Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý 11-08-2017
- Cập nhật : 11/08/2017
Trung Quốc chào bán pháo 'khủng' cho Malaysia
Nếu đúng thật thì đây là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn lấn sân vào thị trường vũ khí ở quanh mình sau khi hào phóng cung cấp vũ khí cho Philippines và bán xe tăng cho Thái Lan.
Truyền thông đưa tin Trung Quốc vừa đề nghị bán cho Malaysia một số hệ thống pháo phản lực hạng nặng (MLRS) và rađa để triển khai ở khu vực miền nam, động thái có thể gây lo âu cho nước láng giềng Singapore.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn cổng thông tin The Malaysian Insight cho biết một phái đoàn Trung Quốc trong chuyến công du Malaysia ngày 9-8 đã đưa ra đề nghị về gói vũ khí trên.
Nguồn tin từ Malaysia cho biết Bắc Kinh muốn bán 12 hệ thống pháo phản lực AR3 cho Kuala Lumpur kèm theo gói cho vay trong 50 năm.
Giá trị gói cho vay cũng như giá tiền số vũ khí này không được tiết lộ. Hệ thống rađa cũng là một bí mật.
Báo Straits Times của Singapore cũng đưa tin về thương vụ vũ khí này. Một nguồn tin Chính phủ Malaysia tiết lộ vụ mua bán được đề cập “một chút” trong cuộc nói chuyện giữa Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Wang Yong nhân lễ động thổ một dự án đường sắt.
Tờ báo Singapore tìm hiểu được thông tin là phía Malaysia sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về lời đề nghị trong chuyến công du đã được lên lịch trước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến nước này vào cuối năm.
“Đây là lần đầu tiên tôi nghe chuyện này” - Bộ trưởng Tài chính Malaysia Mohammad Irwan Serigar Abdullah trả lời hãng tin Reuters khi được hỏi.
Bộ Ngoại giao và bộ Quốc phòng của cả hai nước Trung Quốc và Singapore đều chưa phản hồi trước câu hỏi về thương vụ mua bán vũ khí này, theo Reuters.
Pháo phản lực AR3 do Công ty công nghiệp Phương Bắc (Norinco) của Trung Quốc sản xuất chuyên để xuất khẩu. Loại pháo này lần đầu tiên được sử dụng năm 2011 và được xem là một trong những hệ thống MLRS mạnh nhất hiện nay.
Hệ thống AR3 khác với AR2 đang phục vụ trong Quân đội Trung Quốc ở chỗ: AR3 có thể bắn rocket lớn hơn cỡ 370 mm, thay vì loại 300 mm như ở hệ thống cũ. Giàn phóng AR3 thiết kế thành 2 khối ống phóng, mỗi khối có thể chứa 4 quả rocket cỡ 370 mm hoặc 5 quả rocket cỡ 300 mm. Trong khi đó, AR2 có thể mang theo 12 quả rocket 300 mm và chỉ được nạp từng quả một. (Tuoitre)
---------------------------
Hãng tin Philippines ‘hứng bão’ vì đăng bài về Biển Đông của Tân Hoa xã
Philippine News Agency (PNA), hãng tin thuộc chính phủ Philippines, vừa bị chỉ trích vì đăng lại bài bình luận về Biển Đông của Tân Hoa xã, theo báo The Philippine Star ngày 10.8.
Bài bình luận, có tựa đề “Time to turn a new leaf on South China Sea issue” (tạm dịch: Đến lúc lật sang trang mới về vấn đề Biển Đông”, được Tân Hoa xã đăng vào ngày 6.8 và được PNA đăng lại sau đó. Bài viết gọi phán quyết ngày 12.7.2016 của Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là “không có căn cứ”. Bài viết còn khẳng định Trung Quốc “tôn trọng dự do hàng hải và hàng không” ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế.
Cư dân mạng lập tức chỉ trích PNA về việc đăng lại bài viết nói trên, đặt vấn đề liệu có phải hãng tin được nhà nước tài trợ này đang phát ngôn cho Trung Quốc hay không.
“Điều gì đây? Đây chắc là sự nhầm lẫn. PNA đang trở thành cơ quan ngôn luận của Trung Quốc? PNA đang chỉ trích phán quyết có lợi cho Philippines?” cựu thành viên nội các Philippines Roilo Golez viết trên Twitter.
Chủ nhiệm Văn phòng điều hành truyền thông của tổng thống Philippines Martin Andanar cho hay ông đã yêu cầu giới lãnh đạo PNA giải trình về việc đăng lại bài bình luận từ Tân Hoa xã.
Ông Andanar cho biết thêm văn phòng sẽ có hành động thích hợp đối với những quan chức và nhân viên PNA có liên quan, theo The Philippine Star. PNA sau đó đã rút bài viết của Tân Hoa xã.(Thanhnien)
----------------------------
Tàu chiến Mỹ áp sát Đá Vành Khăn
Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên, tàu khu trục thực hiện nhiệm vụ tiếp cận đảo nhân tạo Trung Quốc (TQ) xây dựng trái phép là tàu USS John S. McCain.
Tàu đã đi vào vùng 12 hải lý xung quanh Đá Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), hiện đang bị TQ chiếm đóng và cải tạo thành đảo nhân tạo bất chấp luật pháp quốc tế.
Đây đã là lần thứ ba Mỹ cho tiến hành “hoạt động tự do hàng hải” (gọi tắt là FONOP) dưới thời của Tổng thống Donald Trump, theo Reuters. Hiện nay Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao TQ vẫn chưa lên tiếng về thông tin này.
Tàu khu trục Mỹ USS John S. McCain. Ảnh: Naval Today
Trước đó, tàu khu trục USS Stethem vào ngày 2-7 đã tiến hành áp sát đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) đang bị TQ chiếm đóng trái phép. Thời điểm đó, các quan chức Mỹ tiết lộ Lầu Năm Góc muốn các chiến dịch FONOP trên biển Đông diễn ra thường xuyên hơn để thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của TQ và “bình thường hóa” các hoạt động này trên truyền thông, theo The New York Times.
Mỹ tăng cường FONOP trong bối cảnh Washington đang dần mất kiên nhẫn với Bắc Kinh trong vấn đề hạt nhân và tên lửa trên bán đảo Triều Tiên, theo Reuters.
Ngày 9-8, sau khi Tổng thống Trump cảnh báo Bình Nhưỡng nên dừng đe dọa bằng không sẽ bị đáp trả bằng “hỏa lực và thịnh nộ”, chính quyền Triều Tiên đã lập tức có câu trả lời đanh thép: Cân nhắc nã tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-12 vào khu vực quanh đảo Guam.
Hòn đảo phía Nam Thái Bình Dương là nơi Mỹ thiết lập căn cứ quân sự quan trọng, có cảng cho tàu ngầm và sân bay cho máy bay ném bom hạt nhân.(PLO)
---------------------------
Venezuela “không công nhận” lệnh trừng phạt của Mỹ
Mỹ hôm 9-8 đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối nhắm vào 8 quan chức Venezuela liên quan đến việc thành lập hội đồng lập hiến trung thành với Tổng thống Nicolas Maduro – một động thái bị chỉ trích nhằm thâu tóm quyền lực.
Lệnh trừng phạt mới của Washington chống lại các quan chức an ninh và chính trị gia. Một trong những quan chức bị trừng phạt là ông Adan Chavez, anh trai của cố lãnh đạo Đảng Xã hội Hugo Chavez.
Lệnh trừng phạt mới sẽ đóng băng toàn bộ tài sản tại Mỹ của các quan chức có tên trong danh sách, cấm họ đến Mỹ và cấm công dân Mỹ làm ăn với họ. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt này không nhắm vào ngành công nghiệp dầu khí của Venezuela. Các biện pháp trừng phạt nhắm vào ngành công nghiệp năng lượng vẫn đang được cân nhắc, giới chức Mỹ cho biết.
Phát biểu về lệnh trừng phạt mới, Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela Jorge Arreaza khẳng định đây là một "hành động khiêu khích của chính quyền Washington", đồng thời tuyên bố "không công nhận bất cứ lệnh trừng phạt nào chống lại người dân Venezuela". "Venezuela không thể bị bất cứ điều gì hay bất cứ ai trừng phạt" – ông Arreaza khẳng định trên truyền hình.
Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới sau khi Venezuela thành lập hội đồng lập hiến với toàn bộ thành viên là đồng minh của Đảng Xã hội cầm quyền và được quyền viết lại hiến pháp.
Bước đi đầu tiên của hội đồng lập hiến này là sa thải tổng công tố Venezuela, người trước đó chỉ trích Tổng thống Maduro vi phạm nhân quyền. Động thái này làm dấy lên lo ngại rằng hội đồng nêu trên sẽ thanh trừng toàn bộ quan chức bất đồng chính kiến với chính quyền ông Maduro.
Trong một tuyên bố chung hôm 8-8, Canada, Brazil, Argentina, Mexico, Chile và Colombia chỉ trích điều họ gọi là "sự sụp đổ trật tự dân chủ" ở Venezuela, đồng thời tuyên bố không công nhận bất cứ hành động nào của hội đồng lập hiến "bất hợp pháp" mới.
Một diễn biến khác, phe đối lập Venezuela hôm 9-8 cho biết lạm phát ở quốc gia này đã đạt mức 248,6% trong 7 tháng đầu năm 2017. Theo nhà lập pháp phe đối lập Angel Alvarado, có nhiều nguyên nhân khiến lạm phát tăng nhanh, bao gồm thiếu hụt USD, đồng bolivar mất giá mạnh và bất ổn chính trị. Đáng chú ý, theo ông Alvarado, mức lạm phát tăng nhanh theo từng tháng với 26% trong tháng 7 so với 21,4% hồi tháng 6.
Tình trạng thiếu thốn lương thực trầm trọng do khủng hoảng kinh tế ở Venezuela đang gây ra tình trạng bất ổn khiến hơn 120 người thiệt mạng trong 4 tháng qua.(NLĐ)