Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý trưa 14-09-2017
- Cập nhật : 14/09/2017
Nhìn Crimea ì ạch, Nga sẽ bất lực tái thiết Syria
Bán đảo Crimea về với nước Nga đã hơn 3 năm, song việc tái thiết vẫn diễn ra hết sức chậm chạp. Điều đó chứng tỏ Nga đang thiếu lực...
Khi Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Syria, Staffan de Mistura cho biết “rất coi trọng vai trò của Nga trong việc đưa đại diện chính phủ Syria tới Geneva, để đàm phán trực tiếp với phe đối lập, dù đó là phe đối lập nào”, cho thấy vị thế của Moscow tại Syria là không thể đảo ngược.
Khi đại diện Syria gửi thư tới Tổng thư ký LHQ và Chủ tịch HĐBA LHQ yêu cầu Mỹ có trách nhiệm đối với cuộc chiến Syria, cho thấy chính quyền Tổng thống Assad đã thể hiện được vị thế thực thể đại diện chính nghĩa quốc gia của Syria.
Tổng thống Putin không thể mạo hiểm phân tán nguồn lực đất nước để tham gia tái thiết Syria
Khi cả 5 nước đi, bao gồm 2 nước đi của Tổng thống Obama và 3 nước đi của Tổng thống Trump đều, hoặc là thất bại, hoặc bị Tổng thống Putin đưa vào thế việt vị, cho thấy ngày vui của dân tộc Syria đã không còn mờ mịt nữa.
Giới phân tích cho rằng, với những chiến thắng liên tiếp trong cuộc chiến khủng bố và vị thế ngày càng vững vàng trong tiến trình chính trị cho Syria, đã tới lúc người dân và chính quyền Syria nghĩ tới việc tái thiết đất nước và đây cũng là điều kiện tiên quyết để có được hoà bình cho Syria.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), cuộc xung đột đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Syria khoảng 226 tỷ USD và hiện nay có tới 85% dân số Syria sống dưới mức nghèo khổ. Vì vậy các chuyên gia ước tính công cuộc tái thiết Syria sẽ tiêu tốn từ 200 tỷ USD đến 300 tỷ USD.
Tuy nhiên, điều đáng nói là khi công cuộc tái thiết Syria diễn ra thì Nga - với vai trò đạo diễn trong ván cờ Syria - sẽ không còn đóng vai trò quyết định trong hoạt động quan trọng này, thậm chí Moscow có thể rơi vào cảnh "cốc mò cò xơi" trong cuộc tái thiết đất nước Syria. Tại sao vậy?
Chiến lược của Nga tại Syria không bao gồm vấn đề tái thiết đất nước Syria
Theo giới phân tích, chiến lược của Nga khi can thiệp vào cuộc nội chiến Syria, tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố tại Syria, là một chiến lược mang tính nhân đạo rất cao khi nó hướng tới việc cứu cả dân tộc Syria khỏi thảm hoạ chiến tranh.
Điều đó thể hiện ngay từ khi Mỹ nêu ra vấn đề vũ khí hoá học của Syria. Đây là điều cực kỳ nhạy cảm và Washington đã chủ trương biến vấn đề này thành một nước cờ chính trị, mà mục đích là cho quân đội Mỹ xuất hiện hợp pháp tại Syria.
Khi đó Moscow đã nhận ra nguy cơ đe doạ sự tồn vong của dân tộc Syria và Tổng thống Putin đã quyết không để chậm, dù chỉ là một nhịp, mà có thể khiến đất nước Syria tan tành khi phương Tây trừng phạt quân sự Damascus.
Nhận lời kêu gọi của chính quyền Assad nhưng Moscow hướng tới cả dân tộc Syria
Giới phân tích cho rằng, với việc đưa ra sáng kiến tiêu huỷ kho vũ khí hoá học của Syria và giao vấn đề tiêu huỷ, giám sát tiêu huỷ cho Mỹ và đồng minh, Tổng thống Putin đã chính thức đặt nền móng cho chiến lược của Nga tại Syria.
Khi chính quyền Tổng thống Assad kêu gọi Moscow giúp đỡ chống khủng bố thì cũng là lúc chiến lược của Nga tại Syria được hoàn tất. Do vậy, dù Moscow bảo trợ Damascus, song mọi hành động của Nga đều hướng tới cả dân tộc Syria.
Trong quá trình xuất hiện và can thiệp vào cuộc nội chiến tại Syria, những hành động của chính quyền Tổng thống Putin luôn thể hiện lúc nhu, lúc cương là nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích cho dân tộc Syria, chứ không chỉ bảo vệ tồn tại cho chính quyền Assad.
Moscow nhu trước hành động của Mỹ và Israel vì Moscow đã biết đó là hành động gấy hấn, nên việc đáp trả sẽ rơi vào bẫy của đối phương và khi đó sẽ kéo cả dân tộc Syria vào vòng xoáy trừng phạt – trả đũa quân sự. Như vậy là vô trách nhiệm.
Moscow cương quyết ngăn chặn việc LHQ ra nghị quyết lên án chính quyền Syria, bởi Moscow đã giúp xác định đây là thực thể đại diện chính nghĩa quốc gia, mà lên án một thực thể đại diện hành động vì chính nghĩa quốc gia là sỉ nhục cả một dân tộc
Chiến lược của Nga trong ván cờ Syria thể hiện qua hai điểm mấu chốt, thứ nhất là giúp thực thể chính trị đại diện chủ quyền Syria khẳng định vị thế của thực thể đại diện chính nghĩa quốc gia và thứ hai là xác định những hành động mang tính phi nghĩa trong cuộc chiến hỗn hợp, phức tạp tại Syria.
Nga không đủ khả năng và kinh nghiệm để tái thiết Syria
Có thể thấy rằng, để thực hiện việc tái đất nước Syria thì cần phải có một chiến lược toàn diện và phải có nguồn lực khổng lồ, trong khi nước Nga lại thiếu cả hai yêu cần đó. Với thực tế như vậy, Moscow có thể chỉ là phụ diễn trong cuộc tái thiết Syria.
Theo giới phân tích, cả Liên Xô trước đây và Nga ngày nay, đều không có kinh nghiệm trong việc giúp tái thiết một quốc gia, dù đó là đồng minh hay đối tác. Liên Xô hay Nga chủ yếu mạnh về tài trợ, hỗ trợ chứ không phải hoạt động tái thiết.
Tái thiết Syria - Nga lực bất tòng tâm
Những kế hoạch tái thiết yêu cầu phải cao về hiệu suất, song dường như yếu tố này đều không có trong những kế hoạch của Nga. Người Nga hỗ trợ đối tác, đồng minh không lấy đơn vị thời gian và tính hiệu quả làm thước đo cho hành động.
Nga quá nặng về những công trình thể hiện tính đồ sộ khiến thời gian và nguồn lực bị hút về một số ít các hạng mục công trình và thời gian hoàn tất kéo dài. Đây là chương trình chỉ phù hợp với việc kiến quốc chứ không phải hoạt động tái thiết.
Trong lịch sử thì Kế hoạch Marshall tái thiết châu Âu thời hậu Thế chiến II được cho là một kế hoạch tái thiết hiệu quả nhất cho đến nay và đó cũng là hình mẫu cho các nước phương Tây khi thực hiện đầu tư, tái thiết tại một quốc gia.
Do vậy, việc tái thiết Syria được cho là phù hợp hơn với các nước phương Tây, từ đó khiến Nga rơi vào cảnh “cốc mò cò xơi” - đạo diễn ván cờ Syria, nhưng chỉ là phụ diễn trong công cuộc tái thiết, trong khi lợi ích lại nằm ở giai đoạn tái thiết này.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế hiện tại của nước Nga cũng không cho phép chính quyền Nga mạo hiểm trong việc phân tán nguồn lực đất nước. Còn nhớ trong cuộc giao lưu trực tuyến ngày 15/6/2017, người dân xứ sở bạch dương đã nêu ra rất nhiều vấn đề liên quan tới nội tình của nước Nga.
Vấn đề kinh tế đã được quan tâm hàng đầu khi "Liệu có thể nói cuộc khủng hoảng kinh tế đã kết thúc hay chưa?". Chính Tổng thống Putin phải nhìn nhận “một vấn đề khó khăn gay gắt chưa được giải quyết, đó là thu nhập thực tế của người dân đã giảm xuống, số người sống dưới mức nghèo khổ đã tăng lên".
Nhà lãnh đạo Nga phải lên tiếng rằng, "năm 2012, chỉ có 10,7% số dân sống dưới mức nghèo khổ, hiện nay là 13,5%. Có những vấn đề trong nền kinh tế chưa giải quyết được: cơ cấu kinh tế chưa phù hợp, năng suất lao động còn thấp”.
Crimea về với nước Nga đã hơn 3 năm nhưng việc tái thiết vẫn diễn ra hết sứ chậm chạp, cho thấy Nga đang thiếu nguồn lực
Đặc biệt, nhiều thành phần trong xã hội Nga vẫn đang phải sống với thu nhập dưới mức lương tối thiểu - 3.600 rúp/tháng, do vậy : "người dân chúng tôi quan tâm đến hoạt động quân sự của Nga ở Syria".
Đây được xem là những cảnh báo khiến Moscow không thể mạo hiểm. Ngay bán đảo Crimea về với nước Nga đã hơn 3 năm, song việc tái thiết vẫn diễn ra hết sức chậm chạp. Điều đó chứng tỏ Nga đang thiếu nguồn lực, vì vậy Nga sẽ khó tham gia vào tái thiết Syria.
Trung Quốc và EU sẽ trở thành ngư ông đắc lợi trong cuộc tái thiết Syria
Theo giới phân tích, ngoài việc Nga đóng vai trò phụ diễn trong cuộc tái thiết Syria thì Mỹ cũng sẽ không đóng vai trò chính trong cuộc tái thiết quốc gia Trung Đông này, điều đó một phần do chiến lược Mỹ, một phần do lợi ích Mỹ.
Do vậy, Liên minh Châu Âu (EU) và Trung Quốc được xem là hai thế lực sẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong cuộc tái thiết Syria và với những động thái cho thấy cả Bắc Kinh và Brussels đã chuẩn bị cho những nước đi của riêng mình.
Còn nhớ hồi tháng 3/2017, nhân kỷ niệm tròn 6 năm cuộc chiến Syria, Ủy viên phụ trách chính sách đối ngoại của EU Federica Mogherini đã nêu vấn đề kiến tạo một nền hoà bình uỷ nhiệm cho Syria thay cho cuộc chiến tranh uỷ nhiệm tàn khốc.
Đó được nhìn nhận là cú bỏ giỏ của Brussels, nhằm chuẩn bị bước vào ván cờ Syria, nhưng không phải với tư cách "dây máu ăn phần" mà sẽ là thực thể đóng vai trò quan trọng với quốc gia này phía sau cuộc chiến.
Còn với Trung Quốc, hiện nay "Giấc mộng Trung Hoa" đang ở trong thời điểm có khả năng hiện thực hoá cao nhất và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra sáng kiến "Vành đai và Con đường" nhằm hiện thực hoá giấc mơ ấy.
Bắc Kinh và Brussels sẽ trở thành ngư ông đắc lợi tại Syria
Bắc Kinh được cho là nhường Moscow đối trọng với Washington trong cuộc chiến Syria, còn mình thì âm thầm thực hiện những bước đi khác nhằm khai thác tối đa lợi ích sau khi cảnh máu chảy đầu rơi tại Syria qua đi.
Hiện tại Bắc Kinh có đủ cả tiền tài vật lực để có thể tái thiết Syria, đó là hàng giá rẻ của Trung Quốc - thứ rất cần cho Syria thời hậu chiến - cùng với đó là nguồn tài chính dồi dào, đặc biệt là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Bắc Kinh làm chủ xị, sẵn sàng rót vốn tới Syria.
Có thể thấy rằng, việc kiến tạo nền hoà bình cho Syria là thể hiện cao nhất tính nhân đạo của Moscow, song khi công cuộc tái thiết Syria diễn ra thì đây lại chính là nơi khiến Nga rơi vào cảnh trớ trêu khi giúp EU và Trung Quốc thành ngư ông đắc lợi.(Ngọc Việt - ĐVO)
----------------------------
Nga-Trung thay nhau nắn gân Nhật Bản?
Gần như đồng thời, một nhóm máy bay ném bom Tu-95 của Nga, được Su-35S và A-50 hộ tống, cũng bay từ Thái Bình Dương qua biển Nhật Bản.
Nhật căng mình đối phó
Theo trang mạng atimes.com, không quân Nga và Trung Quốc đang thăm dò hệ thống phòng không của Nhật Bản ở một mức độ chưa từng thấy trong hơn một thập kỷ qua, buộc các máy bay của Lực lượng Phòng vệ trên không của Nhật Bản (JASDF) phải liên tục có các cuộc cất cánh bất thường để đáp trả.
Trong tuần cuối cùng của tháng 8/2017, 6 máy bay ném bom H6 của Trung Quốc lần đầu tiên đã bay sát không phận của Nhật Bản giữa các đảo Okinawa và Miyako từ phía Biển Hoa Đông, vòng quanh Nhật Bản từ phía Nam và phía Đông. Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, các máy bay này sau đó đã bay về theo đường bay cũ và tuyến đường này sẽ còn được dùng để thực hiện nhiều chuyến bay nữa.
Trong cuộc họp báo ngày 25/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết mặc dù không phận Nhật Bản không bị xâm phạm, song JASDF đã phải cho các máy bay chiến đấu cất cánh để theo dấu các máy bay Trung Quốc và sau đó chất vấn Trung Quốc về mục đích của các máy bay này.
Gần như đồng thời, một nhóm máy bay ném bom Tu-95 của Nga, được các máy bay Su-35S và máy bay kiểm soát cảnh báo sớm A-50 hộ tống, cũng đã bay từ Thái Bình Dương qua biển Nhật Bản, Hoàng Hải và Hoa Đông. Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đã phải cho các máy bay chiến đấu cất cánh để giám sát nhóm máy bay Nga.
Theo atimes.com, hai vụ việc này tưởng chừng không liên quan, xảy ra vào thời điểm đang diễn ra cuộc tập trận Mỹ-Hàn, là một phần trong các hành động phô trương sức mạnh không quân của Trung Quốc và Nga, vốn đang ngày càng gia tăng ở khu vực.
Tính đến tháng 3/2017, Nhật Bản đã ghi nhận có hơn 850 sự việc tương tự trong thời gian 1 năm khiến các máy bay chiến đấu F-15J của nước này phải cất cánh bất thường.
Các máy bay chiến đấu của JASDF đã có 594 lượt cất cánh kể từ tháng 4-10/2016, tăng 73% so với con số 343 vào năm 2015. Đa phần các vụ cất cánh này - 407 vụ - là để phòng ngừa các máy bay quân sự của Trung Quốc.
Theo các thống kê mà Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố hồi tháng 7/2017, số lượt ngăn chặn có liên quan tới máy bay Trung Quốc đã giảm xuống 101 vụ từ tháng 4 đến tháng 7 năm nay so với 199 vụ cùng kỳ năm 2016.
Trong khi các vụ ngăn chặn máy bay Trung Quốc giảm thì các vụ cất cánh của máy bay JASDF liên quan tới máy bay Nga lại tăng hơn 1/3 trong năm nay, lên tới 125 vụ.
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng không có bằng chứng cho thấy có sự phối hợp cố ý giữa không quân Nga và Trung Quốc ở khu vực Đông Bắc Á.
Theo ông Paul Schwartz, chuyên gia Nga về chiến lược và hoạt động quân sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, “một thỏa thuận phòng không Nga-Trung không phải là cái mà hai bên có khả năng thống nhất với nhau. Nga và Trung Quốc không phải là các đồng minh đúng nghĩa”.
Nga và Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận phòng vệ tên lửa chung vào năm 2016 - một cuộc tập trận trên sa bàn được tổ chức ở Moscow - sau khi Mỹ công bố việc triển khai hệ thống phòng vệ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc. Một cuộc tập trận thứ 2 tương tự vào năm 2017 chưa được thực hiện.
Lực lượng không quân Nga và Trung Quốc có thể được cho là chia sẻ thông tin tình báo với nhau, ngoài ra chẳng có nhiều thứ khác để họ hỗ trợ nhau. Ông Schwartz nói:
“Ví dụ, trong trường hợp có xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ, Nga có thể sẽ sẵn sàng cung cấp lại các phụ tùng thay thế cho các thiết bị quân sự trước đây đã chuyển giao cho Trung Quốc, trong đó có các máy bay”.
Theo ông, quyết định của Nga sẽ còn tùy thuộc theo hoàn cảnh. Sử dụng hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu chắc chắn là để Nga có thể can dự vào các mục tiêu trên không ở các khu vực này. Song đó không phải là một quyết định mà Nga có thể dễ dàng đưa ra một cách không cân nhắc.
Richard Weitz, giám đốc phụ trách phân tích chính trị-quân sự thuộc Viện Hudson, cũng chia sẻ quan điểm này khi nói: “Lực lượng vũ trang Trung Quốc và Nga không diễn tập các chiến dịch quân sự chung ở cùng cấp độ, ví dụ như các chiến dịch quân sự của Mỹ với các đồng minh NATO hay với Hàn Quốc và Nhật Bản”.
Tuy nhiên, báo cáo hồi tháng 3/2017 của Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung có tiêu đề “Quan hệ quân sự Trung-Nga: tiến tới cấp độ hợp tác cao hơn” đã kết luận rằng:
“Khi Trung Quốc và Nga ngày càng có chung các lợi ích chồng lấn nhau và duy trì sự chống đối chung đối với sự lãnh đạo của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, hai nước này dường như chắc chắn sẽ tiếp tục gia tăng sâu sắc các quan hệ quân sự trong các năm tới”.
Theo đó, việc Nga bán vũ khí cho Trung Quốc và sự hợp tác kỹ thuật quân sự có thể sẽ gây hậu quả quan trọng cho Mỹ, thách thức sức mạnh trên không vượt trội của Mỹ và gây ra nhiều vấn đề cho Mỹ, đồng minh và các đối tác ở khu vực. (Baodatviet)
-------------------------
Điều tra tướng Flynn về dự án 40 lò phản ứng Trung Đông
Tướng Flynn bị cho là đã bí mật xúc tiến dự án xây 40 lò phản ứng hạt nhân ở Trung Đông vì quyền lợi riêng tư trong thời gian còn làm dưới trướng ông Trump.
Tướng Michael Flynn, cựu Cố vấn an ninh quốc gia, bị Tổng thống Mỹ Donald Trump sa thải hồi tháng 5 đang bị các nghị sĩ Dân chủ điều tra, nghi ngờ ông này bí mật xúc tiến một dự án liên kết giữa Mỹ với nhiều nước nhằm xây dựng hàng chục lò phản ứng hạt nhân ở Trung Đông.
Thông tin điều tra được hai hạ nghị sĩ Dân chủ Elijah Cummings và Eliot Engel công khai trong một lá thư gửi đến các luật sư của ông Flynn và lãnh đạo điều hành các công ty được cho là đã phát triển dự án xây dựng các lò phản ứng hạt nhân ngày 12-9. Hạ nghị sĩ Cummings là nhân vật Dân chủ cấp cao nhất trong Ủy ban Giám sát và cải cách chính phủ Hạ viện. Hạ nghị sĩ Engel là thành viên cấp cao Dân chủ trong Ủy ban Quan hệ đối ngoại Hạ viện.
“Người dân Mỹ có quyền được biết liệu tướng Flynn có bí mật xúc tiến dự án vì quyền lợi riêng tư trong khi là cố vấn tranh cử của ông Trump, là quan chức phụ trách chuyển giao quyền lực cho ông Trump, hay là cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump” - Reuters dẫn thông tin từ lá thư của hai nghị sĩ Dân chủ công khai ngày 13-9.
Ông Flynn tại bang Florida (Mỹ) ngày 12-2. Ảnh: REUTERS
Hai nghị sĩ yêu cầu luật sư của ông Flynn và lãnh đạo điều hành các công ty liên quan đến dự án cung cấp “mọi chi tiết liên lạc” họ có với ông Flynn hoặc với các quan chức chính phủ khác trong chiến dịch tranh cử tổng thống 2016, trong giai đoạn chuyển tiếp quyền lực, hay lúc ông Flynn vào Nhà Trắng làm cố vấn an ninh quốc gia.
Hạn cuối hai nghị sĩ đề ra để các luật sư ông Flynn và lãnh đạo các công ty cung cấp tài liệu là ngày 4-10. Luật sư Robert Kelner, đại diện của ông Flynn, từ chối bình luận.
Dự án đề xuất xây dựng 40 lò phản ứng hạt nhân khắp Trung Đông nhằm cung cấp nhu cầu điện cho khu vực sẽ được Saudi Arabia và một số nước Ả Rập vùng Vịnh tài trợ xây dựng. Điều hành các lò phản ứng này sẽ là một hiệp hội các công ty Mỹ, Nga, Pháp, Hà Lan, Ả Rập, Anh, Ukraine, Israel. Các lò phản ứng này không thể sản xuất nguyên liệu dùng cho chế tạo vũ khí hạt nhân.
Ông Flynn là tâm điểm trong việc Giám đốc FBI James Comey bị ông Trump sa thải. Ông Flynn cũng là nhân vật quan trọng liên quan trong cuộc điều tra độc lập liên bang do công tố viên đặc biệt Robert Mueller, cựu Giám đốc FBI, lãnh đạo về cáo buộc đội tranh cử ông Trump thông đồng với Nga, can thiệp bầu cử Mỹ 2016. Ông Mueller cũng đã tiếp cận được bức thư của hai nghị sĩ Dân chủ.
Theo hai nghị sĩ Cummings và Engel, ông Flynn đã không công khai chuyến đi đến Ai Cập và Israel tháng 6-2015 nhằm thúc đẩy dự án xây các lò phản ứng hạt nhân này, cũng không công khai các nhân vật nước ngoài mình đã gặp. Luật sư Kelner từng xác nhận ông Flynn có chuyến đi này.
“Có vẻ tướng Flynn đã vi phạm luật liên bang” - hai nghị sĩ viết trong thư. "Các vi phạm dạng này thuộc vào tội hình sự và có thể chịu tù tới năm năm. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin này cho công tố viên đặc biệt Robert Mueller”.(PLO)