Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên 26-09-2017: Vì sao Nga khẳng định Mỹ không tấn công Triều Tiên?

  • Cập nhật : 26/09/2017

Ngoại trưởng Nga cho rằng, kịch bản Mỹ tấn công Triều Tiên khó xảy ra dù hai bên đều bày tỏ tuyên chiến.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trả lời một cuộc phỏng vấn trên truyền hình ngày 24/9 cho rằng, một kịch bản Mỹ tấn công Triều Tiên sẽ không xảy ra.

"Mỹ sẽ không thực hiện một vụ tấn công nhằm vào Triều Tiên, vì họ không phải nghi ngờ, mà biết chắc Triều Tiên có bom hạt nhân" - RT dẫn lời ông Lavrov.

ngoai truong nga lac quan ve cuoc chien trieu tien

Ngoại trưởng Nga lạc quan về cuộc chiến Triều Tiên

Trong quan điểm của mình, ông Lavrov cảnh báo nếu Mỹ cứ tiếp tục xử sự như những gì đã thể hiện, tất cả sẽ cùng rơi vào một cú lao dốc không thể lường trước, và hàng chục, hàng trăm ngàn người vô tội ở Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật cũng bị vạ lây.

Ngoại trưởng Nga nhắc lại rằng cần có một cách tiếp cận mềm mỏng hơn cho vấn đề này. Và khi được hỏi về làm thế nào gọi là mềm mỏng, ông nói: "Chỉ có sự vuốt ve, sự gợi ý và thuyết phục mà thôi".

Đã có nhiều bình luận của giới chuyên gia Nga về kịch bản Mỹ tấn công Triều Tiên nhưng đều cho rằng, vũ khí hạt nhân mà Triều Tiên đang phát triển là một hòn đá tảng mà Mỹ không thể tiến hành bất cứ một đợt tấn công quân sự nào vào quốc gia Đông Bắc Á này.

Từng đưa ra các con số kỹ thuật về tương quan lực lượng quân đội 2 bên, Đại tá Hải quân Nga Konstantin Sivkov - TS.KHQS, Viện Hàn lâm pháo binh và tên lửa Nga, Phó Giám đốc thứ nhất Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị,cho rằng dù tiến hành cách đánh thế nào, Mỹ cũng sẽ không quyết định chọn lựa phương án tấn công Triều Tiên.

Ông đã viết một kịch bản tấn công và đáp trả từ cả 2 bên trong cuộc tấn công giả định Mỹ nhằm vào Triều Tiên.

Theo đó, mục tiêu của cuộc tấn công được phát động sẽ là hủy diệt chủ quyền quốc gia của Bắc Triều Tiên và sáp nhập phần lãnh thổ vào miền Nam.

Lực lượng tấn công có thể huy động  một đội quân có quân số tương đương và có tiềm lực tác chiến vượt trội gồm các thành phần chủ yếu là Mỹ và Hàn Quốc, ngoài ra, Nhật Bản hoặc Pháp cũng có thể tham gia nếu tình hình chính trị thuận lợi.

Còn đối với Bình Nhưỡng, đơn giản, đó là cuộc chiến sống còn vì chủ quyền đất nước, do đó, Triều Tiên sẽ huy động toàn bộ tiềm năng quân sự của mình.

Lực lượng liên quân khi tiến hành tấn công có thể đẩy cuộc chiến này kéo dài song dưới các sức ép từ cộng đồng trong nước và quốc tế như nhiều cuộc chiến của Mỹ phát động trước đây, khả năng họ sẽ chỉ tiến hành một cuộc tấn công chớp nhoáng.

Tuy nhiên, cuộc chiến như vậy sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào, chưa kể tổn thất là khá lớn.

Nhưng nếu như cuộc tấn công được triển khai theo mục tiêu đánh bại hoàn toàn Triều Tiên, nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ điều một lực lượng đủ để hỗ trợ đẩy lùi các mối nguy hiểm với Bình Nhưỡng.

Các phân tích cho thấy, nếu lực lượng liên quân chọn cuộc tấn công vũ trang hạn chế (tức chỉ tiến hành các chiến dịch không kích) con số tổn thất vào khoảng vài trăm người.

Nhưng nếu thúc đẩy cuộc xung đột tới việc lựa chọn chiến tranh hạt nhân, con số thương vong và tổn thất lên tới hàng triệu người và hậu quả về sau là không thể đong đếm.

Theo các chuyên gia, tổn thất từ chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên có thể khiến số người chết lên đến 2.354.690 người và 616.070 người bị bỏng hoặc bị thương do chấn thương cùng với khoảng gần 4.000.000 người khác sẽ bị nhiễm độc phóng xạ, cơ sở hạ tầng của Bình Nhưỡng trong một tích tắc sẽ trở thành tro bụi.

Lửa và sóng xung kích cũng như mây và bụi phóng xạ từ vụ nổ này sẽ có thể bao trùm cả Hàn Quốc và Nhật Bản thậm chí có khả năng đi đến cả Thượng Hải, Trung Quốc.

Trong trường hợp Triều Tiên tấn công đáp trả, hai phương án có thể được lựa chọn.

Phương án thứ nhất liên quan đến khả năng của tên lửa Triều Tiên mang theo đầu đạn hạt nhân có thể tấn công vào Los Angeles, tuy nhiên các chuyên gia nghi ngờ khả năng này.

Phương án thứ hai hoàn toàn nằm trong khả năng của Triều Tiên, họ sẽ thổi bay Seoul.

Song, ngay cả khi việc Triều Tiên không thể tấn công nổi Seoul, cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ có thể ảnh hưởng tới Trung Quốc và Bắc Kinh có thể ngay lập tức đáp trả bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa vào New York.

Nhưng nếu Mỹ cùng lúc tấn công vào Bắc Kinh và Bình Nhưỡng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới Nga.

Trong trường hợp Tổng thống Vladimir Putin giúp đỡ Trung Quốc thì hậu quả thậm chí còn khủng khiếp hơn. Ông Putin có loại vũ khí hạt nhân lớn nhất mà con người từng tạo ra với tên gọi là Tsar Boma với khả năng nổ khoảng 100 megaton - mạnh hơn khủng khiếp so với lượng tương đương nổ 10 kiloton mà "bom mẹ" mà Mỹ đang sở hữu.

bieu do minh hoa vu no hat nhan o seoul voi duong luong no 10 kiloton.

Biểu đồ minh họa vụ nổ hạt nhân ở Seoul với đương lượng nổ 10 kiloton.

Với việc biết rõ Triều Tiên đang nắm sức mạnh hạt nhân, Mỹ sẽ rất ít cho cơ hội để giành mục tiêu kiểm soát hay phá hủy Triều Tiên.

Như vậy, chuyên gia Nga cho rằng, nhiều khả năng hơn cả là giai đoạn căng thẳng nhất sẽ kết thúc sau một vài tuần không kích.

Kết quả sẽ là một thỏa hiệp: Triều Tiên chấp nhận chấm dứt hoàn toàn chương trình tên lửa hạt nhân còn Mỹ và các đồng minh sẽ đồng ý bãi bỏ các biện pháp cấm vận Bắc Triều Tiên, đồng thời cam kết sẽ không sử dụng sức mạnh quân sự chống Bắc Triều Tiên. Mỹ cũng có thể buộc phải cắt giảm sự hiện diện quân sự ở Hàn Quốc.

Các kịch bản tấn công trên đều cho thấy một thực tế, Mỹ chẳng hề có kết quả gì nếu thực hiện tấn công triệt hạ Triều Tiên.

Điều đó khiến khả năng xảy ra một chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, ít nhất, trong tương lai ngắn hạn và thậm chí trong tương lai trung hạn là cực kỳ thấp.

 

Ngọc Dương 
Theo Baodatviet.vn

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục