Tin Biển Đông

 
 
 

Lưới lửa phòng thủ bờ Việt Nam trên báo Trung Quốc

  • Cập nhật : 16/06/2018

Tờ Sina của Trung Quốc vừa có bài viết nói về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ 4K51 Rubezh thuộc Lữ đoàn 680, Hải quân Việt Nam.

Báo Trung Quốc viết, từ thập niên 1980, Hải quân Nhân dân Việt Nam có trong biên chế các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh do Liên Xô cung cấp, tại thời điểm tiếp nhận thì đây là một trong những hệ thống tên lửa bờ thuộc hàng hiện đại của thế giới.

Mặc dù đi vào trực chiến hàng chục năm và xuất hiện nhiều tổ hợp tên lửa thế hệ mới tối tân như K-300P Bastion-P hay EXTRA và AccuLAR do Nga và Israel sản xuất nhưng các hệ thống 4K51 Rubezh vẫn được Hải quân Việt Nam rất coi trọng và là mắt xích không thể thiếu thiếu của phòng thủ bờ Việt Nam.

ten lua bo viet nam duoc dang tai tren bao trung quoc.

Tên lửa bờ Việt Nam được đăng tải trên báo Trung Quốc.

Theo nhận định của một số chuyên hoa, hiện nay, thế trận tác chiến chống xâm nhập bằng đường biển thường có 3 tuyến. Tuyến 1 là lực lượng ngăn chặn từ xa do các tàu tác chiến viễn dương và tàu ngầm, kết hợp với không quân đảm nhiệm; tuyến 2 là các tàu tuần tiễu, tàu tên lửa cỡ nhỏ và tuyến 3 là lực lượng phòng thủ bờ đối hải.

Nhưng trên thực tế không phải nước nào cũng đủ điều kiện xây dựng đủ 3 tuyến phòng thủ từ xa đến gần. Xây dựng tuyến 1 với các tàu mặt nước hạng nặng như: Tàu hộ vệ, tàu khu trục, tàu chi viện tổng hợp, tàu trinh sát điện tử... chỉ phù hợp với các nước có chiến lược quân sự vươn ra biển xa, hơn nữa các loại tàu này quá đắt.

Ví dụ như 1 tàu hộ vệ hạng nặng có lượng giãn nước từ 4000 tấn trở nên cũng mất gần 1 tỷ USD, 1 tàu khu trục hạng nặng cũng phải vài tỷ, chưa kể đến chi phí hàng chục tỷ USD cho một tàu sân bay.

Các nước có lực lượng hải quân mặt nước không mạnh, ngân sách quốc phòng ít ỏi thường ưu tiên phát triển kết hợp tuyến thứ 2 và thứ 3. Còn tuyến thứ 1, tức là khả năng đánh chặn xa bờ sẽ được bổ khuyết bằng khả năng tác chiến của lực lượng không quân có khả năng tác chiến đối hải, lực lượng không quân của hải quân và tàu ngầm thông thường (nếu có).

Việt Nam là nước đi theo mô hình phòng thủ bờ biển kiểu phát triển mạnh tuyến 2 và 3, còn tuyến 1 không thiên về lực lượng tàu tác chiến mặt nước tầm xa, nhiệm vụ này chủ yếu được giao cho lực lượng không quân và tàu ngầm của ta. Trên thực tế, điều này là đúng vì Việt Nam không đủ lực để theo đuổi xu hướng phát triển tàu tác chiến viễn dương.

Thực tế, trong các cuộc chiến tranh hiện đại, Mỹ thường sử dụng máy bay tàng hình và tên lửa hành trình để tấn công cơ quan đầu não, bộ chỉ huy tác chiến, hệ thống radar cảnh báo sớm và các bệ phóng tên lửa cố định của đối phương, làm tê liệt khả năng chỉ huy, kiểm soát và các hệ thống phòng thủ.

Đòn đánh này hiện đã được các nhà hoạch định quân sự trên thế giới, đặc biệt là người Nga nghiên cứu kỹ lưỡng và tìm cách khắc chế bằng cách tập trung phát triển tính năng cơ động cho các loại vũ khí tấn công và phòng thủ, không để đối phương có cơ hội triệt hạ các hệ thống vũ khí của mình.

Tất cả các hệ thống tên lửa đối hạm thuộc "Bộ 3 lá chắn biển" đều có định hướng thống nhất là: không nhiều nhưng đồng bộ, thiên về chức năng phòng thủ với khả năng đánh chặn từ xa đến gần và có khả năng cơ động rất cao khi được đặt trên các khung gầm xe vận tải dã chiến.

Ngay sau khi phóng tên lửa, các tổ hợp lại tiếp tục cơ động đến vị trí tác chiến mới làm tên lửa hành trình của đối phương không thể xác định được mục tiêu. Trang bị phương tiện phóng cơ động cũng tạo điều kiện để xây dựng các mô hình giả nhằm đánh lừa đối phương.

Điểm ưu việt nhất là các xe chỉ huy - điều khiển, xe radar, xe phóng tên lửa có thể hoạt động cách xa nhau, rất thuận lợi để thực hiện phương châm "trang bị phân tán, hỏa lực tập trung", nếu có bị đánh trúng cũng chỉ thiệt hại 1 phần, không phải là toàn hệ thống nên rất dễ bổ sung, nhanh chóng khôi phục sức chiến đấu.

Một ưu thế nữa là tất cả các hệ thống này cùng một tiêu chuẩn kỹ thuật nên có thể sử dụng chung số liệu quan sát của radar bờ đối hải và hệ thống chỉ thị mục tiêu của máy bay trinh sát, và tàu chiến nên luôn đảm bảo được khả năng khống chế vùng biển ngay cả khi radar của một vài hệ thống bị tê liệt.

Khi chiến hạm đối phương tiếp cận bờ biển Việt Nam khoảng vài trăm km, 3 loại tên lửa nêu trên có tầm bắn khác nhau, hợp thành 3 lớp phòng thủ từ xa đến gần. Trong đó, tên lửa P-35 thuộc tổ hợp 4K44B Redut-M có tầm bắn 450 km lập thành tuyến phòng thủ từ xa.

Còn tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Yakhont của hệ thống K-300P Bastion-P có tầm bắn 300 km và tốc độ cực nhanh sẽ bắn hạ các chiến hạm có thể vượt qua tuyến 1, lập thành tuyến phòng thủ thứ 2; Tên lửa P-15 Temit của tổ hợp 4K51 Rubezh với tầm bắn 80 km sẽ tiêu diệt những kẻ còn sống sót qua 2 đòn trời giáng trên mon men vào gần bờ.
 

Đan Nguyên
Theo Baodatviet.vn

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục