Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý trưa 19-09-2017
- Cập nhật : 19/09/2017
Mỹ chặn tay Ukraine, giáng đòn vào Trung Quốc: Đã quá muộn?
Dưới sức ép của Mỹ, an ninh Ukraine bắt đầu điều tra thương vụ Trung Quốc thâu tóm hãng chế tạo động cơ máy bay Motor Sich của Ukraine.
An ninh Ukraine điều tra vụ Trung Quốc nắm quyền sở hữu Motor Sich
Truyền thông Ukraine đưa tin về việc Cơ quan An ninh nước này bắt đầu cuộc điều tra những nghi vấn liên quan đến việc bán 56% cổ phần của nhà máy động cơ Motor Sich của Ukraine cho Trung Quốc, bởi có thông tin cho rằng, thương vụ mua bán này có thể là bất hợp pháp.
Việc an ninh Ukraine bắt đầu điều tra các giao dịch “mờ ám” trong thương vụ này cho thấy “sự thay đổi trong cách tiếp cận của Ukraine đối với hợp tác kỹ thuật quân sự với Trung Quốc" - chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nói trong một bài bình luận dành riêng cho hãng Sputnik.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine là nguồn cung cấp công nghệ quân sự quan trọng thứ hai cho Trung Quốc, sau Nga, kể các công nghệ nhạy cảm như công nghệ vũ trụ, động cơ máy bay, vũ khí tên lửa, radar và động cơ cho các chiến hạm hạng nặng và cả tàu dân sự.
Kiev đã lén lút trợ giúp kỹ thuật cho Bắc Kinh vượt qua các hạn chế của Moscow về xuất khẩu các công nghệ quân sự, hoặc chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc ở mức giá thấp hơn nhiều. Tình hình này càng gia tăng sau khi Ukraine cắt đứt quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga.
Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù Hoa Kỳ có ảnh hưởng tới chính trị lớn đối với Ukraine kể từ những năm 1990, nhưng Washington đã không làm gì để ngăn chặn sự hợp tác này.
Trạng thái không hành động của Hoa Kỳ có thể một phần là do sự thiếu hiểu biết và thói kiêu căng thường lệ. Mặc dù một số lượng lớn cố vấn Mỹ trong những năm qua hiện diện ở Ukraine, kể cả trong cấu trúc quân sự và lực lượng đặc nhiệm của nước này, nhưng những sự kiện năm 2014 cho thấy Hoa Kỳ thiếu hiểu biết về tình hình thực tế.Tuy nhiên, theo tin tức trên báo chí Mỹ và các ấn bản chuyên ngành, gần đây chủ đề về hợp tác kỹ thuật quân sự - kỹ thuật của Ukraine với các nước Châu Á, đặc biệt là đối với Trung Quốc đã bắt đầu thu hút sự chú ý ngày càng tăng của Washington.
Ukraine đã giúp đỡ Trung Quốc cải tạo tàu sân bay Varyag thành Liêu Ninh và chế tạo tiêm kích hạm J-15
Trung Quốc bắt đầu tiếp nhận công nghệ Liên Xô sau năm 1990
Motor Sich là công ty chế tạo động cơ máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và máy bay vận tải hạng nặng nổi tiếng của Liên Xô, sau này, khi Liên bang Xô viết sụp đổ, Ukraine được thừa kế nguyên vẹn các cơ sở sản xuất và nền tảng công nghệ Xô viết.
Nhà máy Motor-Sich có lịch sử hợp tác lâu dài với Trung Quốc trong các lĩnh vực như phát triển, sửa chữa và cung cấp động cơ cho máy bay vận tải, máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu, máy bay huấn luyện chiến đấu và máy bay không người lái; cùng với tên lửa hành trình.
Việc đánh mất thị trường Nga trong cuộc khủng hoảng quan hệ giữa hai nước đã buộc công ty Ukraine phải tăng cường việc hợp tác này. Cho đến gần đây, các hợp đồng của Motor Sich với người Trung Quốc thường được sự đối xử ưu đãi từ các cơ quan chức năng Ukraine.
Vì vậy vào tháng 5 năm 2017, Phó Thủ tướng Ukraine Stepan Kubiv đã nói về kế hoạch xây dựng tại Trùng Khánh (Trung Quốc) nhà máy sản xuất động cơ máy bay theo công nghệ Ukraine như là một thành tựu lớn. Dường như sự hợp tác này đã thu hút sự chú ý của Hoa Kỳ.
Nếu các dự án hiện có thành lập liên doanh và chuyển giao công nghệ bị đình chỉ do áp lực từ các quan chức an ninh Ukraine, Trung Quốc sẽ phải quay trở lại phương cách cũ trong việc thu hút công nghệ Ukraine là mua giấy phép sản xuất riêng lẻ và tài liệu hướng dẫn, cũng như mời riêng chuyên gia. Điều này có thể làm chậm đáng kể tiến độ các chương trình của Bắc Kinh.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể chờ đợi việc cơ quan an ninh Ukraine có áp lực ngày càng tăng lên các dự án hợp tác giữa Trung Quốc và các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng khác của Ukraine, chủ yếu là với tập đoàn sản xuất tên lửa Yuzmash, hiện đang nắm giữ một số công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa thời Liên Xô cũ.
Mỹ chặn tay Ukraine nhưng Trung Quốc cũng đã hưởng lợi quá nhiều
Rủi ro liên quan đến việc hợp tác với quốc gia không theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập và thân Mỹ trở nên rõ ràng hơn đối với Trung Quốc.
Về mặt này, bài học về hợp tác kỹ thuật quân sự Trung Quốc-Israel là ví dụ. Vào đầu những năm 2000, dưới áp lực của Washington, Tel Avip đã buộc phải “chia tay” với Bắc Kinh sau nhiều năm gắn bó trong việc hợp tác phát triển công nghệ hàng không quân sự.
Cuộc xung đột nghiêm trọng giữa Israel và Hoa Kỳ đã phát sinh đặc biệt liên quan đến thỏa thuận cung cấp cho Trung Quốc máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm trên không (Airbone Warning and Control System - AWACS) tầm xa.
Theo các điều khoản của thỏa thuận, Israel trang bị cho ba máy bay AWACS Trung Quốc bằng radar Phalcon, cùng loại radar nước này đã trang bị trên những chiếc AWACS A-50I của Ấn Độ.
Tuy nhiên, do sức ép của Mỹ, tháng 7 năm 2000, Israel đã buộc phải từ bỏ hợp đồng trị giá 1 tỷ USD với Trung Quốc. Công ty công nghiệp hàng không Israel Aerospace Industries (IAI) - công ty chính thực hiện dự án - đã thua lỗ nặng do trả tiền phạt vi phạm hợp đồng và thiệt hại hình ảnh đáng kể.Bên cạnh đó, Mỹ cũng đã buộc Israel dừng việc hợp tác phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ của Trung Quốc J-10, được chế tạo trên cơ sở của thiết kế máy bay Lavi của Israel. Do đó, sau này Trung Quốc đã phải lần mò tự lực nâng cấp các máy bay này.
Ukraine cũng giúp đỡ Trung Quốc rất nhiều trong lĩnh vực động cơ máy bay chiến đấu và máy bay vận tải hạng nặng
Có thể việc hợp tác Trung Quốc - Ukraine đang chờ một kết cục như vậy. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đã được hưởng lợi quá nhiều trong quá trình hợp tác với Ukraine.
Đầu tiên là việc Trung Quốc có thể chế tạo những tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới nhất, có tầm bắn xa hơn, mang được nhiều đầu đạn con hơn như Đông Phong 31A (DF-31A), DF-41 hay các tên lửa hành trình phóng từ máy bay ném bom H-6, tàu khu trục là CJ-10/DH-10 là do Ukraine giúp đỡ về công nghệ.
Hay như việc Bắc Kinh mua tàu sân bay Varyag của Ukraine và được Kiev hỗ trợ công nghệ hoàn thiện thành tàu sân bay CV-16 Liêu Ninh (Type 001) rồi tiếp tục hoàn thiện và cho ra mắt tàu sân bay quốc nội Type 001A; hay việc phát triển tiêm kích hạm J-15 (trên nguyên mẫu T-10K - phiên bản Su-33 của Ukraine).
Ukraine còn đóng 2 tàu và chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc tự đóng các tàu đổ bộ đệm khí “Bò Rừng” Bizon (phiên bản Ukraine) của tàu đổ bộ đệm khí Zubr (Pjoject 1232.2, NATO gọi là "Pomornik") của Liên Xô.
Ngoài ra, Ukraine đã giúp đỡ Trung Quốc trong công nghệ chế tạo các động cơ máy bay phản lực siêu âm quốc nội WS-10 “Thái Hàng, WS-13 “Thái Sơn” và WS-15 “Nga Mi” cho các chiến đấu cơ thế hệ 4, 5 của nước này. Ngoài ra, Ukraine cũng giúp đỡ Trung Quốc chế tạo các các động cơ tuabin khí giành cho các chiến hạm mặt nước hạng nặng…
Do đó, mặc dù Mỹ đã ngăn chặn việc Ukraine tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho Trung Quốc nhưng hành động này cũng đã quá muộn màng. Tuy nhiên, dù sao có cũng còn hơn không, hạn chế bớt được cái gì hay cái đó. (Thiên Nam - Baodatviet.vn)
----------------------------------
Mỹ sắp sản xuất hàng loạt vũ khí hạt nhân hạng nhẹ mới?
Nếu Mỹ phát triển các loại vũ khí hạt nhân hạng nhẹ mới, các nước khác trên thế giới cũng sẽ làm theo và tạo ra nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân toàn cầu.
Theo tờ Politico, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho thành lập một ủy ban xem xét những chính sách dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama liên quan tới chương trình phát triển các hệ thống vũ khí hạt nhân mới bao gồm vũ khí hạt nhân hạng nhẹ sử dụng trên chiến trường.
Chia sẻ với Sputnik, Tiến sĩ Helen Caldicott, một thủ lĩnh có tiếng trong chiến dịch phản đối sử dụng vũ khí hạt nhân tại Australia và Mỹ trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh cho rằng, chính quyền Tổng thống Trump đã hoàn toàn "mất trí" khi có ý định sản xuất các loại vũ khí hạt nhân hạng nhẹ để tiến hành cái gọi là "một cuộc chiến hạt nhân có giới hạn".
"Mọi người đều biết rằng, một khi vũ khí hạt nhân được sử dụng, nó có thể kích động một cuộc chiến hạt nhân toàn cầu. Do đó, ý tưởng sản xuất vũ khí hạt nhân là hoàn toàn mất trí", bà Caldicott nhấn mạnh.
Cũng theo bà Caldicott, trong quá khứ, việc Mỹ xem xét kế hoạch phát triển các loại vũ khí hạt nhân hạng nhẹ là để ngăn chặn mối đe dọa tiềm tàng từ các đối thủ như Nga và Triều Tiên.
Khi được hỏi nguyên nhân thực sự nằm sau quyết định xem xét phát triển các loại vũ khí hạt nhân hạng nhẹ của chính quyền Tổng thống Trump, bà Caldicott cho rằng, "không có lý do gì cả ngoại trừ việc chính quyền Mỹ muốn chi thêm tiền và tạo cơ hội làm ăn cho các nhà sản xuất vũ khí và ngành công nghiệp quân sự của quốc gia này".
Bà Caldicott còn khẳng định, nếu Mỹ đi đầu trong việc sản xuất các vũ khí hạt nhân chiến thuật mới, các cường quốc hạt nhân khác cũng sẽ nối gót.
"Mỹ hiện được xem là hình mẫu cho các nước trên thế giới. Do đó, một khi Mỹ thi hành chính sách vũ khí hạt nhân, các nước vốn có cơ sở sản xuất vũ khí hạt nhân cũng sẽ hành động theo Washington. Một cuộc chiến hạt nhân chắc chắn sẽ xảy ra", bà Caldicott nói.
Được biết tới là một người nổi tiếng phản đối sử dụng vũ khí hạt nhân, bà Caldicott nhiều lần nhấn mạnh, chính sách phòng thủ hạt nhân là "chính sách hạt nhân điên rồ".
"Thực tế, chúng ta chưa từng chứng kiến sự tận diệt của vũ khí hạt nhân. Nhưng trong hoàn cảnh chính trị hiện nay khi mà các nhà lãnh đạo thế giới đe dọa nhau bằng vũ khí hạt nhân, theo tôi, chúng ta đang tiến tới các loại vũ khí hạt nhân hủy diệt gần hơn bao giờ hết", bà Caldicott chia sẻ. (infonet)
----------------------------
Mỹ không đồng ý đề xuất của Nga về Ukraine
Mỹ và Ukraine không đồng ý đề xuất của Nga nên triển khai quân gìn giữ hòa bình LHQ đến Ukraine.
Mỹ và Ukraine sẽ không đồng ý với dự thảo nghị quyết của Nga lên LHQ vốn đề nghị triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ở Ukraine, hãng tin Tass dẫn lời đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia ngày 18-9.
Ông Nebenzia cho biết phía Mỹ và Ukraine đã chính thức thông báo với Nga rằng sẽ không hợp tác về dự thảo nghị quyết này.
“Sau cuộc bàn bạc đầu tiên, các phái bộ Mỹ và Ukraine nói họ không sẵn sàng hợp tác về dự thảo nghị quyết này của Nga” - theo ông Nebenzia - “Họ nói họ phản đối mạnh điều này và có thể Ukraine sẽ có một dự thảo nghị quyết ngược lại, đề xuất triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ đến Donbass - đông Ukraine”.
Tuy nhiên theo ông Nebenzia, Nga không từ bỏ đề xuất này.
Nga và Belarus tập trận chung dọc biên giới Ukraine tuần trước. Ảnh: AP
Ý kiến này được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra tháng trước. Theo ông, cần triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ đến Đông Ukraine giúp bảo vệ các nhà giám sát ngừng bắn thuộc Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu (OSCE), cũng như giúp chấm dứt xung đột giữa quân đội Ukraine và phe ly khai kéo dài từ năm 2014 với hơn 10.000 người chết.
Ban đầu ông Putin nói muốn lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ được triển khai dọc các giới tuyến giữa quân chính phủ Ukraine và phe ly khai. Sau đó ông Putin nói cần triển khai lực lượng này ở cả các địa điểm khác nơi có mặt các thành viên OSCE giám sát ngừng bắn.
Tuy nhiên, Mỹ và Ukraine muốn lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ được triển khai cả ở các khu vực biên giới Nga-Ukraine mà chính phủ Ukraine không kiểm soát. Ngoài ra Ukraine còn muốn cấm mọi công dân Nga tham gia chiến dịch gìn giữ hòa bình này.
Tass dẫn lời Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko rằng ý muốn của này của Mỹ và Ukraine không hợp lý.(PLO)