Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên chiều 03-06-2017

  • Cập nhật : 03/06/2017

Liên hiệp quốc thông qua các biện pháp trừng phạt Triều Tiên

Hội đồng Bảo an LHQ vừa thông qua lệnh trừng phạt đối với 14 cá nhân và 4 tổ chức của Triều Tiên trong khi Mỹ tuyên bố nếu cần thiết sẽ phản ứng theo những cách khác.

lanh dao trieu tien kim jong un (thu hai tu trai sang) vui mung trong mot vu phong thu hoi thang 5-2017 - anh: afp

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (thứ hai từ trái sang) vui mừng trong một vụ phóng thử hồi tháng 5-2017 - Ảnh: AFP

AFP đưa tin hội đồng ngày 2-6 đã nhất trí thông qua dự thảo nghị quyết trừng phạt Triều Tiên do Mỹ soạn thảo.

Theo đó lệnh trừng phạt thêm một nhân vật tình nghi đứng đầu tổ chức gián điệp, 13 quan chức và 4 tổ chức của Bình Nhưỡng. Những người này sẽ bị đóng băng tài sản, đối mặt với lệnh cấm du lịch.

Trong danh sách cấm vận có ông Cho Il U, người được cho là phụ trách các hoạt động gián điệp ở nước ngoài và thu thập thông tin tình báo quốc tế cho chính quyền Kim Jong Un.

Mười ba người còn lại bao gồm các quan chức cấp cao của Đảng Lao động Triều Tiên và lãnh đạo các công ty thương mại có nhiệm vụ mua sắm cho chương trình quân sự của Bĩnh Nhưỡng.

Bốn tổ chức bị đưa vào danh sách đen gồm có Ngân hàng Koryo, hai công ty liên kết với quân đội Triều Tiên và tổ chức Lực lượng Tên lửa Chiến thuật của quân đội nước này.

Lệnh trừng phạt không bao gồm một số cấm vận mà chính quyền Mỹ đã đưa ra hồi tháng trước như cấm vận dầu, cấm vận hàng hải, hạn chế thương mại và kiềm chế làn sóng công nhân Triều Tiên ra nước ngoài làm việc.

Trước khi thêm 18 cá nhân và tổ chức , danh sách đen của LHQ áp đặt lên Triều Tiên có 39 cá nhân và 42 tổ chức.

Hội đồng Bảo an đang gởi một thông điệp rõ ràng cho Triều Tiên: Hãy ngừng bắn tên lửa đạn đạo hoặc đối mặt với hậu quả" - Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley nhận định.

Đại sứ Pháp tại LHQ Francois Delattre nói rằng nghị quyết trừng phạt là "một lời cảnh báo" cho Triều Tiên về các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn nếu nước này không thay đổi và ngừng các vụ phóng thử.

Trung Quốc, đồng minh của Bình Nhưỡng, ủng hộ lệnh trừng phạt nhưng kêu gọi đối thoại để giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Liu Jieyi đã mô tả căng thẳng hiện nay là "phức tạp và nhạy cảm" nhưng nói thêm rằng có "cơ hội nhỏ nhưng quan trọng" để trở lại "lối đi đúng đắn nhằm tìm kiếm giải pháp thông qua đối thoại và đàm phán".(Tuoitre)
--------------------------

Nhật ủng hộ Mỹ dùng mọi biện pháp đối phó Triều Tiên

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản ủng hộ Mỹ dùng mọi biện pháp, trong đó có quân sự, để ứng phó Triều Tiên và muốn liên minh hai nước sâu sắc hơn.

bo truong quoc phong nhat ban tomomi inada phat bieu tai doi thoai shangri-la ngay 3/6. anh: reuters.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ngày 3/6. Ảnh: Reuters.

 

"Mỹ đang thể hiện rõ thông qua lời nói và hành động rằng mọi lựa chọn đều được tính đến. Tôi ủng hộ mạnh mẽ quan điểm của Mỹ", Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada phát biểu hôm nay tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La, Singapore.

Triều Tiên tăng tốc chương trình hạt nhân và tên lửa khiến Nhật Bản thêm lo ngại, buộc Thủ tướng Shinzo Abe phải có lập trường cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng. Một tàu sân bay trực thăng và tàu khu trục Nhật Bản vừa kết thúc cuộc tập trận dài ba ngày với hai tàu sân bay Mỹ ở biển Nhật Bản. Các chiến đấu cơ F-18 của Mỹ và F-15 của Nhật Bản xuất kích mô phỏng chiến đấu.

Cuộc tập trận diễn ra sau khi Triều Tiên phóng thử ba tên lửa đạn đạo trong chưa đầy ba tuần. Lần phóng gần nhất là hôm 29/5, tên lửa của Triều Tiên đạt độ cao 120 km rồi rơi xuống khu vực quốc tế trên biển Nhật Bản nhưng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Tokyo.

Nhật Bản còn muốn quan hệ đối tác quân sự với Mỹ có ảnh hưởng đến những khu vực khác ở châu Á, như Biển Đông, bà Inada nói.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, một trong những khu vực có nhiều tuyến hàng hải nhất thế giới, và tăng cường hiện diện quân sự tại đây khiến Nhật Bản và phương Tây lo ngại.

"Liên minh Nhật Bản - Mỹ sẽ đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực", bà Inada cho biết thêm. Bà kêu gọi hải quân các nước châu Âu "có sự hiện diện thường xuyên và rõ ràng" ở khu vực.

Trung Quốc thường chỉ trích Mỹ, Nhật Bản và các nước khác vì cái Bắc Kinh gọi là "can thiệp" vào vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh các bên có tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này sẽ giải quyết vấn đề.(Vnexpress)
-----------------------------------

Liên Hợp Quốc gia tăng lệnh cấm vận với Triều Tiên

Hội đồng Bảo an thông qua biện pháp trừng phạt mới Triều Tiên do Mỹ và Trung Quốc đề xuất, cấm vận thêm nhiều cá nhân và tổ chức của Bình Nhưỡng.

Nga sẽ không phủ quyết lệnh cấm vận Triều Tiên của Liên Hợp Quốc  /  Mỹ tuyên bố giữ cam kết với châu Á-Thái Bình Dương tại Đối thoại Shangri-La

15 nước thành viên HĐBA nhất trí thông qua lệnh cấm vận

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) hôm qua đã bổ sung 4 tổ chức và 14 cá nhân Triều Tiên vào danh sách cấm vận sau hàng loạt vụ thử tên lửa đạn đạo. Đề xuất trừng phạt này được thông qua sau 5 tuần đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời là lệnh trừng phạt chống Triều Tiên đầu tiên dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, Reuters đưa tin.

Mỹ đã liên tục hối thúc Trung Quốc tìm cách kiềm chế Triều Tiên, cảnh báo rằng mọi giải pháp đều được xem xét nếu nước này tiếp tục chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Lệnh cấm vận mới sẽ đóng băng tài sản của các tổ chức có tên trong danh sách đen, cũng như cấm đi lại với những cá nhân có liên quan. Đây là biện pháp tối thiểu mà HĐBA có thể thông qua.

Danh sách bị trừng phạt lần này có ngân hàng Koryo, lực lượng tên lửa chiến lược của quân đội Triều Tiên, cũng như người đứng đầu các chiến dịch tình báo của Triều Tiên ở nước ngoài.

"HĐBA đang gửi một thông điệp rõ ràng tới Triều Tiên - ngừng bắn tên lửa đạn đạo, nếu không sẽ phải lĩnh hậu quả", Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley tuyên bố. Nga trước đó cũng tuyên bố không phủ quyết đề xuất bổ sung cấm vận này.

Lệnh cấm vận Triều Tiên đầu tiên được Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 2006, sau khi nước này theo đuổi chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Các biện pháp trừng phạt được gia tăng sau 5 lần thử hạt nhân và hai vụ phóng tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng.(Vnexpress)

 

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục