Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trưa 25-09-2017

  • Cập nhật : 25/09/2017

Chuyên gia Mỹ: Nhật, Mỹ không đủ khả năng đánh chặn tên lửa Triều Tiên

Theo chuyên gia về kiểm soát vũ khí Mỹ, tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 của Triều Tiên có thể tiếp cận Chicago và hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại của Mỹ không đủ khả năng bắn hạ tên lửa này.

“Mô phỏng của chúng tôi cho thấy tên lửa có thể đi đến xa nhất là Chicago và thậm chí là xa hơn nữa”, Joe Brazda, nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin tại Monterey nói. Nhà nghiên cứu cũng cho rằng khả năng Triều Tiên có đầu đạn hạt nhân gắn được vào tên lửa là rất lớn.

Nếu đây là sự thật, các thành phố phía đông nước Mỹ như Washington và New York sẽ bị đe dọa. Bên cạnh các thành phố lớn như San Francisco và Los Angeles, mục tiêu có thể bao gồm căn cứ Hải quân Mỹ ở San Diego, Seattle, Washington nơi có tàu ngầm hạt nhân Ohio của Mỹ.

tai-sao-my-nhat-khong-danh-chan-duoc-ten-lua-trieu-tien-1

 Tên lửa Hwasong-14 trong một thử nghiệm của Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)

Theo Brazda, đội nghiên cứu của viện nghiên cứu quốc tế Monterey (MIIS) đã thực hiện phân tích tên lửa Hwasong-14, tên lửa ICBM cơ động chạy bằng nhiên liệu rắn và hoạt động qua 2 giai đoạn.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ đã được triển khai nhưng chưa được thử nghiệm đầy đủ. "Chúng ta không thực sự biết được nó hiệu quả đến mức nào", Braza nói và cho rằng Triều Tiên hoàn toàn có thể phóng nhiều hơn một tên lửa có đầu đạn hạt nhân đến Mỹ nếu xảy ra chiến tranh.

Trong một phân tích trên trang Defense One ngày 17/9, chuyên gia Joe Cirincione cũng cho rằng mọi nỗ lực bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm trung của Triều Tiên trước đó có thể đã không thực hiện được vì tên lửa đã ở quá cao để các hệ thống phòng thủ tên lửa như US Aegis hoặc THAAD phá hủy.

“Cả Nhật và Mỹ có thể đều không đánh chặn được tên lửa. Chưa một vũ khí phòng thủ tên lửa đạn đạo nào có thể lên đến độ cao đó cả”, Cirincione viết. Theo Cirincione, tên lửa lên cao hơn hàng trăm km so với hệ thống đánh chặn Aegis trên tàu Hải quân Nhật Bản, cao hơn so với hệ thống THAAD của Hàn Quốc và Guam, cũng như hệ thống Patriot.(Viettimes)
---------------------------------

Nga nhận định Mỹ sẽ không tấn công Triều Tiên

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng Mỹ sẽ không tấn công Triều Tiên vì biết Bình Nhưỡng sở hữu bom hạt nhân.

 

ngoai truong nga sergei lavrov - anh: afp

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov - Ảnh: AFP

 

Trả lời một cuộc phỏng vấn trên truyền hình ngày 24-9, ông Lavrov khẳng định không phải đang bảo vệ Triều Tiên, mà chỉ nói về một phân tích mà hầu hết mọi người đều đồng ý.

"Mỹ sẽ không thực hiện một vụ tấn công nhằm vào Triều Tiên, vì họ không phải nghi ngờ, mà biết chắc Triều Tiên có bom hạt nhân", đài Russia Today dẫn lời ông Lavrov.

Trong thời gian qua, mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên tiếp tục căng thẳng với màn "đấu khẩu" giữa chính quyền hai bên.

Mỹ chỉ trích Triều Tiên khi Bình Nhưỡng tiến hành thử nghiệm một quả bom khinh khí (hay bom H) trong tháng 9, với sức mạnh ước tính gấp 16 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ từng dùng để phá hủy thành phố Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945, theo AFP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, một người nổi tiếng với những phát ngôn mạnh bạo, đã gây chú ý khi gọi lãnh đạo Kim Jong Un của Triều Tiên là "Rocket Man" (Người tên lửa).

TTO - Bộ trưởng ngoại giao Nga ví cuộc đấu khẩu giữa tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên giống như chuyện đánh nhau của mấy đứa trẻ trong trường mẫu giáo.

Trong khi đó ở diễn biến mới đây, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho ở bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 23-9 tuyên bố việc bắn tên lửa vào Mỹ là "không thể tránh khỏi".

Trước tình trạng căng thẳng leo thang, Nga là nước thường xuyên kêu gọi sự bình tĩnh của các bên và khẳng định chỉ có đối thoại nghiêm túc mới là chìa khóa giải quyết vấn đề.

Trong phát biểu của mình, ông Lavrov cảnh báo nếu Mỹ cứ tiếp tục xử sự như những gì đã thể hiện, tất cả sẽ cùng rơi vào một cú lao dốc không thể lường trước, và hàng chục, hàng trăm ngàn người vô tội ở Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật cũng bị vạ lây.

Ngoại trưởng Nga nhắc lại rằng cần có một cách tiếp cận mềm mỏng hơn cho vấn đề này. Và khi được hỏi về làm thế nào gọi là mềm mỏng, ông nói: "Chỉ có sự vuốt ve, sự gợi ý và thuyết phục mà thôi".(Tuoitre)
-------------------------------

Căng thẳng Triều Tiên: Khi 'chiếc hộp hạt nhân' đã mở

Tình hình Triều Tiên càng lúc càng căng thẳng khi lãnh đạo của Mỹ lẫn CHDCND Triều Tiên đều đưa ra các phát ngôn không có dấu hiệu xuống thang.

Lãnh đạo Kim Jong-un đe dọa khiến chủ nhân Nhà Trắng phải “trả giá đắt”, rồi đại diện Bình Nhưỡng úp mở khả năng tiến hành đợt thử bom H lớn nhất ở Thái Bình Dương. Như vậy, “chiếc hộp hạt nhân” đã được Bình Nhưỡng mở ra, trong khi Washington cần giảm bớt khí thế của đối phương nhằm đạt được một thỏa thuận giữa hai bên.

Trong tình hình này, Mỹ khó có thể chỉ dựa vào Trung Quốc hay Nga để tìm cách tác động trực tiếp lên Triều Tiên nhằm giải quyết vấn đề. Với Moscow, tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ giúp thu hút chú ý, làm suy yếu nguồn lực ngoại giao lẫn quân sự của Washington. Như thế, Mỹ sẽ ít tập trung vào các căng thẳng với Nga. Còn với Bắc Kinh thì đang ngày càng không kiềm tỏa được Bình Nhưỡng như trước. Hai bên cũng đã có những tuyên bố chỉ trích nhau nên không loại trừ trường hợp Triều Tiên chĩa tên lửa về hướng Trung Quốc để tỏ thái độ phản ứng. Bắc Kinh cũng không muốn tạo áp lực lên Bình Nhưỡng khi Triều Tiên đóng vai trò như một vùng đệm để ngăn cách Trung Quốc với các lực lượng của Mỹ ở khu vực.

Tuy nhiên, trong bối cảnh này thì có lẽ các bên đều phải cân nhắc xem xét tình hình để tránh các tính toán sai lầm. Nhiều khả năng, phương thức ngoại giao dù không đủ để giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên nhưng vẫn đủ để giảm căng thẳng lần này.(Thanhnien)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục