Tin Biển Đông

 
 
 

So với Mỹ, kíp tàu sân bay Trung Quốc mới là 'học sinh mẫu giáo'

  • Cập nhật : 23/05/2017

Trung Quốc chắc chắn trở thành cường quốc số hai thế giới về tàu sân bay, chỉ đứng sau Mỹ, nhưng những kíp bay của cụm tàu tấn công của Trung Quốc còn xa mới đạt đẳng cấp quốc tế!

may bay j -15 chuan bi cat canh tu tren boong tau lieu ninh

Máy bay J -15 chuẩn bị cất cánh từ trên boong tàu Liêu Ninh

“Một tàu sân bay cần sự bảo dưỡng thường xuyên với quy mô lớn. Trung Quốc cần có ít nhất 4 cụm tàu sân bay nếu như họ muốn thực hiện các nhiệm vụ trên đại dương và bảo vệ lợi ích quốc gia ở nước ngoài” - chuyên gia hải quân Li Jie (Bắc Kinh) - nhận xét.

“Tàu sân bay một mình không thể trở thành một lực lượng tác chiến bởi nó cần có sự hỗ trợ của các tàu chiến khác để hình thành cụm tàu tấn công cũng như tự bảo vệ” - Li bình luận.

co khong it nhung "bong hong" trong kip to chuc bay tren tau lieu ninh

Có không ít những "bóng hồng" trong kíp tổ chức bay trên tàu Liêu Ninh

Hoa Kỳ duy trì 10 cụm tàu sân bay tấn công được bố trí tại những căn cứ hải quân trong nước và ở nước ngoài. Cụm thứ 11 sẽ đi vào hoạt động khi tàu sân bay USS Gerald R. Ford được đưa vào biên chế. Trung Quốc mới chỉ có một tàu sân bay thông thường đang hoạt động, đó là tàu Liêu Ninh, được tân trang lại từ con tàu trước đây có tên là Varyag, thuộc lớp tàu chở máy bay Kuznetsov được Trung Quốc mua lại khi còn chưa đóng xong.

Ngày 26/4, Trung Quốc cho hạ thủy chiếc tàu sân bay thứ hai, cũng là chiếc đầu tiên tự thiết kế và đóng lấy, nhưng cũng phải mất ba năm nữa mới có thể đưa vào phục vụ được.

Chuyên gia Li cho rằng, một cụm tàu sân bay tấn công cần từ 4.500 đến 5.000 nhân sự bao gồm cả các phi công lái máy bay trên tàu, các sĩ quan tác chiến không quân, kỹ sư và nhân sự thành viên của các tàu chiến khác

hieu qua chien dau cua tau san bay phu thuoc vao trinh do huan luyen cua cac kip, nhom nhan su tren tau

Hiệu quả chiến đấu của tàu sân bay phụ thuộc vào trình độ huấn luyện của các kíp, nhóm nhân sự trên tàu

Khi các sĩ quan hải quân bắt đầu vận hành tàu Liêu Ninh, họ đã phải đối mặt với một thách thức lớn là chỉ huy một tập thể hơn 2.000 nhân sự của 19 nhóm ngành. Đó là những thông số lấy được từ một bộ phim tài liệu do Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc  (CCTV)phát sóng hồi tháng Ba vừa qua.

“Chúng tôi thực sự bị rối khi bắt đầu huấn luyện nhân sự - tất cả các cửa ra vào đều kẹt cứng khi chuông báo động vang lên”, - ông Chen Yueqi - chỉ huy tàu Liêu Ninh kể lại với CCTV. Các bữa ăn cũng trở lên hỗn loạn, mặc dù con tàu có tới 10 nhà ăn”.

Những rắc rối đó mãi mới giải quyết được khi chỉ huy tàu có được một kế hoạch chu đáo phân chia thời gian công tác và ăn uống cho các nhóm’.

Chuyên gia Li so sánh: “Nước Mỹ có tới 10 cụm tàu sân bay tấn công đang hoạt động và với kinh nghiệm công tác tổ chức tích lũy từ hơn 100 năm nay. Vì thế các kíp phục vụ tàu sân bay của Trung Quốc chỉ là những “sinh viên lớp mẫu giáo” mà thôi.

Hải quân Mỹ đã thiết lập được hệ thống điều hành bay thành thục, bao gồm cả hệ thống cất và hạ cánh tần suất cao trong mọi điều kiện thời tiết, bảo đảm sự phân công rõ ràng và phối hợp nhịp nhàng giữa các tàu trong cụm tàu.

cac kip, nhom chuyen mon voi sac dong phuc khac nhau tren tau lieu ninh

Các kíp, nhóm chuyên môn với sắc đồng phục khác nhau trên tàu Liêu Ninh

Để vận hành  được tàu Liêu Ninh, Trung Quốc đã vay mượn nhiều phần của hệ thống điều hành các nhóm chuyên môn trên tàu, bao gồm cả các bộ đồng phục cầu vồng thiết kế cho các kíp phục vụ trên boong và ngôn ngữ động tác ra hiệu của các sĩ quan phát tín hiệu hạ cánh, các sĩ quan thiết bị thu máy bay và các kíp chuyên môn khác.

Huấn luyện một đội gồm có các phi công lái máy bay trên tàu sân bay cùng với sĩ quan phát tín hiệu hạ cánh, sĩ quan phụ trách thiết bị thu máy bay và các kíp khác là công việc vất vả, khó khăn hơn nhiều so với huấn luyện phi công máy bay chiến đấu và các nhân viên điều hành bay dưới mặt đất, vì độ dài của đường băng trên boong tàu chỉ ngắn bằng một phần mười so với dưới mặt đất” - chuyên gia Li cho hay.

Phần cứng của tàu sân bay có thể nhanh chóng hoàn thành bằng cách làm việc 24/24 một khi đã có công nghệ chế tạo, - ông Li nói - ‘Nhưng đào tạo được những kíp chuyên môn cần vô vàn kinh nghiệm, chỉ có thể có được thông qua tích lũy với thời gian”.

Hải quân Trung Quốc đã tiến hành các đợt huấn luyện trên tàu Liêu Ninh thông qua các chuyến đi biển kể từ khi đưa vào biên chế vào tháng 9/2012. Tuy nhiên đợt huấn luyện toàn diện, đầy đủ “trên biển xa” tại Tây Thái Bình Dương chỉ được tiến hành vào thời điểm trước lễ Giáng sinh năm ngoái, bốn năm sau đợt huấn luyện đầu tiên của tàu.

doi hinh cum tau san bay tan cong lieu ninh thang 12/2016

Đội hình Cụm tàu sân bay tấn công Liêu Ninh tháng 12/2016

Tàu sân bay Liêu Ninh là một bộ phận của cụm tàu bao gồm 10 tàu chiến, một tàu khu trục dự án 052D, hai tàu khu trục dự án 052C, bốn tàu hộ vệ lớp 054, hai tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Type 094A, một tàu hộ vệ và một tàu hậu cần. Cùng với hơn 20 máy bay cánh cố định và các loại máy bay khác trên tàu, đội hình trên tạo thành một cụm tàu sân bay tấn công quy mô đầy đủ.

Việc huấn luyện đòi hỏi các phi công cất và hạ cánh trên boong tàu lắc lư trên biển, bắt họ làm chủ việc hạ cánh thông qua các dữ liệu do thiết bị bay cung cấp thay vì sử dụng các tham số nhìn bằng mắt.

‘Mây rất thấp trên biển đến mức chúng tôi không thể hình thấy tàu Liêu Ninh ở đâu” - zhang Ye, chỉ huy lực lượng phi công hải quân và là phi công máy bay J -15 trả lời CCTV sau khi thực hành cất và hạ cánh lần đầu tiên trên đại dương trong đợt huấn luyện ngày 2 tháng Giêng. “Trong những trường hợp như vậy, chúng tôi cần tin vào các thiết bị bay và để chúng dẫn đường đến tàu sân bay”.

Chuyên gia Li Jie nói rằng số lượng các phi công cần phải nhiều hơn so với số lượng máy bay J- 15 trên tàu. Ví dụ trên tàu sân bay của Mỹ với 80 máy bay thì cần hơn 120 phi công. Còn Trung Quốc hiện mới có 37 phi công chỉ vừa đủ biên chế để phục vụ cho phi đội 24 máy bay J -15 trên tàu Liêu Ninh

Nhà quan sát quân sự Antony Wong Dong (Macau) cho rằng, hệ thống vận hành của hải quân Trung Quốc còn chưa đáp ứng được các yêu cầu của hạm đội tác chiến đại dương bởi đang trong quá trình chuyển từ hải quân ven bờ thành hải quân biển xanh.

“Hệ thống tác chiến ba hạm đội của Trung Quốc đã hình thành từ nhiều thập kỷ , vì thế cụm tàu sân bay tấn công của họ (đang ở quá trình huấn luyện) cũng tương tự như của Lực lượng phòng vệ Biển của Nhật Bản được hình thành có thời hạn căn cứ vào các nhiệm vụ cụ thể do cấp trên quyết định”. - ông Wong cho biết.
“ Đối với việc phát triển dài hạn và các nhu cầu chiến lược, các cụm tàu sân bay chiến đấu tấn công Trung Quốc sẽ còn phải học tập nhiều, nhiều hơn nữa từ các mô hình hải quân Mỹ tập trung vào các tàu sân bay”.

“Còn cả một chặng đường dài phía trước thì các kíp chuyên môn trên cụm tàu sân bay tấn công của Trung Quốc mới có thể bắt kịp các đồng nghiệp Mỹ của họ”.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng 
PhongVân
nguồn: Viettimes.vn

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục