Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên chiều 04-09-2017:

  • Cập nhật : 04/09/2017

Triều Tiên thử hạt nhân, Trung Quốc lên án đầy giận dữ

 Bắc Kinh đã bày tỏ sự phản đối kiên quyết và lên án mạnh mẽ đối với hành động này trong khi Matxcơva bày tỏ "quan ngại sâu sắc".

 

nguoi dan han quoc xem thong tin ve vu thu hat nhan cua trieu tien tren man hinh tai nha ga xe lua o seoul ngay 3-9 - anh: afp

Người dân Hàn Quốc xem thông tin về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên trên màn hình tại nhà ga xe lửa ở Seoul ngày 3-9 - Ảnh: AFP

 

Vụ thử hạt nhân lần thứ sáu trong ngày 3-9 khiến thành phố giáp giới của Trung Quốc cũng ghi nhận thấy những chấn động.

Vì thế không ngạc nhiên khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc kịch liệt lên án vụ thử hạt nhân lần này, đồng thời chỉ trích gay gắt Bình Nhưỡng đã phớt lờ những chỉ trích của quốc tế về chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.

Theo tuyên bố đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Triều Tiên đã phớt lờ sự phản đối rộng rãi của cộng đồng quốc tế, lại tiếp tục tiến hành một vụ thử hạt nhân.

Bắc Kinh mất kiên nhẫn

Tuyên bố của bộ trên nêu rõ Chính phủ Trung Quốc bày tỏ sự phản đối kiên quyết và lên án mạnh mẽ đối với hành động này.

"Chúng tôi cương quyết yêu cầu Triều Tiên ngừng thực thi các hành động sai lầm làm trầm trọng thêm tình hình và đồng thời không đem lại lợi ích gì cho mình", thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ.

Thời gian gần đây, Bắc Kinh đã bắt đầu tỏ thái độ mất kiên nhẫn với láng giềng đồng minh của mình. Không chỉ gật đầu với nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an LHQ mà Bắc Kinh còn bắt đầu thực thi thực sự một số biện pháp trừng phạt nhắm vào kinh tế Triều Tiên vốn phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, Bộ Ngoại giao Nga cũng phát đi tuyên bố cho biết "quan ngại sâu sắc" với vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, xem đây là "hành động thách thức luật quốc tế và đáng bị lên án".

Tuy nhiên phía Nga vẫn kêu gọi các bên có liên quan hướng đến giải pháp đối thoại để giải quyết vấn đề trên bán đảo Triều Tiên.

Hàn Quốc muốn cô lập Triều Tiên hoàn toàn

Cùng ngày, Hàn Quốc cũng đã lên án mạnh mẽ vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên, đồng thời cam kết thúc đẩy các biện pháp trừng phạt mới và mạnh mẽ nhất của HĐBA LHQ nhằm cô lập hoàn toàn Bình Nhưỡng.

tong thong han quoc moon jae in day cang thang truoc cuoc hop khan voi hoi dong an ninh quoc gia (nsc) ngay sau khi xac dinh vu thu hat nhan moi cua trieu tien - anh: reuters

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đầy căng thẳng trước cuộc họp khẩn với Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) ngay sau khi xác định vụ thử hạt nhân mới của Triều Tiên - Ảnh: REUTERS

 

Phát biểu tại cuộc họp báo về kết quả của cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC), Cố vấn an ninh chủ chốt của Tổng thống Hàn Quốc, ông Chung Eui Yong khẳng định Tổng thống Moon Jae In tuyên bố Hàn Quốc sẽ không bao giờ cho phép Triều Tiên tiếp tục thúc đẩy công nghệ hạt nhân và tên lửa.

Bên cạnh đó, ông Chung Eui Yong cũng khẳng định Tổng thống Moon đã ra lệnh tiến hành các biện pháp đáp trả tối đa đối với Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của Bình Nhưỡng. Tại cuộc họp của NSC, ông Moon cũng yêu cầu tiến hành tất cả các nỗ lực ngoại giao để đưa ra một nghị quyết thông qua HĐBA LHQ nhằm khiến Triều Tiên bị "cô lập hoàn toàn".

Cũng tại cuộc họp báo trên, ông Chung cho hay Hàn Quốc và Mỹ đã thảo luận về việc triển khai các khí tài chiến lược của Mỹ tới bán đảo Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng coi thường các cảnh báo của quốc tế và tiến hành vụ thử hạt nhân mạnh nhất từ trước đến nay vào cùng ngày.(Tuoitre)
-----------------------

Vì sao Mỹ phớt việc Hàn Quốc muốn đối thoại Triều Tiên?

Để Kim Jong-un “tự tung tự tác” phát triển kỹ thuật tên lửa và hạt nhân hay chưa chấp nhận đối thoại với Bình Nhưỡng đều là ý đồ của Washington...

Theo tin từ hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, ngày 1/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in về xung đột trên bán đảo Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa ngang qua lãnh thổ Nhật Bản.

Yonhap dẫn thông báo của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết, hai nhà lãnh đạo Mỹ - Hàn đã thống nhất phải tăng cường khả năng phòng thủ của Hàn Quốc trước đe dọa ngày càng gia tăng từ Triều Tiên. Hai nhà lãnh đạo cũng ưu tiên đưa Triều Tiên quay lại đối thoại.

doi dau hay doi thoai voi kim jong-un deu nam trong la y do cua washington

Đối đầu hay đối thoại với Kim Jong-un đều nằm trong là ý đồ của Washington

Vậy nhưng theo CBS News của Mỹ, dẫn thông tin từ quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho rằng thông tin từ phía Seoul không chính xác. Theo nguồn tin này, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Trump đã nhấn mạnh bây giờ không phải là lúc đối thoại với Triều Tiên.

Không biết thông tin từ CBS News là chuẩn xác hay từ Yonhap News là chính xác, nhưng trước cuộc điện đàm một ngày, ông Trump vẫn khẳng định đối thoại với Triều Tiên “không phải là câu trả lời” để giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên hiện nay.

Như vậy, dường như chính quyền Trump đã xem việc đối thoại với Bình Nhưỡng không còn là biện pháp được sử dụng trong lúc này, sau khi Washington đã kích hoạt kênh ngoại giao 1,5 – đàm phán không chính thức với Bình Nhưỡng.

Theo giới phân tích, thực tế đó không thể không khiến Seoul thất vọng, vì cho đến nay đối thoại trực tiếp với giới lãnh đạo xứ Bắc Hàn vẫn là ưu tiên của Nhà Xanh, cho dù Bình Nhưỡng vẫn luôn không thể hiện thiện chí với Seoul.

Điều đó cho thấy người Mỹ vẫn luôn đóng vai trò quyết định đối với chính sách cũng như kế hoạch hành động của đồng minh tại khu vực Đông Bắc Á.

Mỹ chủ đích tạo ra sự khắc chế đối với sức mạnh quân sự của Hàn Quốc?

Giới phân tích cho rằng, Hiệp định đình chiến tạm thời cho Chiến tranh Triều Tiên là công cụ quan trọng đảm bảo cho chiến lược của Mỹ tại vùng Viễn Đông. Duy trì tình trạng chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên là một tính toán đa lợi ích cho Washington.

Thực trạng đó đảm bảo sức mạnh Mỹ và lợi ích Mỹ luôn hiện diện tại khu vực chiến lược này. Mọi đối thủ đều phải trả giá khi việc kích hoạt một cuộc tấn công có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ bán đảo Triều Tiên đang trong tình trạng chiến tranh.

Bên cạnh đó, việc duy trì tình trạnh chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên còn nhằm đảm bảo cho quân đội Mỹ hiện diện tại khu vực không giới hạn về thời gian và Washington có thể dùng vũ lực kiểm soát chặt chẽ khu vực theo ý muốn của  mình.

washington da tao ra su khac che, khien dong minh khong the vuot nguong

Washington đã tạo ra sự khắc chế, khiến đồng minh không thể vượt ngưỡng

Để hợp pháp hoá điều đó, Washington đã ký với Seoul một Hiệp ước anh ninh chung Mỹ - Hàn năm 1954. Dù đảm bảo an ninh cho Hàn Quốc là sự kết hợp giữa lực lượng quân sự của hai bên, song trách nhiệm gần như hoàn toàn thuộc về Mỹ.

Từ việc nhận diện và đánh giá nguy cơ đến xây dựng kế hoạch tập trận chung và hợp đồng tác chiến Mỹ - Hàn...đều do Washington sắp đặt và đạo diễn. Trang bị vũ khí cho quân đội Hàn Quốc gần như thuộc độc quyền của Washington.

Đặc biệt, giống như Hiệp ước an ninh và hợp tác Mỹ - Nhật, Hiệp ước an ninh chung Mỹ - Hàn cũng được thiết kế điều khoản cho phép sự túc trực của một lực lượng quân đội Mỹ trên đất nước Hàn Quốc và hiện nay là khoảng 27.000 quân.

Có thể nhận diện, sức mạnh Mỹ bao gồm cả khí tài và lực lượng đang hiện diện trên đất nước Hàn Quốc luôn là một sự khắc chế với mọi hành động của Seoul mà bị xem là vượt quá giới hạn của Hiệp ước an ninh chung Mỹ - Hàn.

Khi Seoul muốn kết thúc Hiệp ước an ninh chung Mỹ - Hàn, nhiều điều khoản của Hiệp định đình chiến có thể được kích hoạt ngay tức khắc và kết quả chắc chắn sẽ là một hiệp ước an ninh mới được Washington chìa ra với nhiều bất lợi cho Seoul.

Dù thể hiện sự tôn trọng quyền tự quyết của Hàn Quốc, song Mỹ lại tạo ra những công cụ hữu hiệu nhằm giới hạn quyền tự quyết ấy của đồng minh, mà Hiệp định đình chiến tạm thời cho Chiến tranh Triều Tiên được xem là công cụ quan trọng nhất.

Washington đã miễn nhiễm ảnh hưởng của ngoại giao nước lớn với Seoul

Khi Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa, đe doạ hoà bình và an ninh tại khu vực Đông Bắc Á thì Tokyo và Seoul luôn có ý kiến với Bắc Kinh, tham khảo ý kiến với Washington, trước và sau khi có phản ứng chính thức về hành động của Bắc Hàn.

Điều đó cho thấy Seoul - và cả Tokyo - luôn xem Mỹ và Trung Quốc mới là nhân tố quyết định đến an ninh của mình. Lợi ích dân tộc, chủ quyền quốc gia của Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản luôn nằm trong ván cờ chính trị của Mỹ và Trung Quốc.

hinh anh nay khong de tai lap neu do bi xem la hanh dong vuot quy dao cua dong minh

Hình ảnh này không dễ tái lập nếu đó bị xem là hành động vượt qũy đạo của đồng minh

Hiểu nôm na là quyền lợi của ba quốc gia nằm trong khu vực Đông Bắc Á đã bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh nước lớn giữa Mỹ và Trung Quốc. Song thực ra chỉ có Triều Tiên mới bị ảnh hưởng bởi chính sách ngoại giao nước lớn Trung – Mỹ mà thôi.

Còn đối với Nhật Bản và Hàn Quốc thì bằng Hiến pháp hoà bình, Hiệp định đình chiến và các hiệp ước an ninh với đồng minh, Washington đã miễn nhiễm sự tác động bởi cạnh tranh trong ngoại giao nước lớn với hai quốc gia đồng minh này.

Lợi ích của Hàn Quốc - và cả Nhật Bản - hoàn toàn nằm trong sự bảo trợ của Mỹ, mọi kích hoạt nguy hiểm từ đối phương với đồng minh đều bị đáp trả trước tiên từ Mỹ. Mọi phương hại về an ninh của đồng minh đều bị đáp trả bằng sức mạnh Mỹ.

Do vậy, Bình Nhưỡng - và cả Bắc Kinh - muốn vượt qua hàng rào đó đều gặp phải sức mạnh Mỹ và đều phải gặp Mỹ. Điều đó kiến cho Seoul - và cả Tokyo - không thể dựa vào nguy cơ bởi cạnh tranh nước lớn để phòng vệ vượt quy ước với Mỹ.

Qua việc đảm bảo lợi ích cho đồng minh, Mỹ đã kiểm soát lợi ích của Hàn Quốc và Nhật Bản. Hàng rào bao quanh Nhật - Hàn là những công cụ hữu hiệu của Mỹ đảm bảo sự miễn nhiễm của cạnh tranh nước lớn đối với hai đồng minh chiến lược này.

Theo giới phân tích, những động thái nhằm tăng cường sức mạnh cho quân đội của Nhật Bản và Hàn Quốc hay việc chủ động bắt tay với Bình Nhưỡng đều có thể bị xem là chống lại chính sách an ninh chung của Mỹ và có thể làm hại chính mình.

Do đó, khi Nhà Xanh muốn đối thoại với giới lãnh đạo xứ Bắc Hàn mà không có sự đồng thuận của Nhà Trắng thì mọi việc sẽ không thể diễn ra. Hiệp định đình chiến được xem là cây gậy của Mỹ nhằm kiểm soát đồng minh vùng Đông Bắc Á này.

binh nhuong thanh ngu ong dac loi tu quan he cua my va cac dong minh tai dong bac a

Bình Nhưỡng thành ngư ông đắc lợi từ quan hệ của Mỹ và các đồng minh tại Đông Bắc Á

Có thể thấy rằng, khi Mỹ tạo ra những công cụ miễn nhiễm sự ảnh hưởng bởi cạnh tranh nước lớn với Nhật Bản và Hàn Quốc khiến cho những “hòn tên mũi đạn” chĩa về Bình Nhưỡng đều bị bật ngược trở lại, gây nguy hại cho chính Seoul và Tokyo.

Nhật Bản và Hàn Quốc càng phản ứng mạnh mẽ bao nhiêu, càng đưa ra nhiều sáng kiến bao nhiêu thì sức bật ngược trở lại càng lớn bấy nhiêu. Washington dựa vào sức bật đó để lượng hoá mức độ nguy hại từ sự trỗi dậy của Tokyo và Seoul.

Trong trường hợp này Bình Nhưỡng vô hình trung trở thành “ngư ông đắc lợi”, còn Seoul và Tokyo vô tình tạo ra tấm khiên vững chắc cho xứ Bắc Hàn, vì vậy Kim Jong-un cứ mặc sức thể hiện sự thách thức với Donald Trump.

Tóm lại, việc để Kim Jong-un “tự tung tự tác” phát triển kỹ thuật tên lửa và hạt nhân hay chưa chấp nhận đối thoại với Bình Nhưỡng đều là ý đồ của Washington. Bởi lẽ, sự ngông nghênh của Kim Jong-un không nguy hại với Mỹ bằng sự trỗi dậy của các đồng minh chiến lược Nhật – Hàn.(Ngọc Việt - ĐVO)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục