Tin Biển Đông

 
 
 

Đài Loan có thể tung đòn “bất đối xứng” để chống tàu sân bay Trung Quốc

  • Cập nhật : 03/07/2017

Kiến trúc sư trưởng tên lửa hành trình Hùng Phong-3 Đài Loan xác nhận ưu thế của Đài Loan trước việc Trung Quốc thường xuyên sử dụng biên đội tàu sân bay để uy hiếp ở các vùng biển gần Đài Loan.

truong thanh, cuu kien truc su truong ten lua chong ham hung phong-3, dai loan. anh: ifeng

Trương Thành, cựu kiến trúc sư trưởng tên lửa chống hạm Hùng Phong-3, Đài Loan. Ảnh: Ifeng

Ngày 26/6, trên một chương trình truyền hình ở Đài Loan, ông Trương Thành, cựu kiến trúc sư tên lửa chống hạm Hùng Phong-3 (tên lửa được mệnh danh là sát thủ tàu sân bay) cho rằng nếu “Trung Quốc tiến hành diễn tập quá nhiều vào lúc đó (lần trước) thì đó là cơ hội để chúng ta (Đài Loan) thu thập được các thông số”.
Trương Thành nói thêm: “Việc Trung Quốc điều tàu sân bay Liêu Ninh từ vùng biển phía bắc xuống thực ra là một việc rất tốn tiền. Một nước muốn nuôi tàu sân bay thì phải bỏ ra chi phí rất đắt đỏ”.
Người dẫn chương trình phối hợp ăn ý, cho rằng: “Số tiền này, chúng ta (Đài Loan) không thể tiêu được, chúng ta cũng không cần tiêu. Bởi vì, chúng ta có kiến trúc sư trưởng như Trương Thành. Chúng ta có thể phát triển ‘chiến tranh bất đối xứng’, phải không? Đây là ưu thế của chúng ta”. Trương Thành đáp lời: Đúng! Đúng!
Đối với vấn đề này, tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 30/6 dẫn lời ông Trương Văn Sinh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đài Loan, Đại học Hạ Môn, Trung Quốc cho rằng câu chuyện trao đổi trên chỉ là Đài Loan đang “tự an ủi”, “tự lấy can đảm”.
Theo Trương Văn Sinh, Đài Loan tìm cách sử dụng biện pháp bất đối xứng để đe dọa Trung Quốc. Nhưng, vấn đề Đài Loan liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Nhà cầm quyền Đài Loan tiếp tục có thêm các biện pháp bất đối xứng thì cũng vô dụng. Nếu đánh nhau thì Đài Loan chỉ có thể đầu hàng.

ten lua chong ham hung phong-3 dai loan duoc menh danh la sat thu tau san bay. anh: sina

Tên lửa chống hạm Hùng Phong-3 Đài Loan được mệnh danh là sát thủ tàu sân bay. Ảnh: Sina

Trương Văn Sinh cho rằng, tin tưởng rằng hầu hết người Đài Loan đều biết Đài Loan không thể chịu nổi một cuộc chiến tranh quy mô lớn. Lấy ý thức hệ để thực hiện “Đài Loan độc lập” không khác gì như “con thiêu thân lao vào lửa”.
Vương Bỉnh Trung, ủy viên Ủy ban Thanh niên, Tân Đảng Đài Loan cho rằng phe Lục (chủ yếu là Đảng Dân Tiến cầm quyền) áp dụng sách lược “đề cao lòng dân”. Phe Lục cho rằng trải qua hơn 20 năm giáo dục “phi Trung Quốc hóa”, người dân Đài Loan đã có ảnh hưởng. Họ cho rằng quyết tâm thống nhất Đài Loan của Trung Quốc không cao, sử dụng “Đài Loan độc lập” để ép Trung Quốc.
Vương Bỉnh Trung cho rằng nhà lãnh đạo Đài Loan bà Thái Anh Văn chỉ mượn cái vỏ của “một Trung Quốc trong Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc”, trên thực tế là có ý đồ khác, muốn loại bỏ gốc rễ của “dân tộc Trung Hoa”. 
Vì vậy, bà Thái Anh Văn muốn tăng sức mạnh, đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân Đài Loan, để người Đài Loan cho rằng Trung Quốc sẽ không đánh thật. Cho dù có đánh thì Đài Loan cũng có thể tiến hành “chiến tranh bất đối xứng”, khiến cho Trung Quốc phải trả giá đắt.
Vương Bỉnh Trung cho rằng cách làm này của phe Lục giống như “thổi sáo trong đêm”, “miệng hùm gan sứa” - bề ngoài rất bình tĩnh, rất mạnh miệng, thể hiện không lo sợ gì, nhưng bên trong lại rất “trống rỗng”, tự làm cho mình can đảm.
tau san bay lieu ninh, hai quan trung quoc. anh: ifeng

Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Ifeng

Đây không phải là lần đầu tiên cựu kiến trúc sư trưởng tên lửa Hùng Phong-3 tuyên bố mạnh mẽ như vậy trên truyền hình. Vào đầu năm 2017, kiến trúc sư trưởng Trương Thành cũng tuyên bố rằng sau khi hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện theo kế hoạch, tàu sân bay Liêu Ninh chắc chắn sẽ quay về cảng chính – Đại Liên, Thanh Đảo, Sơn Đông.

 

Tàu sân bay Trung Quốc bị chiến cơ Đài Loan bám sát

Quân đội Đài Loan đã triển khai máy bay chiến đấu theo dõi tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, khi nó đi ngang qua eo biển phân chia hòn đảo và đại lục trên đường tới Hong Kong để đánh dấu 20 năm đặc khu này được Anh trao trả cho Trung Quốc, Reuters đưa tin.

cum tau san bay lieu ninh, trung quoc

Cụm tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc

Tàu sân bay Liêu Ninh, mà Trung Quốc mua của Ukraine rồi sau đó tân trang lại, tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan hôm 1/7 và sẽ đi qua Eo biển Đài Loan hôm 2/7, Reuters trích thông cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan.

Đáp trả, quân đội Đài Loan đã điều các chiến đấu cơ và tàu chiến để theo dõi hành trình của Liêu Ninh khi nó tiến vào gần Đài Loan. Reuters dẫn lời quân đội Đài Loan nói rằng chưa phát hiện điều gì bất bình thường, và rằng tàu sân bay Liêu Ninh dự kiến sẽ rời vùng ADIZ của Đài Loan vào tối 2/7.

Đây là lần thứ ba tàu Liêu Ninh đi gần Đài Loan mà Trung Quốc luôn coi là một tỉnh của mình, và từng tuyên bố, nếu cần sẽ dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan.

Theo Tân Hoa Xã, tàu sân bayLiêu Ninh dự kiến sẽ cập cảng Hong Kong ngày 7/7, và sẽ mở cửa cho công chúng lên xem nhằm trình làng “sức mạnh quân sự” của hải quân Trung Quốc.

 

Phong Vân
Theo Viettimes.vn

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục