Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sáng 08-09-2017:

  • Cập nhật : 08/09/2017

Mỹ đã hứa hẹn bảo vệ các đồng minh trước Triều Tiên như thế nào?

Bất chấp tuyên bố của Hoa Kỳ về việc đảm bảo cho các nước đồng minh của mình bằng cả con đường ngoại giao và quân sự. Song, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tự chủ động chuẩn bị đối phó với cuộc tấn công có thể xảy ra của Triều Tiên.

tinh hinh tren ban dao trieu tien ngay cang cang thang

Tình hình trên Bán đảo Triều Tiên ngày càng căng thẳng

Theo Ria Novosti, cộng đồng quốc tế đang theo sát các sự kiện diễn ra trên bán đảo Triều Tiên – hôm Chủ Nhật (3/9) quốc gia này đã thử nghiệm một quả bom H (bom nhiệt hạch) được thiết kế để trang bị cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Seoul khẳng định rằng, thời gian tới Bình Nhưỡng sẽ tiến hành thử nghiệm ICBM với mục tiêu là ở Thái Bình Dương, bất chấp Hoa Kỳ tuyên bố ý định "bảo đảm" cho các nước đồng minh là Nhật Bản và Hàn Quốc bằng cách sử dụng tất cả các biện pháp ngoại giao cũng như vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường.

Theo ước tính sơ bộ của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, công suất của vụ thử hôm Chủ Nhật vừa rồi tương đương với 70 kiloton, nhiều gấp vài lần so với các quả bom nguyên tử rơi xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật năm 1945.

Do đó, không nghi ngờ gì rằng Triều Tiên đang sở hữu vũ khí hạt nhân và có thể thực hiện các mối đe dọa bằng cách phóng các tên lửa tới đảo Guam, nơi đặt căn cứ quân sự của Mỹ. Việc khởi sự tiếp theo có thể tiến hành như thế nào thì hãy còn dừng ở việc đồn đoán.

Moscow cho rằng, về mặt các biện pháp ngoại giao, Mỹ đang đối thoại với Bình Nhưỡng "trên một số kênh bán kín, bán chính thức, bán lý luận". Tuy nhiên trên thực tế, công tác chuẩn bị nhằm đẩy lui cuộc tấn công có thể xảy ra từ phía CHDCND Triều Tiên đang được tiến hành với sự hỗ trợ của các phương tiện quân sự.

Seoul và Tokyo đã sẵn sàng

Không phải đợi đến lần phóng tên lửa tiếp theo của Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc đã bắt đầu các cuộc thảo luận về khả năng triển khai tàu sân bay và máy bay ném bom chiến lược Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã công bố kế hoạch gấp rút triển khai lắp đặt thêm thêm bốn bệ phóng tên lửa trong khuôn khổ chương trình triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Hoa Kỳ. Tháng 7/2016, sau 5 tháng đàm phán, Mỹ và Hàn Quốc đã thống nhất triển khai hệ thống THAAD, để trong trường hợp cần thiết có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. THAAD (hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối) là một hệ thống phòng thủ do tập đoàn Lockheed Martin thiết kế, có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo mục tiêu tầm ngắn hoặc trung trong giai đoạn chuẩn bị lao xuống mặt đất.

Về phần mình, Nhật Bản cho rằng cần tăng cường khả năng của hệ thống phòng thủ tên lửa của nước mình, trong đó có việc triển khai tổ hợp phòng thủ trên mặt đất Aegis Ashore của Mỹ. Giới chức quân sự Nhật Bản đánh giá, tổ hợp Aegis Ashore có độ tin cậy cao hơn so với tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối – THAAD. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết: "Các hành động khiêu khích hơn nữa vẫn có khả năng xảy ra. Với sự hỗ trợ của liên minh Mỹ-Nhật, chúng tôi sẽ nỗ lực để đảm bảo an toàn cho người dân của mình".(Infonet)
---------------------------

Phương án không ngờ của ông Putin để giải quyết căng thẳng Triều Tiên

 Để giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, cần phải cho Triều Tiên tham gia vào các dự án hợp tác, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Viễn Đông.

Tại buổi phát biểu trong khuôn khổ sự kiện Diễn đàn kinh tế Viễn Đông (EEF) 2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra gợi ý để giải quyết căng thẳng hiện tại ở bán đảo Triều Tiên, đó là cho phép và mời Triều Tiên tham gia vào các dự án hợp tác trong khu vực.

“Triều Tiên cần phải dần dần được tham gia vào hợp tác khu vực, Nga có một số đề xuất cụ thể mà mọi người đều đã biết, trong đó bao gồm xây dựng tuyến đường sắt chung kết nối tuyến đường sắt xuyên Siberia và các tuyến đường sắt của Hàn Quốc thông qua Triều Tiên, cũng như phát triển hệ thống vận tải đường ống trong đó có một số cảng của Triều Tiên”, ông Putin nói.

 tong thong nga vladimir putin tai dien dan kinh te vien dong 2017. (anh: tass)

 Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Diễn đàn kinh tế Viễn Đông 2017. (Ảnh: TASS)

Tổng thống Nga nói thêm: “Chúng ta có rất nhiều thứ để đưa ra và rất nhiều việc để làm. Đồng thời, việc tạo ra bầu không khí có tính quân sự hóa và kích động là vô nghĩa và không đi đến đâu cả”. Ông Putin cho rằng Bình Nhưỡng sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân bởi với họ đó là biện pháp phòng thủ duy nhất.

“Triều Tiên cho rằng việc sở hữu vũ khí hạt nhân và công nghệ tên lửa là giải pháp tự vệ duy nhất của mình. Vậy các ngài có nghĩ họ sẵn sàng từ bỏ nó hay không?”, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói.

Ông cũng nhắc lại sự kiện xảy ra ở Iraq khi liên quân do Mỹ dẫn đầu tấn công quốc gia này với cái cớ không rõ ràng và khẳng định Triều Tiên không quên sự kiện này.

Tổng thống Nga cũng cho rằng tình hình hiện tại là kết quả của một loại các hành động có tính khiêu kích mà Triều Tiên thực hiện, song ông đặt ra câu hỏi: “Nhưng họ làm những điều này và họ không hề hành động ngớ ngẩn chút nào, điều đó có nghĩa là họ đang mong đợi phản ứng nào đó từ các đối thủ của mình. Vậy tại sao các ngài lại tham gia vào?”.

cac quan nhan trieu tien tren san ga.

Các quân nhân Triều Tiên trên sân ga.

Ông Putin kêu gọi việc bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác và đảm bảo an ninh cho Triều Tiên, cũng như xác định rõ ràng những điều kiện làm việc có thể chấp nhận được. “Tôi cam đoan với các ngài, nếu tiến trình này được thực hiện, thì tình hình ở khu vực sẽ dần dần thay đổi, trong đó có quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Seoul và chúng ta sẽ có thể mong đợi được điều khác”.

Song ông Putin cũng nhấn mạnh, không bao giờ có thể dọa dẫm được Triều Tiên. Theo đánh giá của Tổng thống Nga, Bình Nhưỡng hiện đang cho rằng cộng đồng thế giới đáng tiến tới việc tấn công Triều Tiên và ông nhấn mạnh Bình Nhưỡng sẽ không đồng ý với điều này.

Các loại vũ khí hủy diệt hàng loại sẽ không được phép sử dụng để giải quyết vấn đề Triều Tiên và xung đột vũ trang cũng không được phép xảy ra, Tổng thống Nga trả lời câu hỏi của các đại biểu. Ông nói thêm rằng chỉ có thể giải quyết tình trạng này thông qua các cuộc đối thoại.

Ông Putin cũng cho biết ông đã thảo luận vấn đề trên bán đảo Triều Tiên với các nhà lãnh đạo của Nhật Bản và Hàn Quốc. Ông nói Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết vấn đề Triều Tiên thông qua các biện pháp ngoại giao.

Đồng thời, ông Putin cho biết đã thảo luận với thủ tướng Nhật Bản nhiều lần và ông Abe cũng đồng ý rằng cần phải tìm kiếm những giải pháp ngoại giao.

 nga ba bien gioi nga - trung quoc - trieu tien.

 Ngã ba biên giới Nga - Trung Quốc - Triều Tiên.

“Năm 2005, chúng ta đã tiến gần tới điều này, khi đã đạt được những thỏa thuận mà trong đó Triều Tiên cam kết niêm phong các chương trình hạt nhân và tên lửa của mình, trong khi các nước khác hỗ trợ hoạt động này, chúng ta đã nói về sự cần thiết của việc khôi phục mối quan hệ tốt đẹp giữa Triều Tiên và Hàn Quốc”, ông Putin nhắc lại.

Tuy nhiên, theo ông Putin, “tại thời điểm đó, thật không may, ai đó đã buộc Triều Tiên phải thực hiện những việc mà họ không cam kết thực hiện, và tình hình đầu dần dần trở nên xấu đi, cuối cùng xuống đến mức thấp như hiện nay”.

nguoi dan trieu tien xem tin tuc ve vu thu ten lua ngay 29/8 tai man hinh lon phia truoc ga binh nhuong. (anh: kyodo)

Người dân Triều Tiên xem tin tức về vụ thử tên lửa ngày 29/8 tại màn hình lớn phía trước ga Bình Nhưỡng. (Ảnh: Kyodo)

Tổng thống Nga cho rằng, không chỉ nên quan tâm mà các bên còn cần phải hợp tác để giải quyết vấn đề này: "Tôi muốn nhấn mạnh chúng ta có khả năng đạt được những kết quả tích cực".

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cho rằng đầu tư vào bán đảo Triều Tiên, trong đó có Triều Tiên là việc làm cần thiết mặc dù hiện tại tình hình tại đây có nhiều diễn biến phức tạp.

Ông khẳng định: "Đó là điều đáng lo ngại – một sự lo ngại nên có khi mà có những căng thẳng như vậy xảy ra trong khu vực, nhưng vẫn cần tiếp tục đầu tư bởi lẽ nếu các ngài dừng các hoạt động kinh tế trong khu vực, tình hình sẽ trở nên xấu đi hơn nữa”.(VTC)
-----------------------------

Báo Anh: Triều Tiên đang thổi phồng về bom nhiệt hạch

Tờ Daily Star của Anh cho rằng Triều Tiên đang thổi phồng về vụ thử nghiệm hạt nhân mà nước này thực hiện hôm 3/9.

Cuối tuần trước, cả thế giới đổ dồn sự chú ý về Triều Tiên khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch mạnh nhất từ trước tới nay. Vụ thử nghiệm gây ra một trận động đất mạnh 6,3 độ richter làm rung chuyển cả nước láng giềng Trung Quốc.

Sau động thái này, những người trước đây không mấy quan tâm đến những mối đe dọa tới từ Triều Tiên bắt đầu tỏ ra lo lắng trước sự tiến bộ vượt bậc trong việc làm chủ công nghệ hạt nhân của quốc gia Đông Bắc Á.

 bao anh cho rang trieu tien phong dai vu thu bom nhiet hach hom 3/9. 

 Báo Anh cho răng Triều Tiên phóng đại vụ thử bom nhiệt hạch hôm 3/9. 

Từ một vụ nổ với sức công phá chỉ vào khoảng 2 kiloton TNT vào năm 2006, sau 11 năm, Bình Nhưỡng khiến giới chuyên gia bất ngờ khi thực hiện vụ thử nghiệm bom nhiệt hạch với đương lượng nổ mà theo nước này tuyên bố vào khoảng 50 kiloton. Thậm chí nguồn tin tình báo Mỹ còn khẳng định con số này thực tế có thể lên tới 140 kiloton.

Nhưng theo Daily Star, có thể Bình Nhưỡng chỉ đang thổi phồng vụ thử nghiệm và nhiều khả năng Triều Tiên không hề sở hữu bom H như họ khẳng định. Bằng chứng là việc không hề phát hiện các chất phóng xạ, bao gồm khí xenon sau vụ thử hạt nhân mới đây. 

Theo các chuyên gia, nếu có đủ một lượng TNT và chôn chúng dưới lòng đất trước khi kích nổ đồng loạt, những rung chấn tạo ra hoàn toàn có thể khủng khiếp như vũ khí hạt nhân.

Điều khác biệt duy nhất giúp phân biệt một vụ nổ hạt nhân và vụ nổ hóa học truyền thống là các vật liệu hạt nhân có tính phóng xạ được lan toả trong môi trường sau khi cơn địa chấn thành hình.

Từ đặc điểm này, người ta bắt đầu nghi ngờ về vụ thử bom H của Bình Nhưỡng khi cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều khẳng định không phát hiện dấu vết của các chất phóng xạ trong các mẫu đất, nước và không khí thu được.

Trong khi đó, Trung Quốc, quốc gia láng giềng của Triều Tiên cho biết mức phóng xạ ở khu tự trị Changbai Korea gần bãi thử Punggye-ri của Triều Tiên có dấu hiệu tăng dần nhưng là do nguyên nhân tự nhiên chứ không liên quan đến vụ thử hạt nhân mới đây của Bình Nhưỡng.

Cùng quan điểm với tờ báo Anh, Tổng biên tập Alexander Uvarov của trang AtomInfo.ru, trang tin tức về lĩnh vực hạt nhân nguyên tử của Nga cho rằng dựa trên sức công phá của vụ nổ như Bình Nhưỡng tuyên bố, quả bom Triều Tiên vừa thử nghiệm không hẳn là bom nhiệt hạch theo đúng khái niệm hiện nay đang được sử dụng.

Thay vào đó, đây là một dạng thiết bị được tăng cường, tức một quả bom nguyên tử sử dụng một số đồng vị hydro để tăng cường sức công phá.

Theo Daily Star, nều Triều Tiên có khoác lác về thử nghiệm lần này cũng là điều không quá lạ bởi Triều Tiên dường như từng thổi phồng các loại vũ khí mà họ đang sở hữu. 

Ví dụ trong lễ duyệt binh kỷ niệm 105 năm sinh nhật cố Chủ tịch Kim Nhật Thành hồi tháng 4, các binh sĩ Triều Tiên được cho là sử dụng nhiều vũ khí giả để khoe khoang sức mạnh của quân đội nước mình. Thậm chí các chuyên gia quân sự còn chỉ ra rằng các dòng tên lửa uy lực xuất hiện trong dịp này bị lung lay trong lúc di chuyển trên quảng trường.

Hồi tháng 7, Nga cũng từng khẳng định quốc gia Đông Bắc Á khoác lác về vụ phóng tên lửa khi gửi các bằng chứng tới Liên Hợp Quốc chứng minh Triều Tiên thử tên lửa tầm trung thay vì tên lửa lục đạn đạo liên lục địa như Bình Nhưỡng tuyên bố.(VTC)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục