Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 30-05-2017

  • Cập nhật : 30/05/2017

Mỹ tìm cách tái khởi động tiến trình hòa bình Ukraine

Báo Washington Post của Mỹ vừa tiết lộ chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang lên kế hoạch tái khởi động các cuộc đàm phán với Nga về giải quyết cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine.

ngoai truong my rex tillerson (phai) da gap nguoi dong cap nga sergei lavrov de thao luan ve tinh hinh syria, ukraine va cac van de khac cung quan tam. anh: afp/ttxvn

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (phải) đã gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov để thảo luận về tình hình Syria, Ukraine và các vấn đề khác cùng quan tâm. Ảnh: AFP/TTXVN

Nỗ lực tái khởi động các cuộc hòa đàm về xung đột tại Ukraine do Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khởi xướng. 

Báo Washington Post dẫn một nguồn tin ngoại giao cho biết dường như ông Tillerson đã thảo luận vấn đề này với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov. 

Tờ báo cũng khẳng định tiến trình soạn thảo chiến lược mới đang được tiến hành, trong đó Văn phòng Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng tham gia.

Mặc dù mới là giai đoạn khởi đầu, song ý tưởng của Ngoại trưởng Tillerson về tái khởi động các cuộc đàm phán hòa bình về Ukraine đang làm dấy lên hy vọng rằng các điều kiện và nhân vật mới có thể đem lại kết quả tốt hơn so với chính quyền trước đây của ông Barack Obama. 

Ngoại trưởng Tillerson cũng đang cân nhắc bổ nhiệm một đặc phái viên tại Bộ Ngoại giao, nhằm triển khai các sáng kiến và nỗ lực mới trong vấn đề Ukraine. 

Đặc phái viên này sẽ khôi phục kênh ngoại giao trực tiếp Mỹ - Nga với cố vấn của Tổng thống Nga, ông Vladislav Surkov.(TTXVN)
-------------------------------------

Quân đội Philippines tuyên bố kiểm soát hoàn toàn thành phố Marawi

Hôm nay (29/5) tại cuộc họp báo hàng ngày về tình hình Mindanao người phát ngôn Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) tuyên bố đã giành lại toàn quyền kiểm soát thành phố Marawi trên đảo Mindanao.

thanh pho marawi tren ban do

Thành phố Marawi trên bản đồ

Theo tin từ đài phát thanh, truyền hình GMA Network (Philippines), người phát ngôn Lực lượng vũ trang (AFP) Philippines, Chuẩn tướng Restituto Padilla Jr. tuyên bố đã giành lại toàn quyền kiểm soát thành phố Marawi trên đảo Mindanao. Ông cho biết, các chỉ huy lực lượng dưới mặt đất khẳng định các cuộc giao tranh lẻ tẻ cũng sẽ sớm kết thúc.

Ông Restituto Padilla Jr. cũng bác bỏ những thông tin nói rằng một nửa thành phố Marawi vẫn đang bị nhóm Hồi giáo cực đoan Maute chiếm cứ: "Chúng tôi đã kiểm soát hoàn toàn thành phố, trái ngược với những thông tin loan truyền trên mạng xã hội và một số nguồn tin khác, có lẽ là tin giả. Không hề có chuyện một nửa thành phố đang bị lực lượng nổi dậy kiểm soát. Hoàn toàn không đúng"- ông Restituto Padilla Jr. nói.

Tuy nhiên, ông này cũng thừa nhận, hiện tại các lực lượng quân đội vẫn đang tiến hành truy quét phiến quân tại một số khu vực trong thành phố.

Ông nói: "Các lực lượng của chúng tôi đã kiểm soát hoàn toàn thành phố, ngoại trừ một vài khu vực mà các phiến quân vẫn đang tiếp tục cố thủ. Đây là những nơi mà các chiến dịch truy quét vẫn sẽ tiếp tục diễn ra".

"Việc kiểm soát hoàn toàn thành phố có nghĩa là chúng tôi có thể kiểm soát được những người ra, vào thành phố này, những người có thể di chuyển và những người không thể. Chúng tôi đang cố gắng cô lập những ổ kháng cự còn lại", ông Padilla giải thích rõ.

Ông nói: "Mặc dù chưa thể đưa ra thời điểm chính xác, nhưng chúng tôi đang tìm cách kết thúc việc này càng sớm càng tốt. Các chỉ huy lực lượng mặt đất đã khẳng định thời điểm kết thúc xung đột đã ở rất gần. Vậy nên chúng tôi hy vọng sẽ có được những kết quả rõ ràng".

thanh pho marawi truoc khi xay ra cuoc dung do

Thành phố Marawi trước khi xảy ra cuộc đụng độ

Các cuộc đấu súng nổ ra giữa nhóm Maute và binh sĩ chính phủ từ ngày 23/5 sau khi nhóm phiến quân Hồi giáo chống trả lại chiến dịch vây bắt Isnilon Hapilon, thủ lĩnh nhóm Abu Sayyaf.

Theo phát ngôn viên tổng thống Philippines, ông Ernesto Abella, tính tới 18h00 ngày 28/5, giao tranh đã khiến 19 thường dân thiệt mạng, 61 phiến quân Maute bị tiêu diệt (42 trường hợp được xác nhận qua tử thi, 19 trường hợp qua nhân chứng). Về phía quân chính phủ có  15 binh sĩ thuộc lực lượng vũ trang Philippines (AFP), 3 cảnh sát  tử nạn, 61 binh sĩ AFP và 3 cảnh sát bị thương.

Ông Abella cho biết khoảng 390 thường dân đã được giải cứu trong các vụ xung đột. 12.509 gia đình (khoảng 59.665 người) đã được sơ tán đến các khu vực khác trong Khu vực Tự trị Hồi giáo Mindanao

Chính phủ Philippines cũng chi 1.172.725 peso trợ giúp những gia đình bị ảnh hưởng bởi chiến sự.(Viettimes)
----------------------------

Ông Putin với “ván bài lật ngửa” tại Pháp

Cuộc hội kiến tại điện Versailles giữa nhà lãnh đạo Nga lão luyện Vladimir Putin và tân tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang thu hút sự chú ý quốc tế. Tất cả đều hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh Pháp-Nga sẽ tái lập được lòng tin, cải thiện mối quan hệ căng thẳng giữa Matxcơva và châu Âu.

tong thong nga putin va tong thong phap macron

Tổng thống Nga Putin và tổng thống Pháp Macron

Theo báo chí nước chủ nhà, Pháp đã bày trận mời tổng thống Nga tham dự. Trận đồ do cố vấn chính trị quốc tế của điện Elysée, Philippe Etienne, một nhà ngoại giao thấu hiểu nước Nga dàn dựng. Theo Les Echos, 7 tháng sau ngày bị tổng thống François Hollande hủy bỏ cuộc hẹn tại Paris do bất đồng về cuộc chiến Syria, tổng thống Vladimir Putin nhận ngay lời mời của tân tổng thống Pháp, mới nhậm chức có 4 ngày.

Tổng thống Macron đã tuyên bố trước rằng ông sẽ đặt vấn đề một cách «khắt khe và không khoan nhượng» với nhà lãnh đạo Nga. Một chuyên gia Pháp dự đoán bầu không khí đối thoại sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, sau đó còn tùy phía Nga lựa chọn có muốn, qua trung gian nước Pháp, cải thiện quan hệ với châu Âu hay không?

Theo ông, tổng thống Putin là một chiến thuật gia xuất sắc, đi đến Versailles là thông điệp tỏ thiện chí hợp tác với ông Macron. Đổi lại, tổng thống Nga chờ nhận được bảo đảm. Còn theo Jacques Attali, cựu cố vấn chính trị của cố tổng thống François Mitterand, vì quyền lợi chung, Nga và Pháp phải làm việc với nhau và "ông Putin cần phải hiểu rằng, Nga không có quyền lợi gì nếu làm Liên hiệp châu Âu suy yếu".

Cũng theo Libération, khi mời tổng thống Nga bước theo dấu chân Pierre Đại Đế, một vị Sa hoàng có viễn kiến mà ông Putin tự cho là người nối nghiệp, tổng thống Pháp đã trấn an chủ nhân điện Kremlin. Cùng lúc ông đặt Putin vào thế phải nhìn ra chiều dài lịch sử, biết lý biết tình trong hai vấn đề nóng là Syria và Ukraine.

Một số phương tiện truyền thông Pháp, khi đề cập đến cuộc gặp giữa hai nhà Vladimir Putin và Emmanuel Macron, đã gọi tổng thống Nga là “Sa hoàng”. Những tiêu đề như vậy đã xuất hiện trong phóng sự của kênh BFM và báo Le Temps.

Theo Sputnik, các nhà báo nọ đã nhắc tới sự trùng hợp lịch sử. Cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo sẽ diễn ra tại dinh thự của các vị vua Pháp là cung điện Versailles, 300 năm sau chuyến thăm của Sa hoàng Piotr I. Và trong lịch sử, chuyến đi đó thực tế đánh dấu khởi đầu mối liên hệ bền vững giữa hai nước.

Trước đó cũng từng có báo Pháp ví tổng thống Nga là Sa hoàng, đó là tờ Le Figaro. Khi đưa tin về chuyến thăm của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tới Saint-Peterburg, tờ báo này đã gọi hai ông Putin và Erdogan là "Sa hoàng Nga và Sultan Thổ Nhĩ Kỳ".(Viettimes)
---------------------------------

Nga tung đòn tại Syria và Ukraine, Mỹ-NATO phải gờm

Nga không chỉ muốn đàm phán với phương Tây và quảng cáo vũ khí ở chiến trường Syria mà còn muốn trở thành một người chơi quyền lực lớn ở Trung Đông. Đồng thời Nga cũng muốn trở thành ông lớn ở khu vực Baltic, đặc biệt là tại Ukraine, Business Insider phân tích.

Đặng Phương Thảo - /

phi cong nga tham chien tai syria truoc gio xuat kich

Phi công Nga tham chiến tại Syria trước giờ xuất kích

Theo Business Insider, Nga dường như đang sử dụng Syria làm nơi thử nghiệm và quảng cáo các loại vũ khí tiên tiến nhất của mình.

Theo báo Mỹ, trong vài năm trở lại đây, Mátxcơva đã nỗ lực để quảng bá các hoạt động và thiết bị của mình đang được sử dụng trên chiến trường Syria, đồng thời phủ nhận mọi liên quan tới cuộc chiến ở Ukraine.

Omar Lamrani, một nhà phân tích của Stratfor, trả lời Business Insider rằng "Nga đang sử dụng Syria để giới thiệu vũ khí của mình nhằm mục đích xuất khẩu", ông Lamrani cũng đặc biệt nhấn mạnh đến máy bay chiến đấu Su-34 và các loại tên lửa hành trình của Nga.

Các phương tiện truyền thông nhà nước Nga hôm 24/5 đã đưa tin rằng Kremlin đang thử nghiệm bộ trang phục chiến đấu cho người lính mới tại Syria với biệt danh “người lính tương lai”.

"Thiết bị tác chiến Ratnik là một hệ thống gồm các thiết bị bảo vệ và liên lạc tiên tiến, vũ khí và đạn dược", TASS cho hay, "Hệ thống này bao gồm khoảng 40 thiết bị bảo vệ và cứu trợ, cho phép binh lính liên tục cập nhật thông tin về tình hình trong khu vực chiến đấu. Ngoài ra, Ratnik còn có một bộ phận sưởi ấm độc lập, một ba lô, một bộ lọc nước, mặt nạ phòng hơi độc và một bộ thiết bị y tế”.

Nga thậm chí còn đang phát triển đồng phục chiến đấu Ratnik-3, một phiên bản cao cấp của Ratnik được "bổ sung thêm một bộ khung chắc chắn và một mũ bảo hiểm tích hợp hệ thống xác định mục tiêu”.

Trong khi đó, Algeria đã đặt hàng 12 máy bay cường kích tối tân SU-34 Nga SUV vào tháng 1/2016, trong khi nhiều nước khác đã tỏ ra quan tâm tới các thiết bị của Nga, bao gồm Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Nigeria, Uganda và Ethiopia.

phi cong nga kiem tra chien dau co su-34 truoc khi xuat kich tai chien truong syria

Phi công Nga kiểm tra chiến đấu cơ Su-34 trước khi xuất kích tại chiến trường Syria

Chiến đấu cơ siêu cơ động SU-35 của Nga, loại máy bay được Nga sử dụng thường xuyên ở Syria, cũng đang bán rất chạy. Trung Quốc đã đặt mua 24 chiến đấu cơ này hồi tháng 11/2015, Indonesia mua 10 chiếc vào tháng 4/2016, và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất cũng đã mua 10 chiếc trong tháng 3/2017. Nhiều loại chiến đấu cơ hiện đại khác, bao gồm cả SU-30M, cũng đã nhận được rất nhiều đơn hàng kể từ khi Nga tham chiến ở Syria.

Và Mátxcơva không hề che giấu doanh thu từ việc bán vũ khí nói trên. Trên thực tế, Nga đã chủ định thông báo rộng rãi về việc xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị trên các phương tiện truyền thông do nhà nước bảo trợ.

Mátxcơva cũng đã có cơ hội tốt để giới thiệu các loại tên lửa hành trình trong chiến dịch quân sự tại Syria, thậm chí theo báo Mỹ là đã sử dụng chúng kể cả vào những thời điểm không cần thiết. Vào cuối năm 2015, Nga đã tấn công “thủ đô” tự xưng Raqqa của IS bằng tên lửa hành trình Kalibr từ tàu ngầm tàng hình Rostov-on-Don.

"Các tên lửa phóng từ tàu ngầm là vũ khí chính trị nhắm vào Washington chứ không phải là mục tiêu nhằm vào IS", ông Chris Harmer, chuyên gia phân tích hải quân cao cấp tại Viện nghiên cứu chiến tranh phân tích trên Foreign Policy vào năm 2015. "Không có lý do chiến thuật nào để Nga phóng tên lửa hành trình. Họ đang sử dụng những thứ này để thể hiện cho thế giới thấy sức mạnh của họ".

chien ham nga phong ten lua kalibr tu bien caspian tan cong muc tieu khung bo tai syria khien my va nato sung sot

Chiến hạm Nga phóng tên lửa Kalibr từ biển Caspian tấn công mục tiêu khủng bố tại Syria khiến Mỹ và NATO sửng sốt

Nga không chỉ "muốn thể hiện mình là một cường quốc mà còn muốn dùng Syria làm cái cớ đàm phán với Mỹ", ông Lamrani nhận định với Business Insider.

Theo tờ báo Mỹ, Mátxcơva đã cố gắng chứng tỏ cho phương Tây thấy rằng Nga đang chiến đấu chống lại IS với hy vọng Mỹ và EU sẽ nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với họ kể từ sau vụ sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Mỹ và phương Tây cáo buộc Mátxcơva can dự vào tình hình Ukraine, trong khi Nga luôn công khai phủ nhận mọi liên quan tới cuộc chiến ở miền đông Ukraine, nơi mà phương Tây luôn cho rằng Kremlin đã triển khai quân đội và thậm chí còn tài trợ và dẫn dắt lực lượng dân quân ly khai chống lại chính quyền Kiev.

Chiến lược quan hệ công chúng của điện Kremlin tại Ukraine khác với chiến lược ở Syria vì "Nga coi Ukraine là quốc gia anh em, và cuộc chiến tranh ở Ukraine không có gì tốt đẹp đối với Nga”, ông Matthew Czekaj, thành viên Chương trình liên kết Châu Âu và Á-Âu tại Jamestown Foundation, lý giải với Business Insider.

doi quan "nhung nguoi lich su" trong chien dich nga sap nhap ban dao crimea

Đội quân "những người lịch sự" trong chiến dịch Nga sáp nhập bán đảo Crimea

Theo báo cáo của Carnegie Endowment, trên thực tế Mátxcơva đã triển khai quân tới biên giới Ukraine. Ông Lamrani cho rằng điều này không chỉ tạo điều kiện cho quân đội Nga có cơ hội tốt huấn luyện một cách hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn, nó còn giúp quân đội Nga có được những kinh nghiệm chiến đấu trong điều kiện xung đột hiện đại.

Ông Czekaj nhận định Nga hoạt động bí mật ở Ukraine vì Mátxcơva lo ngại nguy cơ cuộc chiến ở Ukraine có thể khiến NATO trả đũa.

Cuối cùng, Business Insider kết luận việc Nga đưa ra các chiến lược công khai thừa nhận ở Syria và không thừa nhận sự liên quan ở Ukraine là vì những mục tiêu khác nhau ở mỗi nước. Nga không chỉ muốn đàm phán với phương Tây và quảng cáo vũ khí ở Syria mà còn muốn trở thành một người chơi quyền lực lớn ở Trung Đông. Đồng thời Nga cũng muốn trở thành ông lớn ở khu vực Baltic, đặc biệt là tại Ukraine.(Viettimes)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 30-05-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 30-05-2017

    Đức ám chỉ Trump khiến phương Tây 'suy yếu'; Philippines đóng cửa thêm một thành phố vì lo phiến quân xâm nhập; Ukraine đòi xây ‘pháo đài bất khả xâm phạm” sát biên giới với Nga?; Lãnh đạo Hàn Quốc, Pháp nhất trí thúc đẩy quan hệ song phương

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 29-05-20173

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 29-05-2017

    Bộ trưởng Mattis: chiến tranh Triều Tiên gây nguy hiểm cho Nga, Trung Quốc; G7 lên tiếng về Biển Đông, Trung Quốc "bất mãn"; Nhật ém vũ khí “bảo bối” phòng xung đột với Trung Quốc; Malaysia thắt chặt an ninh biên giới với láng giềng

Bài cùng chuyên mục