Tin Biển Đông

 
 
 

Tin tức BIển Đông và tin thế giới chiều 14-2-2017: Mỹ sẽ gửi F-22, tàu ngầm hạt nhân tới Hàn Quốc

  • Cập nhật : 14/02/2017

Mỹ sẽ gửi F-22, tàu ngầm hạt nhân tới Hàn Quốc

Mỹ nhất trí triển khai các thiết bị chiến lược trong cuộc tập trận chung thường niên với Hàn Quốc vào tháng tới, khi Triều Tiên đang leo thang căng thẳng bằng vụ phóng tên lửa đạn đạo.

my-se-gui-f-22-tau-ngam-hat-nhan-toi-han-quocchien dau co f-22. anh: wikipedia

Chiến đầu cơ F-22. Ảnh: Wikipedia

"Hai bên nhất trí gửi thiết bị chiến lược của Mỹ, như các chiến đấu cơ tàng hình F-22 và một tàu ngầm năng lượng hạt nhân, từng loại một tới cuộc tập trận Key Resolve (Giải pháp Then chốt) và Foal Eagle (Đại bàng Non) vào tháng ba", Yonhap dẫn lời một quan chức quân sự Hàn Quốc giấu tên hôm nay cho biết.

Trong báo cáo gửi các nhà lập pháp, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố: "Chúng tôi đang thảo luận với Mỹ để xác định số lượng thiết bị chiến lược Mỹ sẽ được triển khai và mức độ hé lộ với truyền thông địa phương".

Động thái nhằm thể hiện khả năng sẵn sàng và năng lực tác chiến của các đồng minh, trước mối đe dọa hạt nhântên lửa đang gia tăng từTriều Tiên. Cuộc tập trận dự kiến có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Triều Tiên cuối tuần trước phóng thử một tên lửa đạn đạo mới chế tạo, một hành động khiêu khích đầu tiên kể từ khi Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ. Vụ phóng diễn ra sau khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tháng trước đe dọa phóng thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể vươn tới Mỹ.

Mỹ và Hàn Quốc tổ chức tập trận quy mô lớn thường niên ở Hàn Quốc, thường vào đầu tháng ba. Triều Tiên coi sự kiện là hoạt động chuẩn bị cho chiến tranh. (Vnexpress.net)
------------------------------------------------------

Ấn Độ được phép sản xuất Su-30MKI 'tàng hình'

Hãng Spuniknews dẫn nguồn tin từ Nhà máy sản xuất máy bay Irkutsk (Nga) cho biết, Irkutsk sẽ cung cấp 40 máy bay chiến đấuSu-30MKI cho Không quân Ấn Độ (IAF). Những máy bay này được sản xuất tại Ấn Độ theo giấy phép của Nga.

Cùng với đó, Ấn Độ đang đàm phán với Nga về gói nâng cấp 194 chiếc Su-30MKI lên thành máy bay chiến đấu gần đạt thế hệ thứ 5, tức gần như máy bay tàng hình, với chi phí hơn 8 tỉ USD. Các chiếc Su-30 nâng cấp này gọi là Super Sukhoi.

Để đẩy nhanh quá trình đàm phán, một nhóm quan chức Nga vừa đến New Delhi để thảo luận kế hoạch nâng cấp trên, và dự kiến sẽ chốt lại vào trong 4 hoặc 6 tháng tới.

an do duoc phep san xuat su-30mki 'tang hinh' kha nang mang bom dan cuc an tuong cua su-30mki

Khả năng mang bom đạn cực ấn tượng của Su-30MKI

.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên thương vụ tàng hình hóa Su-30MKI được nhắc đến trong nỗ lực tăng cường sức mạnh Không quân của Ấn Độ. Tuy nhiên, số lượng máy bay có nhiều khác biệt.

Ngay từ năm 2012, tờ Indian Express trích dẫn các nguồn tin ngoại giao của Ấn Độ xác nhận, trong chuyến thăm của Thủ tướng Manmohan Singh sang Nga, một hợp đồng mua thêm 42 chiến đấu cơ "chuẩn tàng hình" Su-30MKI đã được thảo luận và sẵn sàng ký kết.

Theo nguồn tin này, Ủy ban Nội các an ninh Ấn Độ đã đưa ra quyết định mua thêm 40 chiến đấu cơ Sukhoi từ năm 2010, nhưng các cuộc đàm phán đã bị kéo dài vì Ấn Độ đang cân nhắc đến một số tính năng ở các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.

Cuối cùng, phía Nga đã đồng ý nâng cấp các máy bay chiến đấu Su-30MKI lên biến thể mới nhất (được gọi là Super Sukhoi) với các đặc tính bổ sung. Biến thể Su-30MKI Super Sukhoi sẽ có buồng lái mới, radar nâng cấp và khả năng tránh radar phát hiện.

Đáng chú ý, biến thể mới có thể mang tải trọng vũ khí nặng hơn, đặc biệt, máy bay có thể trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu âm BrahMos. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang tìm kiến để nâng cấp hầu hất các máy bay Su-30MKI đang hoạt động của họ trong thời gian dài.

Sau khi Nga thất bại trong gói thầu cung cấp các máy bay chiến đấu đa năng tầm trung (MMRCA) cho Ấn Độ, các quan chức nước này cho biết, Moscow đảm bảo với New Delhi, sẽ tung ra những gói nâng cấp tốt nhất cho máy bay Su-30MKI.

Thỏa thuận cung cấp 40 chiến đấu cơ Super Khoi Su-30MKI cho Ấn Độ có trị giá khoảng 3,7 tỷ USD và hợp đồng sẽ được thực hiện đến năm 2018. Việc có thêm 40 chiếc Su-30MKI đến năm 2018 giúp tăng số lượng máy bay chiến đấu loại này trong Không quân Ấn Độ lên tới 272 chiếc.

Ấn Độ có kế hoạch trong năm 2017 sẽ thay thế 120 máy bay MiG-21 và với chương trình MMRCA vẫn chưa được thực hiện, các phi đội máy bay Su-30MKI sẽ là trụ cột của Không quân Ấn Độ. (Báo Đất Việt)
------------------------------------------------------

Mỹ tính “phá tên lửa Triều Tiên trên bệ phóng”

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 13-2 (giờ New York) tiến hành họp khẩn theo yêu cầu của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc để bàn về vụ phóng tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên.

Trước đó, Bình Nhưỡng tuyên bố đã “phóng thành công” tên lửa tầm trung và xa Pukguksong-2 trong vụ thử có sự giám sát của nhà lãnh đạo Kim Jong-un hôm 12-2.

Hãng thông tấn KCNA gọi tên lửa trên là “hệ thống vũ khí chiến lược mới kiểu Triều Tiên”, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Cũng theo KCNA, tên lửa Pukguksong-2 sử dụng động cơ nhiên liệu rắn và là phiên bản nâng cấp, mở rộng tầm bắn của loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm được thử nghiệm thành công vào tháng 8-2016.

Một số nhà phân tích nhận định việc Bình Nhưỡng theo đuổi tên lửa nhiên liệu rắn lớn là diễn biến “rất đáng lo ngại”. “Không dễ để làm cho động cơ nhiên liệu rắn cỡ lớn hoạt động chính xác nên đây quả thật là một bước tiến đáng kể của Triều Tiên” - chuyên gia Jonathan McDowell của Trung tâm Vật lý học thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ) nhận định với Reuters. Ngoài việc cải thiện tốc độ phóng, động cơ nhiên liệu rắn còn giúp tăng sức mạnh và tầm bắn của tên lửa đạn đạo.

anh chup vu phong ten lua pukguksong-2 duoc hang thong tan kcna cong bo hom 13-2 anh: reutersanh chup vu phong ten lua pukguksong-2 duoc hang thong tan kcna cong bo hom 13-2 anh: reuters

Ảnh chụp vụ phóng tên lửa Pukguksong-2 được hãng thông tấn KCNA công bố hôm 13-2 Ảnh: Reuters

Vụ phóng trên được xem là hành động thách thức tân Tổng thống Mỹ Donald Trump, người cam kết có lập trường cứng rắn hơn với Triều Tiên khi còn vận động tranh cử. Dù vậy, phản ứng công khai không mấy mạnh mẽ của ông Trump phần nào cho thấy nhà lãnh đạo này hiện không có nhiều lựa chọn khả dĩ để kiềm chế chương trình hạt nhân, tên lửa của Bình Nhưỡng.

Theo một quan chức Mỹ, Nhà Trắng đang cân nhắc những biện pháp như tăng cường trừng phạt; tăng cường lực lượng hải quân, không quân ở trên và quanh bán đảo Triều Tiên; đẩy nhanh lắp đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa mới ở Hàn Quốc...

Dù vậy, những lựa chọn này xem ra không khác gì mấy những chính sách được áp dụng trong thời người tiền nhiệm Barack Obama. Ngay cả ý tưởng tăng cường sức ép để Trung Quốc kiềm chế Triều Tiên cũng được các chính quyền Mỹ trước đó dùng tới nhưng không mấy hiệu quả.

Trong nỗ lực trấn an dư luận, ông Stephen Miller, cố vấn chính sách cao cấp của Tổng thống Trump, hôm 12-2 cam kết Washington sẽ củng cố các mối quan hệ liên minh quan trọng ở vùng Thái Bình Dương. Cố vấn này nói thêm ông Trump sẽ yêu cầu quốc hội tăng ngân sách quốc phòng.

Theo trang Defense One, Washington đang tìm kiếm giải pháp ngăn chặn Triều Tiên tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo (ICBM) có thể đe dọa lãnh thổ Mỹ. Một lựa chọn là đưa máy bay ném bom hoặc chiến đấu cơ không kích tên lửa trước khi nó được phóng. Bên cạnh đó, Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ còn nghiên cứu việc bắn laser từ máy bay không người lái để phá hủy tên lửa tại bệ phóng.

Tuy nhiên, hành động tấn công trực diện này có nguy cơ dẫn đến một vụ tấn công rốc két trả đũa của Bình Nhưỡng nhằm vào Seoul. Trong trường hợp ICBM rời bệ phóng, Mỹ có thể bảo vệ phần lãnh thổ lục địa bằng 30 tên lửa đánh chặn trên mặt đất tại 2 bang California và Alaska. (NLD.COM.VN)

------------------------------------------------------

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Michael Flynn từ chức

Truyền hình CNN của Mỹ dẫn hai nguồn tin cho biết Cố vấnAn ninh Quốc gia Mỹ Michael Flynn đã từ chức đêm 13/2 giữa lúc có những tranh cãi liên quan tới những quan hệ của ông với giới chức Nga trước khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ.

 
co van michael flynn. anh: afp/ttxvn

Cố vấn Michael Flynn. Ảnh: AFP/TTXVN

Trước đó, Bộ Tư pháp Mỹ đã cảnh báo chính quyền Trump hồi tháng trước rằng ông Flynn đã làm cho giới chức của chính quyền Mỹ "lầm đường lạc lối" về việc ông này liên lạc với Đại sứ Nga tại Mỹ và có nhiều nguy cơ bị phía Nga tống tiền.
 
Trong khi đó, giới chức Nhà Trắng cho biết Tướng về hưu Keith Kellogg đã được chỉ định là quyền Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, thay ông Flynn.
 
Mới đây, báo Washington Post cho biết Tướng Michael Flynn, Cố vấn an ninh quốc gia trong chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã nói chuyện với Đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak để trấn an về những trừng phạt của Mỹ đối với Nga. 
 
Cuộc nói chuyện này diễn ra trước ngày 8/11/2016, khi ông Trump chưa nhậm chức. Thời điểm đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa thông báo quyết định trừng phạt Nga sau báo cáo về vụ tấn công tin tặc trong thời gian tranh cử tổng thống Mỹ.
 
Ông Michael Flynn dường như đã trấn an đại sứ Nga và khuyên Moskva không nên phản ứng quá mức bởi các trừng phạt đó sẽ không còn khi ông Donald Trump vào Nhà Trắng. 
 
Theo các quan chức Mỹ, thảo luận “sai lầm” này đã phát đi một tín hiệu bất hợp pháp rằng Moskva có thể mong đợi được nới lỏng các biện pháp trừng phạt mà chính quyền Tổng thống Obama trước đây đã áp đặt chống Nga liên quan đến cáo buộc tấn công bầu cử Mỹ.
 
Ông Flynn đã phủ nhận điều này. Tuy nhiên, Washington Post cho hay ông Flynn sau đó đã rút bác bỏ này thông qua người phát ngôn của mình. (TTXVN)
------------------------------------------------------

Mỹ có Bộ trưởng Cựu chiến binh mới

Thượng viện Mỹ ngày 13/2 đã phê chuẩn quyết định của Tổng thống Donald Trump đề cử ông David Shulkin vào cương vị Bộ trưởngCựu chiến binh của nước này.

 

 
ong david shulkin. anh: afp/ttxvn

Ông David Shulkin. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, tại cuộc bỏ phiếu trước toàn thể Thượng viện cùng ngày, ông Shulkin đã nhận được tỷ lệ ủng hộ tuyệt đối.
 
Ông Shulkin từng giữ cương vị Thứ trưởng phụ trách hệ thống chăm sóc sức khỏe của Bộ Cựu chiến binh Mỹ từ tháng 72015. Ông sẽ là quan chức đầu tiên không xuất thân là cựu chiến binh lãnh đạo bộ này. Tân Bộ trưởng cũng là một trong những quan chức cấp cao hiếm hoi từ thời chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama còn tại vị.
 
Phát biểu tại phiên điều trần phê chuẩn của Thượng viện Mỹ đầu tháng này, ông Shulkin đã cam kết thúc đẩy “những cải cách và thay đổi lớn trong Bộ Cựu chiến binh”. Ông là người chủ trương ủng hộ việc các cựu chiến binh Mỹ có thể tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe tư nhân nếu họ thấy cần thiết.
 
Hiện nay, cựu chiến binh Mỹ không thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân do Bộ Cựu chiến binh thanh toán nếu họ không có được giấy hẹn của bộ này trong vòng 30 ngày hoặc sống cách xa cơ sở chăm sóc sức khỏe của Bộ quá 60 km. Tuy nhiên, ông Shulkin cũng muốn tiếp tục duy trì các dịch vụ chăm sóc sức khỏe quan trọng nhất của Bộ Cựu chiến binh.(TTXVN)


 
Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục