Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách châu Á Thái Bình Dương Randall Schriver ngày 16/8 khẳng định: Mỹ sẽ không cho phép Bắc Kinh "viết lại luật lệ" ở Biển Đôngvà sẽ yểm trợ đồng minh Philippines chống Trung Quốc xâm lấn. Theo trang mạng Philippines Rappler, ông Schriver đã tuyên bố như trong cuộc họp báo tại Manila.
Đấu đá giữa Mỹ - Trung trong vấn đề Đài Loan và Biển Đông
- Cập nhật : 24/06/2018
Hiện nay, một số nhân vật Đài Loan tiếp tục đưa ra đề nghị cho Mỹ thuê đảo Ba Bình là có ý thăm dò, trong khi Mỹ coi Đài Loan là một quân bài kiềm chế Trung Quốc, có thể gây thiệt hại cho Đài Loan.
Đối đầu Trung - Mỹ trên Biển Đông ngày càng gay gắt. Gần đây, Trung Quốc liên tục tiến hành quân sự hóa Biển Đông như triển khai phi pháp tên lửa phòng không HQ-9B, tên lửa chống Ham YJ-12B ở đá Chữ Thập, đá Xu Bi và đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tháng 5/2018, Trung Quốc còn lần đầu tiên cho máy bay ném bom H-6K cất, hạ cánh phi pháp trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trước tình hình này, Mỹ không cam chịu, ngày 27/5, Mỹ đã điều tàu tuần dương USS Antietam và tàu khu trục USS Higgins chạy vào trong 12 hải lý của nhiều đảo thuộc quần đảo Hoàng SA, thực hiện hành động tự do hàng hải.
Vừa qua, quân đội Mỹ còn tiếp tục điều 2 máy bay ném bom B-52H bay đến gần quần đảo Trường Sa.
Đáp trả, tờ Giải phóng quân Trung Quốc ngày 15/6 cho biết hải quân Trung Quốc đã tiến hành diễn tập mô phỏng đánh chặn tấn công tên lửa trên Biển Đông.
Chính trong thời điểm Trung Quốc và Mỹ leo thang chỉ trích đối phương làm căng thẳng tình hình Biển Đông, có cơ quan nghiên cứu thân Đảng Dân Tiến đã đề nghị với chính quyền Đài Loan của bà Thái Anh Văn trong thời điểm này cần cho Mỹ thuê đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là đảo Thái Bình), một hòn đảo lớn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Đài Loan kiểm soát bất hợp pháp.
Tuy nhiên, ngày 10/6, Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết chính quyền Đài Loan chưa từng có kế hoạch cho nước ngoài thuê đảo Ba Bình, các nước khác như Mỹ cũng chưa từng đưa ra đề nghị cho thuê đảo này.
Trên thực tế, những tiếng nói cho Mỹ thuê đảo Ba Bình sớm đã được đưa ra sau khi Chủ tịch Đảng Dân tiến Đài Loan, bà Thái Anh Văn thăm Mỹ vào năm 2015.
Trong giới học giả Trung Quốc và Mỹ có tin cho rằng trong tương lai bà Thái Anh Văn để cho Mỹ sử dụng đảo Ba Bình để đổi lấy thành công chuyến thăm Mỹ, tin này được đưa ra vào thời điểm đó đã gây phẫn nộ cho các học giả Trung Quốc.
Nhưng, hai năm qua, chính quyền bà Thái Anh Văn chưa đi tới bước này. Vấn đề là hiện nay trong thời điểm Trung Quốc tăng cường hành động quân sự nhằm vào Đài Loan, phe Lục (Đảng Dân tiến là trung tâm) không phải không có khả năng thay đổi chính sách mang tính thăm dò.
Trung Quốc rất để ý đến thông tin phe Lục Đài Loan đề nghị cho quân đội Mỹ thuê đảo Ba Bình. Có tờ báo Trung Quốc cho rằng đối với Mỹ, việc này trực tiếp vi phạm ba Thông cáo chung Trung - Mỹ, động chạm đến "giới hạn đỏ" trong quan hệ Trung - Mỹ, điều này sẽ chỉ đẩy nhanh tiến trình thống nhất hai bờ eo biển Đài Loan.
Ngày 8/6, viện sĩ Ngô Ngọc Sơn, Viện nghiên cứu Trung ương Đài Loan có bài phát biểu, cho rằng Đài Loan nếu cho quân đội Mỹ thuê đảo Ba Bình làm căn cứ quân sự, trở thành pháo đài của Mỹ ở Biển Đông thì sẽ làm cho quân đội Mỹ và Trung Quốc xảy ra xung đột gay gắt hơn.
Trong một thời gian dài trước đây, giữa Mỹ và Trung Quốc hầu như có thỏa thuận không để Đài Loan độc lập. Trong tình hình đối đầu Trung - Mỹ leo thang thì Mỹ có chuyển sang ủng hộ Đài Loan độc lập hay không? Viện sĩ Ngô Ngọc Sơn cho rằng ông chưa cảm thấy đã đến mức như vậy.
Ông Ngô Ngọc Sơn lo ngại Tổng thống Mỹ Donald Trump liệu có một sách lược lâu dài hay không. Ngô Ngọc Sơn cho rằng ông Donald Trump có ba thứ: Một là để ý cái trước mắt. Hai là quan tâm đến kinh tế. Ba là để ý đến Trung Quốc.
Theo nhà nghiên cứu này, ông Donald Trump có thể trở mặt với đồng minh như đã làm ở Hội nghị thượng đỉnh G7, bởi vì ông Donald Trump cảm thấy Mỹ chịu thiệt về kinh tế, cho thấy ông ấy để ý đến cái trước mắt. Nhưng, ông hoàn toàn không để ý đến "dân chủ, tự do, nhân quyền", vì vậy Đài Loan nói chuyện với ông Donald Trump về "giá trị phổ biến" là không có tác dụng.
Ngô Ngọc Sơn cho rằng, ông Donald Trump thực sự là một thương nhân và Đài Loan là một con bài của Mỹ. Ông Donald Trump tiến hành gọi điện cho bà Thái Anh Văn sau khi đắc cử Tổng thống là nhằm tạo ra quân bài để mặc cả với Trung Quốc.
Nhưng ông Ngô Ngọc Sơn không cho rằng Mỹ sẽ để Đài Loan đi tới độc lập, bởi vì điều này sẽ kích động rất lớn đối với Trung Quốc. Ông nói: "Đến lúc đó không phải là chơi bài, mà là lật bàn". Mỹ vẫn hiểu sự khác biệt giữa chơi bài và lật bàn.
Nhiều người dân Đài Loan nửa mừng nửa vui với việc Mỹ chơi quân bài Đài Loan. Ngày 15/6, cựu chủ tịch Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan (AIT) Richard Bush cho rằng sau năm 2016 chính quyền Mỹ Donald Trump thực sự từng lấy Đài Loan làm quân bài đàm phán, nhưng xu thế này đã từng bước yếu đi.
Hiện nay, Mỹ có vài chính sách đối với Đài Loan: Trước hết, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các nghị sĩ thân Đài Loan coi Đài Loan là tài sản chiến lược của Mỹ, dựa trên các nguyên nhân về quân sự và chính trị, hy vọng thúc đẩy quan hệ Mỹ - Đài trên nhiều phương diện.
Chẳng hạn, ngày 18/6, Thượng viện Mỹ thông qua Luật trao quyền quốc phòng (HR 5515) đề nghị quân đội Mỹ tham gia cuộc tập trận của Đài Loan. Nhưng, một phe khác coi trọng lợi ích kinh tế, cho rằng quan hệ Mỹ - Đài cần thúc đẩy chính quyền Đài Loan của bà Thái Anh Văn mở cửa cho thị lợn, thịt bò Mỹ. Tức là yêu cầu phía Đài Loan phải "trả giá" cho sự bảo hộ của Mỹ. Đây cũng là tác phong của thương nhân Donald Trump.
Ngô Ngọc Sơn cho rằng Đài Loan là một quân bài, cho nên Mỹ lợi dụng quân bài này để kích thích Bắc kinh, đợi cho đến khi đàm phán đạt hiệu quả thì họ lại bỏ quân bài này đi. Vì vậy, kết quả là Đài Loan không có lợi ích, mà lại bị Bắc Kinh gây sức ép lớn hơn. Chẳng hạn Bắc Kinh gây thiệt hại cho Đài Loan bằng cách thúc đẩy các nước cắt đứt "quan hệ ngoại giao" với Đài Loan - đây là thiệt hại thực tế của Đài Loan trong thời gian qua.
Ngô Ngọc Sơn cho rằng một loạt động thái quân sự của Trung Quốc gần đây chưa hẳn là nhằm vào Đài Loan, bao gồm cả việc máy bay chiến đấu bay quanh Đài Loan. Trung Quốc đã sớm chọc thủng chuỗi đảo thứ nhất. Khi Trung Quốc vượt qua eo biển Bashi thì điều họ muốn là toàn bộ Biển Đông. Khi họ vượt qua eo biển Miyako thì điều họ muốn là đảo Senkaku và toàn bộ Thái Bình Dương.
Ở thời đại Mã Anh Cửu, do có cạnh tranh giữa phe Lục và phe Lam ở Đài Loan, cách làm như trên của Trung Quốc có kiềm chế. Sau khi Đảng Dân tiến lên cầm quyền, quan hệ hai bờ xấu đi, Bắc Kinh một mặt gây sức ép lên nội bộ Đài Loan, mặt khác tăng cường sức mạnh hải quân ở Biển Đông.
Trên thực tế, các hành động quân sự của Trung Quốc có tính toàn diện, tính chiến lược, tức là để cho Trung Quốc trỗi dậy, điều này đương nhiên dẫn đến xảy ra va chạm với Mỹ.
Phong Vân
Theo Viettimes.vn