Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trưa 19-09-2017:

  • Cập nhật : 19/09/2017

Thùng thuốc súng” Triều Tiên càng nóng, Mỹ càng lợi to?

Tình hình bán đảo Triều Tiên đang ngày càng nóng lên khiến cả thế giới lo lắng, nhưng theo một số nhà phân tích, hệ thống chính trị Mỹ đang bị “tài phiệt hóa” lại theo đuổi những toan tính khác, đậm chất tiền bạc, và vì thế họ không muốn giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên.

luc luong dac nhiem tinh nhue cua trieu tien

Lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ của Triều Tiên

Vừa qua, trong nội dung trả lời phỏng vấn một số kênh truyền thông của Mỹ cũng như trong bài phát biểu tại Văn phòng của Trung tâm Cater ở Atlanta, Tổng thống thứ 39 của Mỹ, ông Jimmy Cater, người của Đảng Dân chủ, đã đưa ra nhận định khái quát về hệ thống chính trị Mỹ hiện nay, có thể được gói gọn trong mấy chữ “là hệ thống tài phiệt”, hoặc đang được “tài phiệt hóa”.

Cựu Tổng thống Jimmy Cater nhấn mạnh rằng, trong thời gian gần đây, tiền bạc đang đóng vai trò then chốt và ngự trị trong nền chính trị Mỹ và vì thế đã dẫn tới hiện tượng “tài phiệt hóa” và đánh mất giá trị dân chủ. Vì thế, ông Jimmy Cater đưa ra lời kêu gọi: “Hãy nỗ lực vì hòa bình, xúc tiến quyền con người và hãy nói rõ sự thật”. Phải chăng quá trình “tài phiệt hòa” nền chính trị Mỹ đang được đẩy nhanh sau khi tỷ phú Donald Trump bước vào Nhà Trắng?

Nhận định về tình hình liên quan tới chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, ông Jimmy Cater nói: “Chúng ta phải ngay lập tức phái người tới Bình Nhưỡng, nếu tổng thống không thể tự mình tới đó. Cách thức đối đầu với Triều Tiên trong tình hình hiện nay sẽ không hóa giải được cuộc khủng hoảng. Chừng nào chúng ta chưa nói chuyện với Triều Tiên và không đối xử với họ với thái độ tôn trọng như trong quan hệ giữa con người với con người mà họ cần được như vậy thì, theo tôi, sẽ chẳng có sự tiến bộ nào trong việc giải quyết vấn đề”.

Trước đây, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Cater đã từng là đặc phái viên của chính phủ Mỹ trong quan hệ với Triều Tiên và đã ba lần tới Bình Nhưỡng. Ông đã từng gặp và trao đổi ý kiến với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il và được biết rằng, chính quyền Bình Nhưỡng không muốn phát triển vũ khí hạt nhân, họ cần hòa bình và không bị bên ngoài đe dọa xâm lươc. Theo ông Jimmy Cater, chính vì thế mà Triều Tiên cần và rất muốn ký hiệp ước hòa bình với Mỹ để có thể đảm bảo chắc chắn rằng không bị tấn công [1,2 ].

Quan điểm của cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Cater nhận được sự ủng hộ của không ít người ngay trong chính giới Mỹ. Thí dụ, ông James Clapper, người từng giữ chức Trưởng Cơ quan tình báo của Mỹ tại Hàn Quốc và sau này là Giám đốc Cục tình báo quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama, nhận định: "Cách duy nhất để hóa giải chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên là thông qua kênh đối thoại, ngoại giao". Hồi tháng 5/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã từng tuyên bố rằng, ông sẽ "vinh dự" gặp nhà lãnh đạo Kim Jong Un trong hoàn cảnh thích hợp.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng để mở khả năng đàm phán sau vụ thử nghiệm hôm 4/7/2017. Ông phát đi thông điệp rằng có thể đàm phán về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên nếu Mỹ từ bỏ cái mà Bình Nhưỡng gọi là "chính sách thù địch". Trong khi Bình Nhưỡng luôn tìm cách đưa Washington vào các cuộc đàm phán song phương trong suốt nhiều thập kỷ qua thì Washington lại chỉ theo đuổi chủ trương thương lượng thông qua các kênh gián tiếp và không chính thức.

Tổng thống Nga V.Putin và giới lãnh đạo Trung Quốc cũng nhiều lần khẳng định rằng, họ không chấp nhận Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng cấm vận và đối đầu sẽ không bao giờ đạt được mục đích buộc Triều Tiên phải “đầu hàng”. Theo Matxcơva cũng như Bắc Kinh, kênh đối thoại và ngoại giao là phương thức duy nhất để hóa giải cuộc khủng hoảng hạt nhân và tên lửa đường đạn của Triều Tiên.

Thế nhưng, một số nhà phân tích cho rằng hệ thống chính trị Mỹ đang bị “tài phiệt hóa” lại theo đuổi những toan tính khác, đậm chất tiền bạc, và vì thế họ không muốn giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên [3,4].

Một là, Mỹ đang sử dụng cuộc khủng hoảng hạt nhân và tên lửa đường đạn để gây sức ép đối với Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải nhân nhượng trong một cuộc chiến tranh thương mại tiềm tàng sau khi Donald Trump bước vào Nhà Trắng. Chính ông Donald Trump trong chiến dịch tranh cử năm 2016 đã từng tuyên bố: “Tôi không thể gọi Trung Quốc bằng một tên gọi khác là “kẻ thù” bởi họ đang cướp đoạt tương lai của người Mỹ”. Trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên sau khi nhậm chức vào ngày 6/4/2017, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra “lộ trình 100 ngày” để ép Bắc Kinh phải thuyết phục Triều Tiên hủy bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa đường đạn để đổi lấy khả năng “không bị Mỹ trừng phạt về thương mại”.

nha lanh dao kim jong un vui mung sau khi trieu tieu phong thanh cong ten lua dan dao. anh kcna cong bo ngay 16/9/2017

Nhà lãnh đạo Kim Jong un vui mừng sau khi Triều Tiều phóng thành công tên lửa đạn đạo. Ảnh KCNA công bố ngày 16/9/2017

Hiện nay, ngay cả sau khi Nga và Trung Quốc ủng hộ Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc trừng phạt Triều Tiên do Washington đề xuất, Bộ tài chính Mỹ còn đe dọa Mỹ đang xem xét ngừng các hoạt động thương mại với bất kỳ quốc gia nào giao thương với Triều Tiên.  

Hai là, sử dụng “nguy cơ hạt nhân và tên lửa đường đạn” từ Triều Tiên, Mỹ cam kết sẽ “bảo vệ đồng minh” để buộc Hàn Quốc phải nhân nhượng trong các cuộc đàm phán về hiệp định thương lại tự do Mỹ-Hàn mà đến nay hai bên còn nhiều bất đồng chưa thể hóa giải được và vì thế vẫn chưa thể ký kết.  

Ba là, Mỹ làm to chuyện về “nguy cơ chiến tranh” từ Triều Tiên để ép Hàn Quốc và Nhật Bản phải mua sắm thật nhiều vũ khí, từ đó tạo công ăn việc làm cho tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ.

Bốn là, làm “thui chột” ý chí độc lập dân tộc của tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, buộc Hàn Quốc tiếp tục chấp nhập hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ về an ninh. Đồng thời làm phá sản ý tưởng của ông Moon Jae-in từ bỏ dự án xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên lãnh thổ Hàn Quốc. Trên thực tế, hệ thống THAAD của Mỹ không phải là nhằm bảo vệ Hàn Quốc trước nguy cơ bị tấn công từ Triều Tiên mà là nhằm vô hiệu hóa tiềm lực tên lửa hạt nhân của Trung Quốc và của Nga bố trí ở Viễn Đông [5]./. (Đại Tá Lê Thế Mẫu - Viettimes.vn)

***

Tài liệu tham khảo:

[1] Jimmy Carter: The U.S is now an “oligarchy” in which “unlimited political bribery”. https://theintercept.com/2015/07/30/jimmy-carter-u-s-oligarchy-unlimited-political-bribery/

[2] Jimmy Carter Is Correct That the U.S. Is No Longer a Democracy. http://www.huffingtonpost.com/eric-zuesse/jimmy-carter-is-correct-t_b_7922788.html

[3]Chronology of U.S.-North Korean Nuclear and Missile Diplomacy.https://www.armscontrol.org/factsheets/dprkchron

[4] What are Donald Trump's options for solving the North Korea crisis? https://www.theguardian.com/world/2017/sep/05/north-korea-crisis-donald-trump-options

[5] Why America's THAAD Deployment to South Korea Is Making China Go Crazy. http://nationalinterest.org/blog/the-buzz/why-americas-thaad-deployment-south-korea-making-china-go-19785
-----------------------------

Bắn hay không bắn tên lửa Triều Tiên: Chuyện "đau đầu" của Mỹ - Nhật

Mỹ và Nhật Bản lo sợ nếu đánh chặn thất bại tên lửa Triều Tiên, hệ thống phòng thủ tên lửa của hai quốc gia này sẽ tự chứng minh khả năng hoạt động yếu kém dù Bình Nhưỡng đã hai lần cho phóng tên lửa bay qua Nhật Bản.

Vụ phóng tên lửa hôm 15/9 của Triều Tiên đã khiến giới chức Nhật Bản ra thông báo yêu cầu người dân tìm nơi trú ẩn nhưng cả hệ thống phòng thủ tên lửa của Tokyo và Washington đều không bắn hạ tên lửa của Bình Nhưỡng.

Trước đó, Triều Tiên cũng đã cho phóng một quả tên lửa bay qua đảo Hokkaido của Nhật Bản trước khi rơi xuống Thái Bình Dương.Trong vụ việc này, năng lực phòng thủ tên lửa được ca ngợi bấy lâu nay của Mỹ và Nhật cũng không được sử dụng.

luc luong phong ve nhat ban dien tap kha nang trien khai he thong danh chan ten lua pac-3 o can cu khong quan yokota, ngoai o thu do tokyo hoi cuoi thang tam. 

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản diễn tập khả năng triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa PAC-3 ở căn cứ không quân Yokota, ngoại ô thủ đô Tokyo hồi cuối tháng Tám. 

Đây là lý do khiến không ít người dân Mỹ đặt ra câu hỏi tại sao các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại lại không được triển khai để đánh chặn tên lửa Triều Tiên trong khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã nhấn mạnh Bình Nhưỡng quyết tâm phát triển tên lửa hạt nhân có tầm bắn vươn tới lãnh thổ Mỹ.

"Nếu lần tới, Triều Tiên lại cho phóng tên lửa bay qua lãnh thổ quốc gia đồng minh Nhật Bản, tôi hy vọng chúng ta sẽ bắn hạ tên lửa và xem đây là thông điệp gửi tới Triều Tiên cũng như những người dân Nhật Bản đang trông chờ vào chúng ta. Nếu như chúng ta không chứng minh sẵn sàng sử dụng vũ lực, Triều Tiên sẽ không có lý do gì để tin chúng ta có thể hành động", tờ Japan Times dẫn lời nghị sĩ đảng Cộng hòa Dana Rohrabacher chia sẻ hồi tuần trước.

Trong khi đó, Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ xác nhận loại tên lửa Triều Tiên cho phóng hôm 15/9 là tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM). Còn theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, tên lửa của Triều Tiên đã bay xa khoảng 3.700 km và đạt độ cao tối đa 770 km trước khi rơi xuống Thái Bình Dương. Đây là tên lửa phóng thử nghiệm bay xa nhất của Triều Tiên từ trước tới nay.

Theo ông Evans Revere và Jonathan Pollack tại Viện Brookings, Washington nên thông báo rõ ràng rằng, nếu tên lửa Triều Tiên còn tiếp tục hướng về hay bay qua lãnh thổ Mỹ và các quốc gia đồng minh của Washington, nó sẽ bị coi là mối đe dọa trực tiếp và buộc "Mỹ cùng các đồng minh kích hoạt toàn bộ khả năng phòng thủ".

Hiện tại, cả Mỹ và Nhật Bản đều khẳng định có thể bắn hạ tên lửa Triều Tiên cho phóng thử nghiệm nhưng trong vụ phóng hôm 15/9, giới chức hai nước đều cho rằng, mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên chưa đạt ngưỡng phải bắn hạ.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Rob Manning nhấn mạnh, "nếu Mỹ và các đồng minh xác nhận đó là mối đe dọa trực tiếp, chúng ta nên bán hạ tên lửa" và khẳng định "quân đội Mỹ có cả kho vũ khí đủ năng lực". 

Đối với Nhật Bản, quốc gia này đang sở hữu hệ thống phòng thủ PAC-3 có thể đánh chặn các tên lửa hoạt động tầm thấp. Ngoài ra, các tên lửa SM-3 được phát triển cùng với Mỹ có thể tiêu diệt các tên lửa đạn đạo tầm ngắn tới trung.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cấp cao tại Heritage Foundation, ông Bruce Klingner nhấn mạnh, khi Triều Tiên cho phóng tên lửa về phía Nhật Bản, tên lửa của Triều Tiên bay ở độ cao mà không một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo nào được triển khai gần đó bao gồm SM-3 có thể vươn tới.

Còn theo Giáo sư Hideshi Takesada tại Đại học Takushoku ở Tokyo, Nhật Bản chỉ bắn hạ tên lửa một khi tên lửa này bay qua không phận thuộc chủ quyền quốc gia hoặc sắp rơi xuống lãnh thổ Nhật Bản. Trong khi, những tên lửa gần đây của Triều Tiên lại bay phía trên cao không phận Nhật Bản và không rơi xuống đất. "Đó là lý do chính phủ Nhật Bản không ra lệnh bắn hạ tên lửa Triều Tiên", ông Takesada chia sẻ. 

Nhưng theo Japan Times, các chuyên gia đánh giá năng lực phòng thủ tên lửa của Nhật Bản hiện hiện còn nhiều giới hạn.  

"Thực tế, rất khó để có thể đưa ra phán quyết rằng tên lửa Triều Tiên đang đe dọa trực tiếp tới lãnh thổ Nhật Bản khi tên lửa mới chỉ hoạt động trong giai đoạn đầu", Giáo sư Akira Kato tại Đại học J.F. Oberlin ở Tokyo nhận định.

Bên cạnh đó, Nhật Bản và Mỹ cũng không muốn đối mặt với rủi ro nếu như đánh chặn tên lửa Triều Tiên thất bại.

"Nếu đánh chặn tên lửa thất bại, hệ thống phòng thủ tên lửa của Nhật Bản sẽ tự chứng minh khả năng hoạt động kém hiệu quả", ông Kato nói.

Dù Nhật Bản đang nắm trong tay một mạng lưới tàu khu trục trang bị tên lửa Aegis. Song Tổng thống Donald Trump vẫn muốn Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh chương trình mua thêm các vũ khí phòng thủ của Mỹ. Với Nhật Bản, trong số những vũ khí cần mua còn có hệ thống phòng thủ trên mặt đất Aegis Ashore. 

Điều đáng nói, các công nghệ phòng thủ tên lửa của Mỹ mới chỉ tập trung vào ngăn chặn tên lửa Triều Tiên khi đang bay ở giai đoạn giữa của hành trình hoặc trong giai đoạn cuối chuẩn bị tấn công mục tiêu. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc muốn phát triển các công nghệ có thể loại bỏ ngay tên lửa khi nó mới rời khỏi bệ phóng.

Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng đang triển khai các cuộc tấn công mạng và thậm chí là gắn laser trên máy bay không người lái để bắn hạ tên lửa đạn đạo của đối phương ngay sau khi tên lửa mới rời bệ phóng. (Infonet)
------------------------

Giá xăng dầu Triều Tiên tăng cao sau trừng phạt

Giá xăng dầu Triều Tiên tăng hàng chục % chỉ trong vài ngày, sau khi HĐBA LHQ ra nghị quyết hạn chế cung cấp nhiên liệu cho nước này.

Giá xăng và dầu diesel ở Triều Tiên tăng rất cao kể từ khi HĐBA LHQ ban hành nghị quyết trừng phạt sau khi nước này thử hạt nhân lần sáu, Reuters phân tích từ dữ liệu thị trường do trang web Daily NKcung cấp. Daily NK do những người đào thoát khỏi Triều Tiên điều hành, thu thập thông tin giá cả bằng cách gọi điện cho các đại lý bán nhiên liệu ở Triều Tiên.

Theo đó, giá xăng bán tại các đại lý tư nhân ở thủ đô Bình Nhưỡng và ở các TP biên giới phía Bắc Triều Tiên như Sinuiju, Hyesan tăng lên đến 2,51 USD/kg trong ngày 13-9. Mức giá này tăng tương đương 13% so với mức 1,73 USD/kg ngày 5-9, trước ngày có lệnh trừng phạt, nếu so với thời điểm 8-6 thì tăng tới 70,7%, còn so với 1-12-2016 thì tăng tới 153,5%. Giá dầu diesel cũng tăng 61,5% trong thời gian từ ngày 5 đến 13-9, từ 1,30 USD/kg lên 2,10 USD/kg.

Đường phố trung tâm Bình Nhưỡng vắng vẻ. Ảnh: REUTERS
Đường phố trung tâm Bình Nhưỡng vắng vẻ. Ảnh: REUTERS

Ông Lee Sang-yong, người liên lạc thường xuyên với các nguồn tin bên trong Triều Tiên để lấy dữ liệu thị trường, cho biết đà tăng giá này bắt nguồn từ hai nguyên nhân phối hợp. Một vì lệnh trừng phạt mới nhất của HĐBA LHQ và một vì chính phủ Triều Tiên vào cuộc tích trữ, phòng khả năng khan hiếm.

“Các nhà chức trách Triều Tiên khả năng lớn sẽ chủ ý giảm cung cấp dầu ra thị trường sau vụ thử hạt nhân vừa rồi, vì lo ngại lệnh trừng phạt của HĐBA sẽ ảnh hưởng đến kho dự trữ của mình” - theo ông Lee - “Thêm nữa, các nhà đầu cơ cũng giảm đưa hàng ra thị trường vì nghĩ rằng giá sẽ còn tăng cao hơn nữa. Một phần nữa cũng do hiệu ứng tâm lý người dân lo ngại chiến tranh”.

Nghị quyết trừng phạt của HĐBA LHQ ngày 11-9 yêu cầu các nước thành viên không xuất khẩu khí gas hóa lỏng sang Triều Tiên, đồng thời đặt hạn mức nhập khẩu sản phẩm dầu mỏ tinh luyện và dầu thô xuống còn 2 triệu thùng/năm so với mức hiện tại. Nước cung cấp nhiên liệu nhiều nhất cho Triều Tiên là Trung Quốc, kế đó là Nga. Mỹ và Hàn Quốc cho biết trước lệnh trừng phạt này Triều Tiên mỗi năm nhập khẩu khoảng 4,5 triệu thùng sản phẩm dầu mỏ tinh luyện và hai triệu thùng dầu thô.

Chỉ ba ngày sau lệnh trừng phạt, Triều Tiên đã trả lời bằng việc phóng tên lửa đạn đạo Hwasong-12 ngang qua lãnh thổ Nhật ra Thái Bình Dương.

Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley ngày 17-9 tuyên bố HĐBA đã hết cách kiềm chế chương trình hạt nhân Triều Tiên và giờ có lẽ là lúc Mỹ chuyển hướng xử lý từ ngoại giao sang quân sự. Trước đó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. Master ngày 15-9 cũng nói Mỹ đang hết kiên nhẫn.(PLO)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục