Tin Biển Đông

 
 
 

Tin tức BIển Đông và tin thế giới 15-2-2017: Tàu sân bay Mỹ trên đường hướng đến tuần tra ở Biển Đông

  • Cập nhật : 15/02/2017

Tàu sân bay Mỹ trên đường hướng đến tuần tra ở Biển Đông

Hải quân và Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ đang lên kế hoạch đưa nhiều tàu chiến đi qua các khu vực mà Trung Quốc xây dựng đảo trái phép trên Biển Đông nhằm thách thức Bắc Kinh.

tau san bay my tren duong huong den tuan tra o bien dong doi tau san bay carl vinson co the tham gia tuan tra o bien dong - anh: u.s. navy

 Đội tàu sân bay Carl Vinson có thể tham gia tuần tra ở Biển Đông - Ảnh: U.S. Navy

Hãng tin UPI ngày 13-2 dẫn các nguồn tin trong Hải quân Mỹ cho biết các tàu thuộc đội tàu sân bay Carl Vinson sẽ tham gia các hoạt động tuần tra, đi qua vùng biển 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo trên Trường Sa và/hoặc Hoàng Sa.

Đội tàu sân bay Carl Vinson, bao gồm các tàu khu trục Wayne E. Meyer, Michael Murphy, tàu Lake Champlain và các trực thăng, chiến đấu cơ, tàu hậu cần… đang trên đường đến Biển Đông.

Kế hoạch đang được trình lên các cấp chỉ huy để chờ tổng thống Donald Trump ký duyệt, có thể hé lộ về xu hướng chính sách của tân chính quyền Mỹ đối với châu Á.

Thông tin trên lộ ra sau khi truyền thông Nhật Bản đưa tin bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã khẳng định quân đội Mỹ sẽ cứng rắn với Trung Quốc trên Biển Đông trong các cuộc họp kín đợt thăm Tokyo và Seoul vừa qua.

Trong khi đó theo tờ Navy Times, lãnh đạo Hải quân Mỹ coi chương trình tuần tra đảm bảo tự do đi lại là một sứ mệnh tiêu chuẩn nhằm xác định các quyền theo luật quốc tế và đảm bảo sự ảnh hưởng của Mỹ.

Tuy nhiên các hoạt động trên bị tạm dừng tại các vùng biển nhạy cảm trong nhiệm kỳ cuối của Tổng thống Barack Obama, cụ thể từ năm 2012 đến 2015.

Trong giai đoạn này, Bắc Kinh đã đẩy mạnh việc xây dựng, xây đường băng, lắp đặt hệ thống phòng không trên các đảo nhân tạo.

“Chính quyền Trump sẽ phải quyết định họ muốn làm gì - chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington nhận định - Tôi không cho rằng họ có thể buộc Trung Quốc rút khỏi các đảo mới xây trên Trường Sa. Nhưng Mỹ có thể đưa ra chiến lược ngăn việc tiếp tục cải tạo đất, hạn chế quân sự hoá và ngăn Trung Quốc sử dụng các tiền đồn mới này để hăm doạ và bắt nạt các nước láng giềng”. (Tuoitre.vn)

--------------------------------------------------------------------------

Thái Lan và Mỹ bắt đầu tập trận Hổ mang Vàng 2017

Sáng 14/2, tại Căn cứ hải quân Sattahip, tỉnh Chonburi, cuộc tập trận Hổ Mang Vàng năm 2017 (Cobra Gold 2017) đã được Thái LanMỹ đồng chủ trì khai mạc.

 
linh thuy danh bo my tham gia cuoc tap tran ho mang vang tai tinh chonburi. anh: afp/ttxvn

Lính thủy đánh bộ Mỹ tham gia cuộc tập trận Hổ Mang Vàng tại tỉnh Chonburi. Ảnh: AFP/TTXVN

Cuộc tập trận năm nay sẽ kéo dài trong 10 ngày, từ ngày 14-24/2, với sự tham gia của 29 quốc gia. Đặc biệt, Đô đốc Harry B. Harris, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ đã khai mạc Cobra Gold 2017, trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ đến Thái Lan kể từ sau cuộc đảo chính năm 2015.

Cobra Gold là cuộc tập trận đa phương thường niên lớn nhất châu Á, có lịch sử 36 năm, khởi nguồn từ cuộc tập trận song phương của Mỹ và Thái Lan, đồng minh lâu đời nhất của Mỹ tại châu Á.

Cuộc tập trận năm nay diễn ra với chủ đề đối phó với thách thức an ninh khu vực và toàn cầu, thúc đẩy hợp tác quốc tế và sự ổn định trong khu vực. Tổng số quân nhân Mỹ tham gia cuộc tập trận năm nay là 3.600 người, bằng cuộc diễn tập năm 2016. Các quân nhân này thuộc các lực lượng Lục quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.

Sự kiện năm nay sẽ gồm 3 phần chính: diễn tập tham mưu trong đó có hội thảo chỉ huy cấp cao; diễn tập thực địa bao gồm những hoạt động nhằm tăng cường quan hệ khu vực và nâng cao khả năng phối hợp; các hoạt động hỗ trợ nhân đạo tại Thái Lan.

Giới phân tích Thái Lan nhận định cuộc tập trận này là bước đi đầu tiên của chính quyền Donal Trump tại Đông Nam Á đồng thời sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới cộng đồng quốc tế rằng Mỹ vẫn duy trì sự can dự chiến lược trong khu vực như trước, đặc biệt là với Thái Lan - đồng minh suốt gần 200 năm của Washington. (TTXVN)

---------------------------------------------------------------------------------

Lãnh đạo EU thừa nhận tương lai tan rã

Theo báo Express của nước Anh cho biết, trong cuộc trả lời phỏng vấn đài phát thanh Deutschlandfunk của Đức ngày 12/2/2017, Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu (EC) Jean Claude Juncker tuyên bố sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ thứ 2 cho chức vị vốn được xem như Thủ tướng của Liên minh châu Âu này.

"Đây là một thời điểm tốt bắt đầu cho chiến dịch tranh cử nhưng tôi sẽ không có một lần tranh cử thứ hai nữa.

Tình yêu với Liên minh Châu Âu luôn trong trái tim tôi, bởi vì tôi đã khám phá được sự phong phú về sắc màu của EU.

Mặc dù vậy, vẫn còn thiếu một nguyên tắc cơ bản để sự phong phú đó có thể hiện thực hoá trong đời sống tại châu Âu", Express dẫn lời ông Juncker.

Bình luận về tuyên bố của đương kim Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu, báo Le Monde của Pháp đã nhận định: “Đây là một sự đầu hàng. Sự thoái lui của ông Juncker như một lời thừa nhận sự bất lực của Liên minh châu Âu”.

Bởi lẽ tình hình EU thời hậu Brexit hiện nay không phải là thời điểm thích hợp cho một tuyên bố bi quan như vậy của người đứng đầu EC.

lanh dao eu thua nhan tuong lai tan rachu tich uy ban chau au (ec) jean claude juncker

Lanh dao EU thua nhan tuong lai tan raChủ tịch Uỷ ban Châu Âu (EC) Jean Claude Juncker

Cũng nên nhắc lại rằng, việc được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu là một sự cứu vãn ngoạn mục cho sự nghiệp chính trị của ông Jean Claude Juncker, vốn được cho là có thể lụi tàn bởi scandal “thu thập tinh tức tình báo công dân gây tranh cãi” vào cuối năm 2013, khiến ông phải từ chức Thủ tướng Luxemburg. Vậy mà ông Juncker lại rút lui.

Như thế là sau sự ra đi của ông Martin Schulz – người từ bỏ chức vị Chủ tịch Nghị viện Châu Âu (EP) để vể tranh cử chức Thủ tướng Đức – cấu trúc lãnh đạo của EU lại càng thêm ảm đạm sau tuyên bố của Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Jean Claude Juncker về việc không tái nhiệm, ở thời điểm còn 2 năm nữa mới hết nhiệm kỳ.

Bởi ông Juncker và ông Schulz là hai trong số những gương mặt nổi bật nhất tại Brussels và có vai trò làm nổi bật được tầm quan trọng của các thiết chế châu Âu với sân khấu chính trị toàn cầu. 

Việc cả hai nhân vật quan trọng thoái lui và thoái chí được cho là do sức ép mệt mỏi từ một EU ngày càng cho thấy sự rệu rã trong một hành trình bế tắc, sau khi Brexit diễn ra.

Theo giới phân tích thì những xáo trộn ở thượng tầng kiến trúc tại Brussels đã báo hiệu “đại dự án EU” đã đến lúc kết thúc khi các tác giả lần lượt ra đi. Chính ông Juncker phải cay đắng nhìn nhận:

"Với 27 thành viên EU khác chưa biết như thế nào, nhưng với người Anh thì họ đã biết rất rõ họ phải làm thế nào để có thể phá vỡ tính thống nhất của EU", Deutschlandfunk radio tường thuật.

"Hiệu ứng từ nước Anh có thể hứa hẹn với nước A một điều này, hứa hẹn với nước B một điều khác, với nước C một điều gì khác nữa và thế là trò chơi kết thúc bằng một sự phá vỡ tính thống nhất của Liên minh Châu Âu", ông Juncker phân tích.

Đặc biệt Chủ tịch EC đã phải thừa nhận rằng nước Anh không thể tự do đàm phán các thỏa thuận thương mại nếu vẫn là một thành viên của EU.

Đây là lần đầu tiên một trong những lãnh đạo cao nhất của EU thừa nhận sự tai hại của Brexit và chấp nhận sự thật là EU có thể tan rã mà lý do từ chính những bất cập của EU.

Như người viết đã từng phân tích, nguyên nhân khiến EU có thể tan rã là do giới lãnh đạo của liên minh quá tham vọng, bỏ qua nguyên tắc nền tảng, từ đó khiến cho chủ quyền quốc gia ngày càng nhạt nhoà trong cơ chế liên minh.

Hiện nay Liên minh Châu Âu đang chuẩn bị kỷ niệm 60 năm ra đời một cơ chế liên minh dưa trên nguyên tắc liên hiệp tại Châu Âu – tiên thân của EU ngày nay. Tiếc là EU phải kỷ niệm ngày lễ trọng đại ấy với một EU-1, sau khi Brexit diễn ra.

Không những vậy, sự ảm đạm mà giới lãnh đạo EU đang tạo ra có thể khiến lễ kỷ niệm “sinh nhật EU” có thể phải mang một ý nghĩa khác.

Phải sau 60 năm EU ra đời và phát triển, một lãnh đạo cao nhất của EU mới nhận lỗi trước sự chệch hướng – nguyên nhân khiến EU rệu rã – khi Chủ tịch EC Juncker cho rằng quá trình ra quyết định tại EU từ trước đến nay thiếu dân chủ và minh bạch. Và trách nhiệm chính trị thuộc về ban lãnh đạo cao nhất của liên minh.

"Thật là sai lầm khi các nước thành viên EU không thể được quyết định những vấn đề giữa họ với nhau. Tất cả đều do Ủy ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu đưa ra quyết định. Chúng ta sẽ phải thay đổi nguyên tắc, bởi đó không phải là dân chủ”, Express dẫn lại lời Chủ tịch EC Juncker .

Có thể thấy rằng, Liên minh châu Âu đang thời điểm bản lề lịch sử của mình và với các biến cố nghiêm trọng đến với EU, chỉ cần một tác động riêng lẻ cũng đủ sức đe doạ sự tồn tại của EU. Khủng hoảng nợ công, khủng hoảng tị nạn, Brexit và mới nhất là nguy cơ đổ vỡ quan hệ đồng minh sống còn với Mỹ, rồi nguy cơ NATO tan vỡ, tất cả đều có thể khiến EU tan rã.

Trong khi tình hình hiện tại không có gì lạc quan với EU. Chính phủ của Thủ tướng Theresa May thì đã tuyên bố không nhượng bộ khi kích hoạt Brexit cứng, quan hệ với Nga đang ở tình trạng bom nổ chậm, mà lửa châm ngòi lại có thể d6a4n ra từ Nhà Trắng.

Và cuối cùng, là lực lượng chính trị cực hữu và dân tuý đang đe doạ biến các cuộc bầu cử ở Pháp, ở Đức thành cơn ác mộng với giới chính trị đương quyền theo đuổi các giá trị truyền thống phương Tây. Phải chăng lời tuyên bố của Chủ tịch EC Junckers, sau sự ra đi của Chủ tịch EP Shulz, là bắt đầu một sự đổi thay mang tính cách mạng của EU? (Báo Đất Việt)

---------------------------------------------------------------------------------

Mỹ triển khai sức mạnh tại Australia nhằm đối phó Trung Quốc

Lãnh thổ phương Bắc của Australia có vị trí địa chiến lược hết sức quan trọng đối với Mỹ vì đây là nơi tên lửa đạn đạo của Trung Quốc không thể bắn tới và từ đây Mỹ có khả năng triển khai vũ khí lớn hơn so với bất kỳ địa điểm đồng minh nào khác của Mỹ.

 
may bay f-22 raptor.

Máy bay F-22 Raptor.

Báo chí Australia đưa tin, cuối tuần qua, 12 chiếc chiến đấu cơ tàng hình uy lực nhất của Mỹ đã đến Căn cứ Không quân Hoàng gia Australia ở Tindal, Lãnh thổ phương Bắc theo Thỏa thuận Tăng cường Phối hợp Không quân (EAC) giữa Washington và Canberra. 

Theo Tiến sĩ Euan Graham, Giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Viện nghiên cứu Lowy, trong chuyến thăm Australia vào tháng 12 năm ngoái, Đô đốc Mỹ Harry Harris khẳng định việc quyết định gửi một phi đội F-22 Raptors tới rìa phía nam của châu Á nơi có nhiều ý nghĩa về mặt chiến lược trong bối cảnh Trung Quốc xây dựng trái phép các hòn đảo nhân tạo và ngày càng quyết liệt ở khu vực Biển Đông. 

Ông Graham đánh giá rằng Lãnh thổ phương Bắc của Australia có vị trí địa chiến lược hết sức quan trọng đối với Mỹ vì đây là nơi tên lửa đạn đạo của Trung Quốc không thể bắn tới và từ đây Mỹ có khả năng triển khai vũ khí lớn hơn so với bất kỳ địa điểm đồng minh nào khác của Mỹ. Những lần triển khai F-22 trước đó tại Nhật Bản, đảo Guam và bây giờ tại Australia cho thấy Mỹ đang gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ tới Trung Quốc rằng nước này và các đồng minh sẵn sàng cho việc sử dụng vũ lực nếu cần thiết. 

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne cho biết Thỏa thuận EAC sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ không quân hai nước và trong thời gian tới, phi đội F-22 Raptors của Mỹ sẽ tiến hành các hoạt động huấn luyện với phi đội F/A-18A/B Hornets của Không quân Hoàng gia Australia. 

Cho đến nay, Mỹ đã từ chối bán F-22 Raptors (900 triệu USD/chiếc) cho các nước, kể cả đồng minh Nhật Bản. Mặc dù kiểm soát độc quyền đối với loại máy bay này, nhưng Mỹ vẫn sẽ đưa F-22 tham gia Triển lãm Hàng không Quốc tế Australia tại Avalon, bang Victoria vào tháng tới.(Báo Tin Tức)
---------------------------------------------------------------------

 

 

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục