Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý trưa 11-08-2017
- Cập nhật : 11/08/2017
Mỹ trục xuất 2 nhà ngoại giao Cuba
Washington vừa trục xuất 2 nhà ngoại giao Cuba sau khi các nhân viên đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Havana mắc phải các triệu chứng kỳ lạ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Heather Nauert, không tiết lộ rõ ràng chuyện gì đã xảy ra, chỉ nói rằng họ "không có câu trả lời cuối cùng về nguồn gốc hoặc nguyên nhân gây ra các triệu chứng".
Bà Nauert cũng không nói chi tiết các triệu chứng trên là gì
Tuy nhiên, một nguồn tin hé lộ với hãng tin AP rằng một trong số các triệu chứng này là mất thính lực.
Chúng có thể được gây ra bởi một số loại thiết bị âm thanh đặt bên ngoài nơi ở của các nhà ngoại giao, phát ra sóng âm có thể gây ra tình trạng điếc tai.
Một quan chức Mỹ tiết lộ các nhân viên này có thể sẽ bị điếc mãi mãi.
Một nhân viên bảo vệ tại đại sứ quán Cuba tại Washington. Ảnh: AP
Được biết, Bộ ngoại giao Mỹ đã thông báo các sự cố trên với chính phủ Cuba trong nhiều tháng trời và đưa cả các nhân viên y tế đến Havana. Tuy nhiên, họ vẫn chưa thể xác định được chuyện gì đã xảy ra
Theo lời bà Nauert, các nhân viên đại sứ quán bắt đầu than phiền về những triệu chứng lạ vào cuối năm ngoái. Mặc dù chúng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng một số người đã được đưa về Mỹ.
Phát ngôn viên bộ ngoại giao khẳng định chính phủ "xem đây là việc rất nghiêm trọng và hiện đang tiến hành điều tra".
Đài BBC đưa tin hai nhà ngoại giao Cuba bị trục xuất đã rời khỏi thủ đô Washington vào tháng 5.
Washington và Havana chỉ mới thiết lập lại quan hệ vào năm 2015 sau 50 năm thù địch.
Cuba lên tiếng
Ngày 9-8, chính quyền Cuba tuyên bố không bao giờ có các hành động chống lại những nhà ngoại giao và gia đình của họ sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo về các "sự cố" gây ra những triệu chứng kỳ lạ với nhân viên Mỹ tại đại sứ quán ở Havana.
"Cuba chưa bao giờ, và cũng không bao giờ, cho phép các hành động chống lại những nhà ngoại giao hay gia đình của họ xảy ra trên lãnh thổ Cuba" - trích thông báo của bộ ngoại giao nước này.
Trước đó, một quan chức chính phủ Cuba cũng phủ nhận sự liên quan đến vụ việc nói trên, đồng thời cho rằng động thái trục xuất nhà ngoại giao Cuba là "phản ứng thái quá".(NLĐ)
----------------------------------
FBI khám nhà cựu lãnh đạo chiến dịch của ông Trump
Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã lục soát nhà ông Paul Manafort, cựu lãnh đạo chiến dịch tranh cử của tổng thống Donald Trump, người phát ngôn của ông Manafort xác nhận hôm 9-8.
Vụ lục soát không báo trước diễn ra vào ngày 26-7 là một phần trong cuộc điều tra của công tố đặc biệt Robert Mueller về cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Tờ New York Times cho biết các điều tra viên tìm kiếm các tài liệu thuế và ngân hàng của ông Manafort trong khi Washington Post nói rằng lệnh lục soát rất rộng và FBI đã thu được nhiều loại tài liệu từ nhà ông Manafort ở Washington. Chưa rõ có bao nhiêu tài liệu đã bị thu giữ.
“Các đặc vụ FBI đã thực thi một lệnh lục soát tại một trong những căn nhà của ông Manafort. Ông Manafort hoàn toàn hợp tác với lực lượng hành pháp” - Reuters dẫn lời người phát ngôn Jason Maloni của ông Manafort.
Vụ lục soát diễn ra một ngày sau khi ông Manafort gặp các thành viên của Ủy ban tình báo Thượng Viện Mỹ.
Cựu lãnh đạo chiến dịch tranh cử của ông Trump từng khẳng định sẽ tự nguyện nộp các tài liệu cho các ủy ban quốc hội Mỹ đang điều tra nghi vấn Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.
“Lệnh lục soát cho thấy các điều tra viên đã thuyết phục thẩm phán liên bang rằng họ có lý do để không tin rằng ông Manafort sẽ giao tất cả tài liệu” - Washington Post bình luận.
Vụ việc cũng ngầm gửi một thông điệp rằng đội điều tra của ông Mueller sẽ không nương tay.
Ông Mueller thời gian qua đã gây thêm sức ép cho ông Manafort với hàng loạt điều tra nhắm vào cuộc sống cá nhân, công việc của ông này. Các đồng minh của ông Manafort lo ngại công tố đặc biệt sẽ khui thông tin từ bộ sậu của ông Trump từ ông Manafort.
Ông Manafort là nhân vật tham gia vào cuộc gặp năm ngoái giữa con trai tổng thống Mỹ, Donald Trump Jr., với nữ luật sư Nga liên quan đến các thông tin có thể gây bất lợi cho bà Hillary Clinton. (Tuoitre)
--------------------------------
Quan hệ Mỹ - Philippines: Gạn đục, khơi trong
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson là quan chức cao cấp đầu tiên trong chính quyền Tổng thống Donald Trump tiếp xúc với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (trái) gặp Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte REUTERS
Trước đây, ông Duterte không thân thiện với người tiền nhiệm của Tổng thống Trump là ông Barack Obama và hiện tiếp tục giữ khoảng cách với chủ nhân Nhà Trắng.
Tổng thống Philippines đã vài lần thay đổi quan điểm chính sách về Mỹ, dù lớn nhỏ, nông sâu khác nhau nhưng đều thể hiện chủ ý là làm cho Manila có thế hơn trước.
Ông Duterte lúc đầu chủ định xa lánh Mỹ để xích lại gần Trung Quốc, thậm chí còn cho rằng Philippines không cần đến sự hợp tác và trợ giúp về chính trị, quân sự, an ninh của đồng minh.
Cuộc gặp nói trên là kết quả từ nhận thức của ông Duterte về những biến động vừa qua liên quan trực tiếp đến Philippines. Nhà lãnh đạo đã nhận thấy rằng chính quyền mới ở Mỹ không như trước đó.
Chậm nhất cho tới thời điểm hiện tại, ông cũng không còn có thể suy nghĩ lạc quan về Trung Quốc trong chuyện tranh chấp chủ quyền lẫn đầu tư trực tiếp vào Philippines.
Tổng thống Duterte giờ ý thức được rằng để đối phó hiệu quả với những thách thức đối với Philippines ở khu vực cũng như trong nước thì về hiện tại và lâu dài Mỹ vẫn hữu ích hơn hẳn Trung Quốc.
Phía Tổng thống Trump cũng có nhu cầu tranh thủ Philippines, duy trì mối quan hệ hợp tác về quân sự và an ninh, phân hóa Philippines với Trung Quốc. Cho nên cả hai phía giờ tập trung vào đồng thuận, đề cao lợi ích chung trong thúc đẩy quan hệ hợp tác, mở đường và chuẩn bị dư luận cho cuộc gặp đầu tiên giữa hai vị tổng thống.(Thanhnien)
----------------------------
Malaysia bác tin mua radar, tên lửa của Trung Quốc
Theo Reuters ngày 10-8, cổng thông tin Malaysian Insight dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết một phái đoàn quan chức Trung Quốc vừa mới đề xuất bán các hệ thống tên lửa tiên tiến và một hệ thống radar cho Malaysia. Phái đoàn này đã có chuyến thăm Malaysia hôm 9-8 để thảo luận việc khởi động một dự án đường sắt trị giá 13 tỉ USD do Trung Quốc xây dựng.
Nguồn tin trên tiết lộ có tới 12 đơn vị trong hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) AR3 sẽ được phía Trung Quốc đề xuất bán cho Malaysia. Kế hoạch này nằm trong một chương trình bán vũ khí với khoảng thời gian vay mượn kéo dài 50 năm.
Số tiền Trung Quốc cho Malaysia vay, giá của các hệ thống MLRS AR3 cũng như loại hệ thống radar không được đề cập.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt AR3. Ảnh: MILITARY-TODAY
Trong khi đó, tờ Straits Times (Singapore) dẫn một nguồn tin cấp cao bên trong chính phủ Malaysia cho biết việc đề xuất trên đã “được đề cập nhẹ” trong các cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Vương Dũng tại buổi lễ đánh dấu việc bắt đầu dự án đường sắt. Theo Straits Times, một quyết định chắc chắn cuối cùng liên quan tới đề xuất trên sẽ chỉ được đưa ra trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Malaysia vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Malaysia ngày 10-8 đã lên tiếng bác bỏ thông tin này. “Không phải. Không có cuộc thảo luận nào như vậy. Các bạn đã có được nguồn tin từ Malaysian Insight thì hãy mà đi hỏi họ” - Thứ trưởng Quốc phòng Malaysia Johari Baharum trả lời báo Channel News Asia. Nguồn tin từ Malaysian Insight lúc đầu còn cho biết các hệ thống AR3 có tầm bắn 220 km và hệ thống radar trên dự kiến sẽ được đặt tại bang Johor, miền Nam Malaysia.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt AR3 được Trung Quốc sản xuất chủ yếu cho mục đích xuất khẩu. AR3 được tiết lộ hồi năm 2011 và hiện được xem là một trong những hệ thống pháo phản lực phóng loạt uy lực nhất nhất trên thế giới. Năm ngoái, Malaysia đã ký một thỏa thuận mua bốn tàu hải quân từ Trung Quốc.(PLO)
------------------------------