Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 08-09-2017

  • Cập nhật : 08/09/2017

Con trai Tổng thống Philippines bị cáo buộc buôn ma túy từ Trung Quốc

Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes cáo buộc con trai của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte là thành viên của một băng đảng tội phạm buôn bán ma túy do sau lưng anh này có một hình xăm lớn với những con số bí ẩn.

Hôm 7/9, phát biểu trong phiên điều trần tại Thượng viện, Paolo Duterte, con trai của Tổng thống Philippines Duterte đã phủ nhận cáo buộc liên quan tới một chiếc tàu vận chuyển ma túy từ Trung Quốc có trị giá 125 triệu USD đã bị bắt giữ.

Trước đó, hôm 5/9, Tổng thống Duterte đã yêu cầu con trai là Paolo tham dự phiên điều tra của Thượng viện nếu như không có vấn đề gì phải che giấu. Thậm chí, ông Duterte còn khuyên con trai không cần trả lời các câu hỏi và có quyền giữ im lặng.

Paolo Duterte, con trai Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bị  cáo buộc liên quan tới hoạt động mua bán ma túy. 

"Tôi không thể trả lời các cáo buộc mà vốn chỉ là tin đồn. Sự hiện diện của tôi ở đây là vì người dân Philipppines và vì người dân thành phố Davao, nơi tôi đang làm việc", Reuters dẫn lời Paolo Duterte, phó thị trưởng thành phố Davao trước Thượng viện Philippines. 

Trong khi đó, Tổng thống Duterte cũng nhiều lần khẳng định ông sẽ từ chức nếu có bất cứ cuộc điều tra nào phát hiện bất cứ thành viên trong gia đình Tổng thống liên quan tới nạn tham nhũng.

Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes, một người có tư tưởng phản đối mạnh mẽ Tổng thống Duterte, đã trình trước ủy ban Thượng viện các bức ảnh cho thấy Paolo Duterte đứng bên cạnh một doanh nhân liên quan tới chiếc tàu chở ma túy từ Trung Quốc đã bị bắt giữ.

Ngay cả con rể của Tổng thống Duterte là Manases Carpio, người cũng bị cáo buộc liên quan tới chiếc tàu chở ma túy bị bắt giữ hồi tháng Năm, đã khẳng định trong phiên điều trần trước Thượng viện Philippines rằng, không có bất cứ liên quan tới băng đảng mua bán ma túy.

Kể từ tháng Sáu năm ngoái, Tổng thống Duterte đã cho triển khai cuộc chiến chống ma túy quy mô lớn. Ông Duterte khẳng định sẽ dùng vũ lực để tiêu diệt tội phạm và nạn buôn bán ma túy ở Philippines.

Theo số liệu của cảnh sát Philippines, hơn 3.800 người đã bị cảnh sát tiêu diệt trong chiến dịch truy quét ma túy kể từ tháng Bảy năm ngoái. Trong khi, hơn 2.100 người khác cũng được cho đã thiệt mạng trong các hoạt động trấn áp tội phạm ma túy ở Philippines.

Cảnh sát Philippines còn phủ nhận những lời cáo buộc của các nhà hoạt động khi cho rằng, họ hành quyết các nghi phạm sử dụng và mua bán ma túy. Cảnh sát Philippines khẳng định lực lượng an ninh nổ súng chỉ để phòng vệ. 

Về phần mình, Thượng nghị sĩ Trillanes cho biết, ông này nắm trong tay nguồn tin tình báo từ nước ngoài nhưng giấu tên xác nhận Paolo Duterte là thành viên của một băng đảng tội phạm. Bằng chứng là hình xăm rồng với những con số bí ẩn đằng sau lưng của Paolo Duterte.

Khi được hỏi về hình xăm, Tổng thống Duterte khẳng định ông cũng có một hình xăm nhưng từ chối miêu tả hình xăm là gì.

Khi được ông Trillanes đề nghị chụp lại hình xăm ở lưng và chuyển cho Cục Quản lý Dược phẩm của Mỹ để giải mã những con số bí ẩn, ông Duterte đã từ chối. Tổng thống Philippines cũng từ chối cung cấp số tài khoản ngân hàng vì "không liên quan tới sự việc".

Phát ngôn viên của Tổng thống Philippines là ông Ernesto Abella nhấn mạnh, sự xuất hiện của Tổng thống Duterte và con rể Carpio "là nhằm chứng minh họ sẵn sàng đối mặt với những cáo buộc vô lý nhằm hạ uy tín và thanh danh của họ".  (Infonet)
----------------------------

Nga hiện đại hóa quân đội, báo Mỹ khuyên "phải hết sức cảnh giác"

 Tóm lại đây là một hướng đi đúng đắn và phù hợp với quân đội Nga vì các trang thiết bị thời Chiến tranh lạnh đến nay vẫn hoạt động rất tốt, khiến kẻ thù phải hết sức cảnh giác, nhất là khi được trang bị các radar và vũ khí hiện đại, National Interest nhận định.

may bay tiem kich tang hinh the he 5 pak-fa (anh khong quan vu tru nga)

Máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 PAK-FA (Ảnh không quân vũ trụ Nga)

Những diễn biến xấu của nền kinh tế Nga trong những năm vừa qua đã ảnh hưởng tới các kế hoạch hiện đại hóa quân đội của nước này. Do đó để tiết kiệm, Mátxcơva đang đầu tư nâng cấp hoặc hiện đại hóa các thiết bị hiện đang sử dụng, thay vì chờ đợi các thiết bị mới như xe tăng Armata hay máy bay chiến đấu PAK-FA được đưa vào sử dụng.

Phần lớn các thiết bị của Không quân Nga hiện nay đều là di sản của Liên Xô từ thời Chiến tranh lạnh, và ưu tiên hàng đầu của Nga hiện nay là tăng cường số lượng các thiết bị hiện đại đang hoạt động hơn là phát triển các khả năng mới mang tính cách mạng.

Các tiêu chí của Chương trình vũ trang quốc gia giai đoạn 2011-2020 của Nga đều nhấn mạnh vào số lượng các trang thiết bị hiện đại đưa vào sử dụng: đến năm 2015 phải đạt mốc 30% và đến năm 2020 là 70%. Đến nay rất khó để xác định Nga đã đạt được mục tiêu đề ra hay chưa nhưng chắc chắn một điều rằng số lượng trang thiết bị hiện đại rõ ràng đang tăng lên.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga đã phát biểu hồi tháng 4/2016 rằng kể từ năm 2013, quân đội Nga đã có thêm 1.200 máy bay mới và máy bay được hiện đại hóa, cụ thể 250 máy bay mới, 300 máy bay trực thăng mới và 700 máy bay được hiện đại hóa. Về cơ bản, tất cả các máy bay chiến đấu cánh cố định mới đều là phiên bản hiện đại của máy bay từ thời Liên Xô những năm 80, bao gồm Su-27 'Flanker', Su-25 'Frogfoot', MiG-29 'Fulcrum' và MiG-31 'Foxhound'.

Những máy bay thế hệ thứ tư này được trang bị hệ thống điện tử và radar hiện đại, thường được coi như máy bay chiến đấu thế hệ 4.5 nhưng thiếu các tính năng của máy bay thế hệ thứ năm như F-35.

Theo National Interest, tham vọng phát triển máy bay PAK-FA- máy bay chiến đấu Nga thế hệ thứ năm- liên tục bị trì hoãn vì chi phí cao và sự hỗ trợ không liên tục từ đối tác là Ấn Độ. Hiện nay mới chỉ có 8 nguyên mẫu của chiếc máy bay này, và kế hoạch mới nhất sẽ là có thêm 12 chiếc vào năm 2020.

Các dây chuyền sản xuất Su-35 hay MiG-35 sẽ được hưởng lợi từ những thiếu sót của PAK-FA, cũng như nhu cầu xuất khẩu tiếp tục gia tăng của máy bay chiến đấu thế hệ 4.5 của Nga. Đây là một kế hoạch thực tế và hết sức tiết kiệm.

chien dau co su-35 cua nga

Chiến đấu cơ Su-35 của Nga

Không chỉ riêng Nga, Hải quân Mỹ bắt đầu chuyển từ máy bay F/A-18 Hornet từ thập kỷ 1980 sang máy bay Super Hornet hiện đại vào đầu những năm 2000. Những máy bay chiến đấu thế hệ 4.5 này vẫn rất tốt và ít phải nâng cấp và phát triển thêm các máy bay dòng mới.

Và vì các chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ còn gặp nhiều trở ngại nên cũng dễ hiểu vì sao Nga lại chọn một con đường ít nguy hiểm hơn, cho dù không phải là không có những chi phí cơ hội.

National Interest cho biết không chỉ các kế hoạch hiện đại hóa không quân bị trì hoãn mà kế hoạch hiện đại hóa hải quân Nga còn tiến triển chậm hơn nhiều. Trong số 108 thiết bị chiến đấu trên mặt nước hiện nay thì có đến 3/4 là trên 25 năm tuổi.

Những nỗ lực xây dựng các thiết bị chiến đấu hiện đại trên mặt nước của Nga hiện nay tập trung vào các loại tàu tương đối nhỏ. Từ năm 2010 đến nay, Nga đã đưa 11 tàu hộ tống và hai tàu khu trục nhỏ đi vào hoạt động, và đến năm 2019, dự kiến sẽ có thêm 12 tàu hộ tống nữa.

Nhưng kể từ sau vụ sáp nhập Crimea năm 2014, Ukraine đã ngừng xuất khẩu động cơ tua-bin khí sang Nga. Vì vậy trong số 6 tàu khu trục nhỏ đang đi vào những giai đoạn hoàn thiện cuối cùng, chỉ có 3 chiếc là đủ tua-bin để hoạt động. Điều này đang khiến Hải quân Nga đau đầu và buộc phải tìm nguồn khác thay thế.

Trong số 20 tàu chiến lớn trên mặt nước (bao gồm các tàu khu trục lớn và các tàu tuần dương), chỉ có 2 chiếc là đi vào hoạt động từ cuối những năm 1990. Từ đó đến nay Hải quân Nga không có thêm một tàu chiến cỡ lớn nào. Ba tàu khu trục hiện nay vẫn đang được bảo trì, nhưng nếu quay lại hoạt động thì chúng sẽ thay thế một số tàu đã cũ chứ không phải là tàu chiến bổ sung thêm.

Tương tự, hai trong số các tàu tuần dương lớp Kirov từ thập kỷ 1980 vẫn đang được bảo trì, một trong số đó là tàu Đô đốc Nahkimov đang được hiện đại hóa. Đến năm 2020, tàu Nahkimov sẽ thay thế chiến hạm Pyotr Veliky để trở thành tàu mang cờ Nga trong Hạm đội phương Bắc, trong khi những chiếc còn lại được bảo dưỡng và hiện đại hóa.

Một lớp tàu chiến lớn và mới của Nga, lớp Leader được cho là sẽ được xây dựng vào đầu những năm 2020, nhưng đến nay vẫn chưa có hợp đồng nào được ký kết cả.

Hạm đội tàu ngầm của Nga cũng ở trong tình trạng tương tự khi phần lớn các tàu đều đi vào hoạt động từ đầu những năm 1990. Việc xây dựng các tàu ngầm hiện đại tập trung vào phiên bản nâng cấp của tàu ngầm lớp Kilo những năm 1980, với 16 trong số 22 chiếc tàu ngầm Kilo được nâng cấp hiện đang phục vụ ở hải quân các nước khác.

tau ngam kilo nga phong ten lua hanh trinh kalibr tan cong phien quan syria tu dia trung hai

Tàu ngầm Kilo Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr tấn công phiến quân Syria từ Địa Trung Hải

Gần đây Nga lại chuyển trọng tâm sang tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen, với tàu ngầm thứ hai của lớp này sẽ được khởi công trong năm nay. Tàu ngầm thứ 4 của lớp Borei cũng sẽ được khởi công trong năm nay. Cả hai tàu ngầm hạt nhân này đều là phiên bản nâng cấp của các tàu cùng lớp trước đây, do đó được đặt tên là tàu lớp Yasen M và tàu lớp Borei II.

Những khó khăn về kinh tế hiện nay đã đưa Nga đến quyết định nâng cấp các thiết bị sẵn có thay vì phát triển các vũ khí hoàn toàn mới. Nhưng Nga sẽ không dừng chương trình hiện đại hóa lại, chỉ là điều chỉnh một chút về hướng đi. Thậm chí một số mục tiêu còn có thể đạt được trước dự kiến nhờ dây chuyền sản xuất giá cả hợp lý.

Tóm lại đây là một hướng đi đúng đắn và phù hợp với quân đội Nga vì các trang thiết bị thời Chiến tranh lạnh đến nay vẫn hoạt động rất tốt, khiến kẻ thù phải hết sức cảnh giác, nhất là khi được trang bị các radar và vũ khí hiện đại.(Viettimes)
-----------------------------

Thủ tướng Thái Lan khó chịu vì dân tin ông Thaksin hơn

Thủ tướng Prayut Chan-o-cha chỉ trích truyền thông cứ nhắc hoài về anh em nhà Shinawatra sau khi các thăm dò cho thấy người dân tin ông Thaksin hơn là tin ông.

"Tôi đã gạt ông ta lại phía sau từ lâu nhưng nhiều cơ quan truyền thông lại không và vẫn chạy tin hằng ngày về ông ta. Bây giờ tôi chỉ tập trung vào luật pháp. Cách duy nhất để bỏ qua ông ta là quên ông ta đi và hãy để luật pháp làm việc của nó" - báo Bangkok Post ngày 7-9 dẫn lời thủ tướng Thái Lan.

Ông cảnh báo truyền thông nên "đặt những câu hỏi hữu dụng". "Truyền thông chẳng bao giờ hỏi liệu tôi có mệt không khi tôi tham dự hội nghị BRICS tại Trung Quốc hoặc Thái Lan đã đạt được sự công nhận gì. Họ chẳng quan tâm đến chuyện đó" - vị Thủ tướng vốn là chỉ huy quân đội lên tiếng trách móc.

Lãnh đạo chính quyền quân sự Thái Lan tỏ ra bực bội là vì các thăm dò công chúng do Viện Vua Prajadhipok công bố gần đây cho thấy ông Thaksin, dù bị lật đổ và đang sống lưu vong, vẫn được xem là thủ tướng được yêu mến nhất trong 15 năm trở lại đây.

Khảo sát thực hiện với 33.420 người trên toàn quốc trong tháng 4 và 5-2017 với sự hợp tác của Bộ kinh tế, xã hội số và Văn phòng thống kê quốc gia. 

Người tham gia được yêu cầu đánh giá các lãnh đạo của Thái Lan trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2017.

Cựu thủ tướng Thaksin nhận được sự tín nhiệm cao nhất, lên đến 93%, trong năm cầm quyền của ông vào năm 2003 trong khi mức tín nhiệm cao nhất của ông Prayut chỉ là 87,5% vào năm 2014, một năm sau khi ông lên nắm quyền. 

Tuy nhiên hai năm sau cuộc đảo chính, sự ủng hộ dành cho ông Prayut giảm còn 84,6% vào năm 2016.

Bà Yingluck xếp thứ ba với 69,9% tín nhiệm trong năm 2013 và 63,45 năm 2014.

Cả hai anh em cựu thủ tướng nhà Shinawatra hiện đều đang sống lưu vong sau khi bị quân đội lật đổ. Bà Yingluck bỏ trốn ra nước ngoài tháng trước nhằm né tránh phiên tòa xét xử bà liên quan đến chương trình trợ giá gạo cho nông dân mà theo dự kiến có thể xử bà mức án 10 năm tù giam cùng số tiền phạt lớn.(Tuoitre)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 07-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý tối 07-09-2017

    Tiêm kích F-16 rơi ở Mỹ, phi công tử nạn; Biệt độI SEALS huấn luyện đặc nhiệm Hàn Quốc "ám sát ông Kim Jong-un"; Nga dọa trục xuất thêm 155 nhà ngoại giao Mỹ; Tổng tư lệnh quân đội bị bắn chết trong doanh trại

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 07-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 07-09-2017

    Trung Quốc diễn tập đánh chặn tên lửa thành công; Đạn của Spyder-MR Việt Nam có thể thành sát thủ không-đối-không; Nghi vấn Myanmar cài mìn ở biên giới với Bangladesh; Nga mua thêm T-90M dù đã có phiên bản A cực mạnh

Bài cùng chuyên mục