Ban đầu, phi đội Be-12 nằm trong thành phần Trung đoàn 933, Sư đoàn 372 thuộc Quân chủng Không quân.
Từ điểm này để nhìn nhận mục đích Nhật Bản mua sắm tên lửa hành trình Tomahawk sẽ hiểu thêm được ý đồ của Nhật Bản. Nhật Bản nhập khẩu tên lửa hành trình Tomahawk Mỹ chủ yếu có 3 mục tiêu dưới đây:
Thứ nhất là liên quan đến cuộc khủng hoảng bán đảo Triều Tiên. Nếu tên lửa trên bán đảo Triều Tiên tạo ra mối đe dọa cho Nhật Bản, Nhật Bản sẽ áp dụng hành động tấn công đánh đòn phủ đầu. Tầm bắn, khả năng đột phá phòng không và khả năng phá hủy của tên lửa hành trình Tomahawk hoàn toàn phù hợp với yêu cầu ở góc độ này.
Thứ hai là liên quan đến Hiến pháp hòa bình. Nếu sở hữu tên lửa hành trình Tomahawk thì hầu như Nhật Bản đã từ bỏ chính sách "chuyên phòng thủ". Nếu đã sở hữu loại tên lửa hành trình này và lắp chúng cho các hệ thống trang bị như tàu chiến, máy bay và trên mặt đất thì khả năng tấn công tầm xa của nó sẽ đạt mức chưa từng có.
Trên cơ sở đó, Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản mặc dù còn tồn tại trên giấy, nhưng ý nghĩa ràng buộc thực sự của nó đã hết.
Thứ ba, Nhật Bản sở hữu tên lửa Tomahawk chắc chắn sẽ tạo ra mối đe dọa tương đối lớn đối với các sân bay tuyến 1, tuyến 2 của Trung Quốc. Nếu tên lửa có tầm bắn 1.500 - 2.500 km được phóng từ giữa biển Hoa Đông thì nó sẽ tạo ra mối đe dọa rất lớn đối với các mục tiêu có chiều sâu của Trung Quốc.
Do tên lửa bay ở độ cao thấp, tốc độ nhanh, khả năng phá hủy và độ chính xác đạt mức chưa từng có, tạo ra mối đe dọa ở mức cao nhất đối với các cơ sở quân sự ở tuyến 1 và 2 của Trung Quốc.
Vì vậy, Nhật Bản sở hữu loại tên lửa này sẽ có nhiều cách làm, nhiều loại mục tiêu. Khả năng tấn công và răn đe của Nhật Bản cũng sẽ đạt mức cao nhất. Trước đây, Nhật Bản sử dụng khả năng phòng thủ, hiện nay sử dụng khả năng tấn công để răn đe. Đây là vấn đề chưa từng có trong lịch sử sau khi nước "Trung Quốc mới" ra đời.
PHong Vân
Theo Viettimes.vn