Tin Biển Đông

 
 
 

Mỹ kết nạp Hàn Quốc vào chương trình lá chắn tên lửa toàn cầu

  • Cập nhật : 12/10/2016

Mỹ dự định sẽ chọn Hàn Quốc làm đối tác trong kế hoạch mở rộng lá chắn tên lửa toàn cầu ở Châu Á.
 

 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Leon Panetta cho biết, nước này sẽ tiếp tục mở rộng lá chắn tên lửa toàn cầu ở châu Á, trong đó có Hàn Quốc, để chống lại các mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên.

"Điều đầu tiên, liên quan đến các hành động khiêu khích từ phía Triều Tiên, rõ ràng là Hàn Quốc và Mỹ có một mối quan hệ hợp tác vững chắc và khi những hành động khiêu khích xảy ra, chúng tôi sẽ làm việc với nhau để đưa ra những phản ứng cần thiết", ông Panetta cho biết sau một cuộc họp với ông Kim Kwan Jin, người đồng cấp phía Hàn Quốc.

Các quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ cho biết ông Panetta đã đồng ý với ông Kim Kwan Jin rằng, cả Mỹ và Hàn Quốc sẽ cùng theo dõi chặt chẽ sự phát triển tên lửa ở Triều Tiên.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - ông Leon Panetta
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - ông Leon Panetta

"Chúng tôi tiếp tục thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc phòng thủ tên lửa trong tương lai, để đảm bảo rằng chúng tôi có đủ các hệ thống phòng thủ cần thiết đối phó với các mối đe dọa tên lửa đến từ Triều Tiên. Chúng tôi sẽ làm các bước cần thiết để chuẩn bị cho điều đó", ông nói.

"Chúng tôi mới triển khai và đang bàn về việc triển khai một hệ thống radar TPY-2 tại Nhật Bản nhằm bảo vệ khỏi các mối đe dọa tên lửa, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác trong khu vực để phát triển hơn nữa khả năng này", ông Panetta cho biết thêm.

Đầu tháng 10/2012, Quân đội Triều Tiên tuyên bố, Mỹ đã nằm trong phạm vi tấn công của lực lượng tên lửa chiến lược của họ.
 

 

Tháng 10/2006, Triều Tiên tự nhận là quốc gia thứ 8 trên thế giới tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân dưới lòng đất.

 

Dù chương trình hạt nhân và phát triển của các hệ thống tên lửa tầm xa đã bị cộng đồng quốc tế lên án, song Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ tiếp tục phát triển chương trình tên lửa gây tranh cãi này.

Triều Tiên đã triển khai một số tên lửa tự sản xuất trong nước, trong đó có một số tên lửa có khả năng tấn công, ngoài Hàn Quốc và Nhật Bản, còn có cả lãnh thổ Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương.

 

Đàm Thuận (theo RIA, ĐVO)

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 10-08-20171

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 10-08-2017

    Nhật Bản đề xuất “xem xét lại” quy chế quân đội Mỹ; Lầu Năm Góc: Tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam vào năm tới; Thủ tướng Nga Medvedev: Hy vọng cải thiện quan hệ Nga-Mỹ đã chấm hết; Chuyên gia Nga nói NASA giấu thông tin về người ngoài hành tinh

  • CHAMP - Con bài bảo vệ máy bay tàng hình của Mỹ2

    CHAMP - Con bài bảo vệ máy bay tàng hình của Mỹ

    Lầu Năm góc thử thành công tên lửa vi ba dùng để tiêu diệt máy tính, radar thụ động và các thiết bị điện tử khác.

  • “Thần sấm” A-10 cứu mạng lính Mỹ nhiều nhất3

    “Thần sấm” A-10 cứu mạng lính Mỹ nhiều nhất

    A-10 Thunderbolt là loại máy bay đầu tiên được quân đội Mỹ thiết kế riêng cho nhiệm vụ yểm trợ cận chiến trên không và tấn công mặt đất. “Thần sấm” A-10 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 5/1972 và hiện không còn được sản xuất nhưng cho đến nay, nó vẫn được đánh giá là loại chiến đấu cơ đã cứu mạng nhiều lính Mỹ hơn bất cứ máy bay nào khác nhờ khả năng tấn công và yểm trợ hiệu quả.

Bài cùng chuyên mục