Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý tối 25-09-2017
- Cập nhật : 25/09/2017
Nhật Bản có khả năng tham chiến cùng Mỹ nếu bùng nổ xung đột
Khả năng Nhật Bản tham gia vào cuộc chiến tranh với quân đội Mỹ đang tăng lên, cho dù Nhật Bản không sử dụng vũ lực thì họ cũng nằm chung đội hình với Mỹ. Đến nay, Nhật Bản đã tiến hành tiếp tế cho tàu chiến Mỹ.
Đây là một biện pháp mới để tăng cường quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ. Nhưng việc hợp nhất phòng vệ Nhật - Mỹ cũng tồn tại rủi ro. Việc công khai tin tức tình báo theo phương thức nào cũng là một vấn đề.
Luật an ninh mới được thông qua vào tháng 9/2015, được thực hiện từ tháng 3/2016. Nội dung cốt lõi lớn nhất của luật này là cho phép Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể. Luật cũng đã thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản với quân đội Mỹ từ thời bình đến thời chiến.
Nhiệm vụ được trao cho Lực lượng Phòng vệ trong thời bình đã bước vào giai đoạn thực hiện, nhưng nhiệm vụ được trao cho trong thời chiến hoặc đến gần trạng thái chiến tranh vẫn chưa được thực hiện.
Một nhiệm vụ mới đã được thực hiện đó là tiến hành tiếp nhiên liệu cho tàu chiến Aegis của quân đội Mỹ, tiến hành bảo vệ cho tàu chiến Mỹ. Bắt đầu từ tháng 4/2017, tàu tiếp tế của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã tiến hành tiếp tế cho tàu Aegis Mỹ phụ trách phòng vệ tên lửa đạn đạo. Căn cứ vào Luật an ninh mới, đối tượng quân Mỹ được Lực lượng Phòng vệ cung cấp nhiên liệu và hàng hóa đã mở rộng, tàu chiến phụ trách phòng vệ tên lửa cũng được đưa vào.
Về việc tiến hành bảo vệ cho tàu chiến Mỹ, tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng hoạt động cùng tàu tiếp tế Mỹ trên Thái Bình Dương.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đặt ra nhiệm vụ mới, quy định khi hòa bình ở Nhật Bản bị ảnh hưởng rõ rệt, có thể tiến hành tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay chiến đấu Mỹ.
Khi xuất hiện tình huống rõ ràng đe dọa sự tồn vong của Nhật Bản thì điều này sẽ được xác định là "tình trạng khủng hoảng tồn vong", Lực lượng Phòng vệ có thể sử dụng quyền tự vệ tập thể.
Tuy nhiên, rủi ro Lực lượng Phòng vệ bị lôi kéo vào chiến tranh với quân đội Mỹ cũng đang tăng lên. Bởi vì Lực lượng Phòng vệ cho dù không sử dụng vũ lực thì họ cũng sẽ bị cho là cùng chung đội hình của quân đội Mỹ.
Ngoài ra, theo tờ Sankei Shimbun Nhật Bản ngày 17/9, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ lựa chọn một địa điểm thay thế cho đảo Mage, thành phố Nishinomote, tỉnh Kagoshima để di dời căn cứ huấn luyện cất hạ cánh mô phỏng trên mặt đất cho máy bay trang bị trên tàu sân bay Mỹ. Việc di dời căn cứ huấn luyện này là vấn đề nan giải giữa Nhật Bản và Mỹ đã kéo dài trong 10 năm qua. Hiện nay, về việc nâng cao khả năng ứng phó, tầm quan trọng của máy bay trên tàu sân bay tăng lên.
Do đảo Mage không cho phép đóng quân huấn luyện, vì vậy hai nước Nhật Bản và Mỹ mới tìm cách chọn địa điểm khác.
Đảo Mage mặc dù có vị trí địa lý ưu việt, nhưng khả năng nhượng bộ của cư dân tại đây cực kỳ thấp. Vì vậy, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang lo lắng lựa chọn lại địa điểm huấn luyện trong những địa điểm đã xây dựng đường băng sân bay dân dụng.(Viettimes)
-------------------------
Việt Nam ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân
Ngày 22.9, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự phiên thảo luận cấp cao khóa họp 72 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Mỹ.
Tại phiên họp, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu rõ luật pháp quốc tế là nền tảng quan trọng đối với trật tự và sự ổn định trong quan hệ quốc tế, hòa bình cần được bảo đảm bằng luật pháp; kêu gọi tăng cường các hành động phù hợp với luật pháp quốc tế và hiến chương Liên Hiệp Quốc để ngăn ngừa, giải quyết hòa bình các xung đột và tranh chấp.
Về Biển Đông, phó thủ tướng kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý trên cơ sở luật pháp quốc tế, thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu lực và ràng buộc về pháp lý.
Cùng ngày, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, thay mặt nhà nước, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân. Hiệp ước được hoàn tất vào tháng 7 vừa qua với các điều khoản cấm các nước thành viên không được phát triển, thử nghiệm, sản xuất, chế tạo, tàng trữ, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Đến nay, hiệp ước đã được 52 nước ký và sẽ có hiệu lực sau khi được 50 nước phê chuẩn.(Thanhnien)
--------------------------------------
Thổ ra quyết sách nóng, Mỹ có lạnh gáy?
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ kéo dài thời hạn triển khai quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Iraq và Syria.
Ngày 23/9, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu cho phép kéo dài thời hạn triển khai quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Iraq và Syria trong trường hợp đối mặt với các mối đe doạ an ninh quốc gia.
Như vậy, Quốc hội đã uỷ nhiệm cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng thời hạn thực hiện các hoạt động xuyên biên giới khi hoạt động này hết hạn vào ngày 31/10/2017.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra chỉ 2 ngày trước thời điểm dự kiến diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về độc lập tại khu vực người Kurd ở miền Bắc Iraq mà chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cực lực phản đối.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này sẽ có các biện pháp an ninh, chính trị và kinh tế nhằm đáp lại cuộc trưng cầu dân ý của người Kurd.
Theo người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đó là "một sai lầm tồi tệ, sẽ gây ra các cuộc khủng hoảng mới trong khu vực".
Trong một diễn biến liên quan, ngày 23/9, Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Iraq, Trung tướng Othman al-Ghanmi, đã gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Tướng Hulusi Akar để thảo luận về cuộc trưng cầu dân ý "bất hợp pháp" của người Kurd tại Iraq.
Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tính toàn vẹn lãnh thổ, sự thống nhất chính trị ở Iraq và kêu gọi tiếp tục cùng nhau hợp tác trong cuộc chiến chống lại các tổ chức khủng bố, bảo vệ sự ổn định trong khu vực.
Hồi tháng 8/2016 Thổ Nhĩ Kỳ cũng gia hạn thời hạn triển khai quân đội tại Iraq và Syria, nhưng chỉ sau 1 năm, bản chất của sự việc đã thay đổi hoàn toàn.
Thay vì tập trung hỗ trợ lực lượng nổi dậy lật đổ chính quyền Tổng thống Assad, Ankara đã chuyển hướng nhằm vào lực lượng người Kurd được Mỹ hậu thuẫn, đang tiến hành kế hoạch ly khai.
Mới đây, Thổ Nhĩ Kỳ quyết định chấm dứt hỗ trợ phe nổi dậy. Một quyết định mà theo nhiều chuyên gia là có thể làm thay đổi quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với không chỉ chính phủ ông Assad, mà cả với Iran, Nga.
Sau động thái này, lần đầu tiên sau nhiều năm, tướng Mohammad Baqeri, Tham mưu trưởng quân đội Iran đã có chuyến thăm hiếm hoi đến Thổ Nhĩ Kỳ để bàn khả năng hợp tác về xung đột Syria và chống khủng bố.
Chuyến thăm của tướng Baqeri là dấu hiệu mới nhất cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm khả năng hợp tác với các nước khác ngoài Mỹ, trong đó có Iran và Nga.
Cả Iran, Iraq có chung quan điểm với Thổ Nhĩ Kỳ về lực lượng các tay súng người Kurd tại Syria và Iraq. Trong khi đó, Mỹ thì ngược lại, Washington sẽ không can thiệp hoặc can thiệp một cách chiếu lệ trong việc người Kurd đòi ly khai.
Việc thành lập nhà nước người Kurd tại Syria và Iraq sẽ tạo cơ sở để Mỹ duy trì sự hiện diện tại Trung Đông - nơi có nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào.
Washington sẽ đường đường chính chính thành lập một đường dây cung ứng dầu mỏ, khí đốt từ vùng vịnh tới châu Âu, cạnh tranh với kế hoạch Dòng chảy phương Bắc 2 đang được Nga triển khai.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài thời hạn triển khai quân đội tại Iraq và Syria nhằm đối phó với mối đe dọa từ người Kurd, cũng chính là lời cảnh báo sắc lạnh tới Mỹ và kế hoạch mà nước này đang triển khai tại Trung Đông.(Baodatviet)