyển, và khả năng lọc dầu trong nước còn kém khiến chi phí vận chuyển các tài sản này về Trung Quốc trở nên đắt đỏ. Các thỏa thuận cho vay đổi dầu gắn với nguy cơ cao về chính trị và kinh tế, như đã nói ở trên. Bất chấp quy mô lớn của mình, ba gã khổng lồ NOCs của Trung Quốc vẫn thiếu công nghệ và kinh nghiệm so với các đối thủ quốc tế - tức là việc khai thác, tách và lọc, rồi đến phân phối dầu mỏ vẫn được tiến hành chưa hiệu quả và quá đắt đỏ so với các tiêu chuẩn quốc tế. Đây là bằng chứng nhỏ cho thấy Mỹ sẵn lòng và có thể lũng đoạn các thị trường năng lượng quốc tế gây tổn hại tới Trung Quốc.

Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ khăng khăng chống lại một cách tiếp cận năng lượng mang tính thị trường (mua dầu từ các thị trường trao đổi một cách tự do). Suy nghĩ hiện tại không mang tính xây dựng đã ăn sâu bám rễ từ một nền kinh tế chính trị không hướng tới thị trường trong mọi lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Sử dụng bàn tay nhà nước để điều khiển sự nổi lên của các công ty lớn quốc gia trên các thị trường chìa khóa là việc mà CCP coi là cấp bách để duy trì vai trò của mình trong nền kinh tế đang hiện đại hóa nhanh chóng. Tạo ra vô số NOCs dưới cái mác "hướng ra toàn cầu" là một phần quan trọng của an ninh năng lượng và an ninh kinh tế, và cả sự an toàn của chế độ.

Trong nhiều khía cạnh, Trung Quốc đang khai thác các cơ hội còn lại ở các quốc gia bị các công ty phương Tây bỏ rơi vì những nước này nhỏ bé, yếu kém và bị trừng phạt, nếu không cũng là vì ở đó có những cơ hội thương mại với đầy nguy cơ về chính trị và kinh tế. Suy nghĩ và cách tiếp cận trộn lẫn chính trị và kinh tế, đặc trưng của hoạt động nền kinh tế chính trị Trung Quốc, nhìn chung vận hành tốt nhất tại các nước bị xa lánh này, vì các chính quyền sở tại đang tìm kiếm nguồn vốn khả dụng không đi kèm với các điều kiện về quản lý hay cải cách.

Không có bằng chứng nào cho thấy chính sách ngoại giao dầu lửa của Trung Quốc được hình thành nhằm gây rắc rối cho các lợi ích của Mỹ và các lợi ích phương Tây khác ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng khi tìm kiếm một cách cơ hội nhằm lũng đoạn tài sản dầu, Bắc Kinh đã mở đường cho các NOCs bằng cách làm sâu sắc thêm các quan hệ toàn diện với các nước như Iran, Sudan, và Venezuela, trong khi các chính phủ phương Tây muốn cô lập chính quyền tại các nước này.

Vì Trung Quốc tìm kiếm sự tiếp cận ưu đãi hoặc quyền mua dầu cho các NOCs của mình, việc họ đem những thỏa thuận ngọt ngào tới cho các chính phủ ở các nước này (vốn là cơ quan nắm giữ đa số tài sản về dầu) bao gồm một loạt ưu đãi về chính trị, ngoại giao và kinh tế - không chỉ các trợ giúp về tài chính và kinh tế mà cả sự bảo bọc về ngoại giao tại các thể chế như Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Khác với các nền dân chủ tự do, cấu trúc của nền kinh tế chính trị tập trung của Trung Quốc và thói quen của nó khiến Bắc Kinh muốn thương thảo một thỏa thuận với chính phủ tại các nước quản lý yếu kém hơn, và dễ dàng ký kết thỏa thuận hơn. Bắc Kinh ý thức rõ rằng họ có một lợi thế so sánh trước các chính phủ phương Tây trong việc giải quyết với các chính quyền ở những nước yếu kém, và vì vậy họ không muốn bỏ đi lợi thế này.

Các NOCs của Trung Quốc có thể vào Iran trong khi các công ty phương Tây bị mắc phải các lệnh trừng phạt. Đối với những nước như Angola, vốn không sẵn lòng hoặc không thể đáp ứng những đòi hỏi về minh bạch và giải trình của Ngân hàng Thế giới (WB) hoặc các nhà cho vay quốc tế khác, một thỏa thuận với Trung Quốc có thể đem lại cho họ một đường sống về kinh tế và chính trị.

Trung Quốc đã gạt đi những lời mời gia nhập các tổ chức như IEA, dù các quan chức Mỹ và IEA công khai ủng hộ Trung Quốc trở thành thành viên đặc biệt của Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD). Một lý do khiến Trung Quốc im lặng là trách nhiệm phải minh bạch hơn về các thỏa thuận năng lượng với các nước khác (đặc biệt là với Sudan và Iran). Bắc Kinh thường coi quan hệ hợp tác đa phương là một "con ngựa thành Troy" chỉ nhằm tăng cường lợi ích của Mỹ và phương Tây.

Chính sách ảnh hưởng, không phải chính sách năng lượng

Có nhiều bằng chứng cho thấy cách tiếp cận địa chiến lược của Trung Quốc trên thực tế không thúc đẩy các mục tiêu an ninh năng lượng của nước này, đặc biệt khi đó là an ninh dầu mỏ. Đại đa số dầu nhập khẩu của Trung Quốc đến từ các thị trường địa phương và quốc tế trao đổi công khai, và mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với nguồn cung là sự chia rẽ bên trong các quốc gia sản xuất dầu chính như Arập Xêút - các nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của Bắc Kinh. Hơn nữa, sự cấm đoán trong thời bình của Hải quân Mỹ đối với các tàu chở dầu hướng đến Trung Quốc là không dễ xảy ra vì việc đó sẽ gây hại nghiêm trọng vị thế của Mỹ là một người cung cấp hàng hóa an toàn không thiên vị cho mọi người, và gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Mỹ và toàn cầu.

Trước các thực tế đó, đã đến lúc kết luận rằng sự bất an về năng lượng của Trung Quốc là một căn bệnh hoang tưởng và chỉ là sự hiểu lầm, vì vậy cần thuyết phục Bắc Kinh từ bỏ suy nghĩ địa chiến lược trong quá trình tìm kiếm dầu. Nhưng suy nghĩ của Bắc Kinh cần đặt cùng với các nhân tố trong nước và địa chính trị chống lại một quan điểm dựa trên thị trường "được khai sáng" hơn về việc đảm bảo an các nhu cầu về năng lượng. Ở trong nước, các thị trường luôn đảm bảo các lợi ích nhà nước là trên hết. Trong các lĩnh vực chiến lược chìa khóa như năng lượng, người được và kẻ mất đều không quyết tâm thông qua hoạt động của thị trường tự do, mà thông qua các lợi ích và các suy xét chính trị. Như vậy, để đảm bảo nguồn dầu từ nước ngoài, suy nghĩ "Trung Quốc trên hết" của Bắc Kinh thắng thế.


Tác giả: Châu Giang theo csis
Nguồn: Tuần Việt Nam

 

 

 

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục