Tin Biển Đông

 
 
 

Hoàng Sa- Trường Sa: Việt Nam chứng minh chủ quyền trên cơ sở chứng lý và luật pháp

  • Cập nhật : 12/10/2016

Như Infonet đã thông tin, Việt Nam là Nhà nước đầu tiên đặt chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong bài này, chúng tôi tiếp tục cung cấp cho độc giả góc nhìn về chứng lý và pháp luật từ sách 'Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông'.

Toàn cảnh vấn đề tranh chấp trên Biển Đông

Hiện tại trong khu vực Biển Đông đang tồn tại hai loại tranh chấp chủ yếu :

- Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Tranh chấp ranh giới các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nước có bờ biển đối diện hoặc liền kề.

Hai loại tranh chấp này được hình thành vào các thời điểm khác nhau, có nội dung mức độ khác nhau, và diễn ra trên những phạm vi địa lý có liên quan đến các bên tranh chấp cũng rất khác nhau.

Việt Nam chứng minh chủ quyền trên cơ sở chứng lý và luật pháp - Bài 4

Biển Đông và yêu sách "đường lưỡi bò" vô lý của Trung Quốc

Tranh chấp trong việc hoạch định ranh giới biển, thềm lục địa

Đây là loại tranh chấp được hình thành trong xu hướng thay đổi có tính chất cách mạng về Địa- Chính trị, Địa- Kinh tế trên phạm vi thế giới với khoảng 36% diện tích biển và đại dương thế giới đã được đặt dưới chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển kể từ khi Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển đã được thông qua năm 1982. Kết quả là, trên thế giới còn khoảng 416 tranh chấp liên quan đến ranh giới biển cần phải được giải quyết, trong đó khu vực Đông Nam Châu Á còn khoảng 15 tranh chấp. Việc đàm phán xác định ranh giới biển và thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước xung quanh Biển Đông đã, đang và sẽ tiến hành giải quyết cho các khu vực sau đây :

1. Ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Vịnh Bắc Bộ và khu vực của vịnh Bắc Bộ có liên quan giữa Việt Nam và Trung Quốc, nơi mà bờ biển đối diện nhau và cách nhau dưới 400 hải lý.

2. Ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở phía Nam Biển Đông có liên quan giữa Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei, Indonesia.

3. Ranh giới các vùng biển, thềm lục địa có liên quan giữa Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Campuchia.

4. Ranh giới phạm vi vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Cho đến thời điểm này, các bên liên quan đã vận dụng các nguyên tắc về Luật Biển và Công ước về Luật biển 1982 để giải quyết thành công :

- Ranh giới biển trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, ký 25.12.2000

- Ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia tại vùng thềm lục địa phía nam Biển Đông, ký ngày 23.06.2003

- Ranh giới vùng đặc quyền kinh tế về thềm lục địa trong vịnh Thái Lan có liên quan giữa Việt Nam và Thái Lan, ký ngày 9.8.1997.

- Thỏa thuận về giải pháp tạm thời cùng khai thác vùng chồng lấn (join- development) được ký kết giữa Việt Nam và Malaysia ngày 5.6.1992.

- Hiệp định về "Vùng nước lịch sử" giữa Việt Nam và Campuchia ký ngày 7.7.1982.

Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa :

Là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thời điểm xảy ra tranh chấp là vào đầu thế kỷ XX (năm 1909), mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn đem 3 pháo thuyền ra thăm chớp nhoáng một vài đảo và đổ bộ lên đảo Phú Lâm, rồi rút lui ngay. Bởi lẽ trên quần đảo này đang nằm dưới sự kiểm soát, quản lý của quân đội Pháp đóng trong những căn cứ đồn trú khá vững chắc. Cùng với những cơ sở phục vụ cho công tác quản lý của chính quyền Pháp, với tư cách đại diện cho nhà nước Việt Nam, tiếp tục thực hiện chủ quyền của Việt Nam như đã từng có, ít nhất là từ thế kỷ XVII, đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1946, lợi dụng việc giải giáp quân Nhật, chính quyền Trung Hoa dân quốc đưa lực lượng ra chiếm đóng nhóm phía đông Hoàng Sa và sau đó phải rút lui vào thời điểm Quốc Dân Đảng bị đuổi khỏi Hoa Lục chạy ra Đài Loan. Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội thực dân Pháp phải rút khỏi Đông Dương theo hiệp định Genéve và chính quyền Việt Nam chưa tiếp quản Hoàng Sa, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đưa quân ra chiếm nhóm phía đông Hoàng Sa và đến năm 1974, lợi dụng tình hình quân đội của chính quyền Sài Gòn đang trên đà suy sụp, quân đội viễn chinh Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đưa quân ra chiếm nhóm phía tây Hoàng Sa đang do quân đội Sài Gòn đóng giữ. Mọi hành động nói trên của phía Trung Quốc đều bị phía Việt Nam chống đối hoặc chính thức lên tiếng phản đối với tư cách là nhà nước có chủ quyền đối với Hoàng Sa.

Việt Nam chứng minh chủ quyền trên cơ sở chứng lý và luật pháp - Bài 4

Một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm giữ

Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa

Việt Nam chứng minh chủ quyền trên cơ sở chứng lý và luật pháp - Bài 4

Đảo Trường Sa Lớn, Một trong những hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam đang thực thi chủ quyền.

Đó là tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc từ những năm 30 của thế kỷ trước, mở đầu bằng sự kiện Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi công hàm cho bộ ngoại giao Pháp năm 1932 khẳng định ‘các đảo Nam Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc, xa nhất là phía Nam.’ Năm 1956, Đài Loan lại đưa quân ra tái chiếm đảo Ba Bình. Năm 1988, Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa đưa quân ra chiếm 6 vị trí, là những bãi cạn ở phía Tây Trường Sa, ra sức củng cố nâng cấp các vị trí này thành các điểm đóng quân, và năm 1995 lại chiếm đóng thêm một vị trí nữa, đá Vành Khăn, nằm về phía Đông Trường Sa. Cho đến nay Trung Quốc đã chiếm đóng 7 vị trí trên quần đảo Trường Sa. Như vậy, tổng số đảo, đá mà phía Trung Quốc (kể cả Đài Loan) đã chiếm đóng lên đến 8 vị trí.

Đó là tranh chấp giữa Việt Nam và Philippines: bắt đầu bằng sự kiện Tổng thống Quirino tuyên bố rằng quần đảo Trường Sa phải thuộc về Philippines vì nó ở gần Philippines. Từ năm 1971 đến năm 1973, Philippines đưa quân chiếm đóng 5 đảo; năm 1977 – 1978 chiếm thêm 2 đảo nữa. Năm 1979, Philippines công bố sắc lệnh của Tổng thống Marcos ký ngày 11/6/1979 coi toàn bộ quần đảo Trường Sa, trừ đảo Trường Sa là lãnh thổ của Philippines và đặt tên là Kalayaan. Năm 1980, Philippines mở rộng chiếm đóng thêm 1 đảo nữa ở phía nam, đó là đảo Công Đo.

Đó là tranh chấp giữa Việt Nam và Malaysia, mở đầu bằng sự kiện Sứ quán Malaysia ở Sài Gòn, ngày 03/02/1971, gửi công hàm cho Bộ ngoại giao chính quyền Sài Gòn hỏi rằng quần đảo Trường Sa hiện thuộc nước Cộng hòa Morac Songhrati Mead có thuộc Cộng hòa Việt Nam hay Cộng Hòa Việt Nam có yêu sách đối với quần đảo đó không? Ngày 20/4/1971 chính quyền Sài Gòn trả lời rằng quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, mọi xâm phạm đến chủ quyền Việt Nam tại quần đảo này đều được coi là vi phạm pháp luật quốc tế. Tháng 12/1979, Chính phủ Malaysia cho xuất bản bản đồ gộp vào lãnh thổ Malaysia một khu vực phía Nam Trường Sa, bao gồm cả đảo An Bang và Thuyền Chài nơi quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã từng đóng giữ. Năm 1983 đến năm 1984, Malaysia cho quân đóng 3 bãi ngầm ở phía Nam Trường Sa là Hoa Lau, Kỳ Vân, Kiệu Ngựa. Năm 1988 họ đóng thêm 2 bãi ngầm ở Én Đất và Thám Hiểm, đưa số vị trí mà Malaysia chiếm đóng lên đến 5 điểm.

Lý lẽ của các bên và chứng lý của Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa

Quan điểm pháp lý cũng như các chứng cứ của các bên tranh chấp đưa ra để bảo vệ cho lập trường của mình cũng rất khác nhau và có thể tóm tắt như sau :

1. Quyền thụ đắc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc phát hiện đầu tiên.

2. Quyền thụ đắc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc chiếm hữu thật sự.

3. Quyền thụ đắc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc kế cận lãnh thổ.

Để đánh giá một cách khách quan, khoa học đối với các quan điểm pháp lý do các bên tranh chấp chủ

Quan điểm pháp lý cũng như các chứng cứ của các bên tranh chấp đưa ra để bảo vệ cho lập trường của mình cũng rất khác nhau và có thể tóm tắt như sau :

1. Quyền thụ đắc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc phát hiện đầu tiên.

2. Quyền thụ đắc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc chiếm hữu thật sự.

3. Quyền thụ đắc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc kế cận lãnh thổ.

quyền nêu ra, chúng ta hãy đề cập đến một số nội dung chủ yếu của nguyên tắc xác định quyền thụ đắc lãnh thổ quốc gia trong pháp luật quốc tế. Trong lịch sử phát triển lâu dài của luật pháp quốc tế, những nguyên tắc và quy phạm pháp luật xác định chủ quyền lãnh thổ đã được hình thành trên cơ sở thực tiễn quốc tế, trong đó có các phương thức thụ đắc lãnh thổ.

Từ thế kỷ XVI, do sự lớn mạnh của các nước như Hà Lan, Anh, Pháp... trở thành những cường quốc cạnh tranh với nhau như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mà theo sắc lệnh của Giáo Hoàng Alexander VI ký ngày 4 tháng 5 năm 1493 đã phân chia khu vực ảnh hưởng cho hai nước này ở các phạm vi lãnh thổ mới phát hiện ngoài Châu Âu.

Trước thực trạng đó, các cường quốc hàng hải đã tìm ra nguyên tắc pháp lý áp dụng cho việc thụ đắc lãnh thổ đối với những vùng lãnh thổ mà họ mới phát hiện. Đó là nguyên tắc ‘quyền ưu tiên chiếm hữu’, hay còn được gọi là ‘quyền phát hiện’. Nguyên tắc này dành quyền ưu tiên chiếm hữu một vùng lãnh thổ cho một quốc gia nào đã phát hiện vùng lãnh thổ đó đầu tiên. Tuy nhiên trên thực tế nguyên tắc quyền phát hiện chưa bao giờ tự nó đem lại chủ quyền quốc gia cho quốc gia đã phát hiện ra vùng lãnh thổ mới đó. Bởi vì người ta không thể xác định được thế nào là phát hiện, giá trị pháp lý của phát hiện, ai là người phát hiện trước, lấy gì để ghi dấu hành vi phát hiện đó.... Vì thế, việc phát hiện đã nhanh chóng được bổ sung bằng việc chiếm hữu trên danh nghĩa, nghĩa là quốc gia phát hiện ra một vùng lãnh thổ phải để lại dấu tích trên vùng lãnh thổ mới phát hiện ra đó. Mặc dù vậy, nguyên tắc chiếm hữu danh nghĩa không những không thể giải quyết được một cách cơ bản những tranh chấp phức tạp giữa các cường quốc với các vùng ‘đất hứa’, đặc biệt là những vùng lãnh thổ thuộc Châu Phi và các hải đảo nằm cách xa đất liền hàng ngàn, hàng vạn hải lý..., mà còn ngày càng dẫn đến những đối đầu quyết liệt hơn giữa các cường quốc, vì người ta không thể lý giải được cụ thể cái ‘danh nghĩa’ đã được lập ra từ bao giờ và tồn tại như thế nào...

Vì vậy, sau Hội nghị về Châu Phi năm 1885 của 13 nước Châu Âu và Hoa Kỳ và sau khóa họp của Viện Pháp luật quốc tế ở Lausanne (Thụy Sỹ) năm 1888, người ta đã thống nhất áp dụng một nguyên tắc thủ đắc mới. Đó là nguyên tắc ‘Chiếm hữu thật sự’.

Điều 3, Điều 34, Điều 35 của Định ước Berlin ký ngày 26 tháng 6 năm 1885 đã xác định nội dung của nguyên tắc chiếm hữu thật sự và các điều kiện chủ yếu để có việc chiếm hữu thật sự như sau :

‘Phải có thông báo về việc chiếm hữu cho các quốc gia ký định ước nói trên’.

‘Phải duy trì trên vùng lãnh thổ mà nước đã thực hiện hành vi chiếm hữu trên vùng lãnh thổ ấy một quyền lực đủ để khiến cho các quyền của nước chiếm hữu được tôn trọng...’

Tuyên bố của Viện Pháp Luật quốc tế Lausanne năm 1888 đã nhấn mạnh :... ‘Mọi sự chiếm hữu muốn tạo nên danh nghĩa chủ quyền.. .thì phải là thật sự, tức là thực tế, không phải là danh nghĩa’. Chính tuyên bố này đã khiến cho nguyên tắc chiếm hữu thật sự của Định ước Berlin có giá trị phổ biến trong luật pháp quốc tế để xem xét giải quyết các tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia trên thế giới.

Quan điểm pháp lý cũng như các chứng cứ của các bên tranh chấp đưa ra để bảo vệ cho lập trường của mình cũng rất khác nhau và có thể tóm tắt như sau :

1. Quyền thụ đắc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc phát hiện đầu tiên.

2. Quyền thụ đắc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc chiếm hữu thật sự.

3. Quyền thụ đắc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc kế cận lãnh thổ.

Nội dung chủ yếu của nguyên tắc chiếm hữu thật sự trong luật pháp quốc tế bao gồm :

1. Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do nhà nước tiến hành.

2. Sự chiếm hữu phải được tiến hành trên một vùng lãnh thổ vô chủ (Res Nullius) hoặc là trên một vùng lãnh thổ đã bị bỏ hoang bởi một quốc gia đã làm chủ nó trước đó (derelicto).

3. Quốc gia chiếm hữu phải thực thi chủ quyền của mình ở những mức độ cần thiết, tối thiểu thích hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó.

4. Việc thực thi chủ quyền phải liên tục, hòa bình ; việc sử dụng vũ lực để xâm chiếm là hành động phi pháp.

Do tính hợp lý và chặt chẽ của nguyên tắc này, nên, mặc dù công ước Saint Germain ngày 10 tháng 9 năm 1919 truyên bố hủy bỏ định ước Berlin 1885 vì lý do thế giới không còn lãnh thổ vô chủ nữa, các luật gia và các cơ quan tài phán quốc tế vẫn vận dụng nguyên tắc này để giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo. Chằng hạn, Tòa Án trọng tài thường trực quốc tế La Haye tháng 4 năm 1928 đã vận dụng nguyên tắc này để xử vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan, phán quyết của Tòa Án Quốc tế của Liên Hợp quốc tháng 11 năm 1953 đối với vụ tranh chấp chủ quyền giữa Anh và Pháp về các đảo Minquiers và Ecrehous... , và gần đây, năm 2002, Tòa án Thường trực Quốc tế cũng dựa vào nguyên tắc này để ra phán quyết về vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan giữa Malaysia và Indonesia.

Căn cứ vào nguyên tắc pháp lý nói trên, đối chiếu với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa do các bên tranh chấp nêu ra, chúng ta chắc chắn sẽ có được những nhận xét khách quan và khoa học về quyền thụ đắc lãnh thổ đối với hai quần đảo này.

Việt Nam chứng minh chủ quyền trên cơ sở chứng lý và luật pháp - Bài 4

Sắc phong dòng họ Đặng ở đảo Lý Sơn- Bằng chứng về Hải đội Hoàng Sa thực thi chủ quyền trên Biển Đông

 


Hồng Chuyên // Theo InfoNet
(Lược trích từ sách Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông)

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Tại sao Mỹ im lặng khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam1

      Tại sao Mỹ im lặng khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam

      Qua cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa" do UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) và NXB Thông tin - Truyền thông xuất bản tháng 1/2012 và cuốn "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" (NXB Sự thật, 1979), người ta càng hiểu rõ việc Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa là kết quả của một sự mua bán bẩn thỉu trên lưng nhân dân Việt Nam!

    • Hải đội Hoàng Sa thực thi chủ quyền2

      Hải đội Hoàng Sa thực thi chủ quyền

      Hàng năm cứ vào khoảng cuối tháng 2 âm lịch, khi các đợt gió mùa Đông Bắc thưa dần trên Biển Đông, người dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) lại cùng nhau cử hành các nghi lễ được gọi là "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”. Đây chính là hoạt động tri ân và tưởng nhớ những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã hy sinh thân mình để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trên Biển Đông.

    • Người con xa xứ và 80 tấm bản đồ3

      Người con xa xứ và 80 tấm bản đồ

      Kể từ khi TS Mai Hồng (viện Nghiên cứu Hán – Nôm) công bố tấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do nhà Thanh (Trung Hoa) ấn hành năm 1904, với chi tiết điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam, thì một người Việt khác đang sống ở Hoa Kỳ cũng bước vào cuộc tìm kiếm những tấm bản đồ tương tự ở hải ngoại. Anh là Trần Thắng, chủ tịch viện Văn hoá giáo dục Việt Nam (IVCE) tại Hoa Kỳ. Cuộc tìm kiếm của anh đã thu được những thành quả ban đầu.

    • “Trung Hoa dân quốc tối tân địa đồ”: Thêm một bằng chứng về bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa4

      “Trung Hoa dân quốc tối tân địa đồ”: Thêm một bằng chứng về bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa

      Người có công sưu tầm, công bố cuốn tài liệu quý trên là ông Bùi Viết Đông, 84 tuổi, ở phố Cấm, phường Gia Viên, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng. Trong cuốn sách có đăng tấm bản đồ mang tên “Trung Hoa dân quốc tối tân địa đồ” với điểm cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam (không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

    • Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam5

      Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam

      Một thực tế không thể chối cãi, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam. Điều này vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ quốc gia.

    • Tủ sách biển Đông: Hoàng Sa – Trường Sa, luận cứ & sự kiện6

      Tủ sách biển Đông: Hoàng Sa – Trường Sa, luận cứ & sự kiện

      “Hoàng Sa – Trường Sa: Luận cứ và sự kiện” tập hợp những bài nghiên cứu của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc.

    • Chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ các bản đồ trong lịch sử7

      Chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ các bản đồ trong lịch sử

      "Trung Quốc muốn các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế tin rằng yêu sách của họ về "đường lưỡi bò” là đúng thì họ phải chứng minh được bằng chứng cứ khoa học cụ thể; hoặc là do Trung Quốc đã tự mâu thuẫn khi tuyên bố những điều hoàn toàn vô lý nên cố tình lờ đi sự thật ấy” - nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã nhấn mạnh như vậy khi cung cấp một số lượng lớn bản đồ tự tay sưu tập cho báo Đại Đoàn Kết.

    • Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ Trung Hoa8

      Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ Trung Hoa

      Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến thứ II, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.