Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý chiều 10-08-2017
- Cập nhật : 10/08/2017
Mật bàn về tình hình Syria: Nga, Mỹ và Israel đạt được điều gì?
Theo hãng tin Sputnik, Israel, Nga và Mỹ đã có nhiều vòng đàm phán bí mật về việc thiết lập ngừng bắn tại miền nam Syria cũng như việc thiết lập các khu vực không giao tranh ở vùng biên giới Syria giáp ranh Israel và Jordan.
Báo Haaretz của Syria cho biết, các cuộc gặp mặt bí mật này đã diễn ra tại thủ đô Amman của Jordan và tại một thủ đô quốc gia Châu Âu trước khi thỏa thuận ngừng bắn Nga-Mỹ được công bố vào ngày 7/7. Một số nguồn tin cho biết Israel đã phản đối thỏa thuận này do Moscow và Washington không chú trọng đến việc đẩy lùi binh lính Iran khỏi Syria.
Được biết, một loạt cuộc hội đàm bí mật trên có sự tham gia của các quan chức ngoại giao, quôc phòng và an ninh cấp cao của cả ba nước. Phía Israel có đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và cơ quan tình báo của nước này. Phía Mỹ gồm có Đặc phái viên Mỹ tại Syria Michael Ratney, Đại diện Đặc biệt thuộc Liên quân Quốc tế Chống IS Brett McGurk. Phía Nga có trưởng đoàn đại diện là Đặc phái viên về vấn đề Syria Alexander Lavrentyev.
Đã có hai cuộc hội đàm riêng biệt được tổ chức tại Amman. Cuộc hội đàm đầu tiên có sự tham gia của các đại biểu Israel, Nga và Mỹ, cuộc hội đàm thứ hai gồm có đại biểu Israel, Jordan và Mỹ.
Vài ngày sau khi các cuộc hội đàm trên được tổ chức, một hội nghị mật khác đã được tổ chức tại một thành phố Châu Âu. Trong cuộc họp, Nga và Mỹ coi lệnh ngừng bắn là công cụ hữu hiệu để ổn định tình hình và tập trung vào cuộc chiến chống IS. Israel cũng nhấn mạnh về sự hiện diện của Iran trên lãnh thổ Syria, cụ thể họ yêu cầu Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), lực lượng Hezbollah thân Iran và các nhóm vũ trang Hồi giáo dòng Shiite phải rút lui khỏi Syria.
Quyết định thiết lập các khu vực không giao tranh tại các tỉnh Daraa, Quneitra và As-Suwayda ở phía Tây Nam Syria, được Nga, Mỹ và Jordan nhất trí, đã có hiệu lực từ ngày 9/7. Từ đó đến nay, quân đội Nga đã thiết lập nhiều trạm kiểm soát và trung tâm quan sát để đảm bảo tình trạng thù địch không xảy ra tại các khu vực này.
Cuộc nội chiến ở Syria nay đã bước sang năm thứ 6, và quân chính phủ vẫn đang đối đầu với các nhóm vũ trang nổi dậy cùng nhiều nhóm Hồi giáo cực đoan và tổ chức khủng bố như IS.(Infonet)
--------------------
Thái Lan bày tỏ quan điểm về vấn đề Triều Tiên, Biển Đông
Chính phủ Thái Lan cho rằng các nước cần giải quyết những vấn đề của châu Á bao gồm tình hình bán đảo Triều Tiên và tranh chấp Biển Đông vì mục tiêu hòa bình của khu vực.
Hôm 8.8, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã có buổi tiếp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Bên cạnh trao đổi chương trình hợp tác giữa hai nước, người đứng đầu chính phủ Thái Lan bày tỏ quan điểm đối với những vấn đề đang rất nóng bỏng của khu vực là tình hình bán đảo Triều Tiên và Biển Đông.
“Thái Lan sẵn sàng hợp tác và ủng hộ các bên để giải quyết vấn đề. Chúng tôi nhận thấy đó là điều cần thiết vì hòa bình của khu vực, kể cả tuân thủ những đồng thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc”, tờ Matichon dẫn lời người phát ngôn của chính phủ Thái Lan, ông Virachon Sukontapatipak phát biểu.
Thái Lan và Mỹ là đồng minh truyền thống nhưng quan hệ song phương trở nên không còn nồng ấm kể từ khi chính quyền quân sự Thái Lan lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014.
Reuters dẫn lời giới quan sát nhận định chuyến thăm Bangkok của Ngoại trưởng Tillerson ngoài thảo luận về chuyến thăm Mỹ sắp tới của Thủ tướng Prayuth còn nhằm thúc giục Thái Lan trong các vấn đề khu vực, nhất là chương trình hạt nhân-tên lửa của CHDCND Triều Tiên..
Washington muốn Bangkok cứng rắn hơn với những công ty Triều Tiên đang hoạt động ở Thái Lan. Những công ty này bị cho là thường xuyên thay đổi tên và sử dụng Bangkok như điểm trung chuyển, tìm kiếm ngoại tệ cho Bình Nhưỡng.(Thanhnien)
------------------------
Nepal ‘tiến thoái lưỡng nan’ vì căng thẳng Trung-Ấn
Hãng tin Sputnik ngày 8-8 cho biết cả Ấn Độ và Trung Quốc đều lên kế hoạch sẽ tổ chức các cuộc đối thoại song phương sâu rộng với lãnh đạo Nepal nhằm làm rõ lập trường của nước này về vấn đề căng thẳng ở cao nguyên Dokalam gần đây. Với thế cờ cả hai nước lớn đều muốn giành được sự ủng hộ về vấn đề này, Nepal sẽ đứng trước tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.
Theo Sputnik, Thủ tướng Nepal Sher Bahadur Deuba sẽ có chuyến thăm Ấn Độ vào cuối tháng này. Trước chuyến thăm Ấn Độ của ông Deuba, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj đã tới thủ đô Kathmandu của Nepal để tham dự Hội nghị ngoại trưởng lần thứ 15 của tổ chức Sáng kiến vùng vịnh Bengal về hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa khu vực (BIMSTEC) vào ngày 10-8.
Thủ tướng Nepal Sher Bahadur Deuba. Ảnh: SANKALPA POST
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương dự kiến sẽ tới thăm Nepal vào ngày 14-8, tức trước chuyến thăm Ấn Độ của ông Deuba. Các quan chức Trung-Ấn được cho đều sẽ tổ chức các cuộc thảo luận với phía Nepal về vấn đề Dokalam.
Căng thẳng Trung-Ấn khiến Nepal cực kỳ lo ngại khi nước này đang hướng tới mục tiêu trở thành “cầu nối kinh tế” giữa New Delhi và Bắc Kinh thông qua khu vực đèo Lipulekh. Đây là ngã ba biên giới được Nepal, Ấn Độ và Tây Tạng (Trung Quốc) sử dụng kể từ thời xưa, theo Sputnik.
Cao nguyên Dokalam (hay Doklam, hoặc Donglang) nằm giữa Ấn Độ, Trung Quốc, và Bhutan. Đồ họa BBC
“Nepal có truyền thống giữ lập trường trung lập trong xung đột Ấn Độ-Pakistan. Do đó, không có lý gì để cho rằng họ sẽ không tiếp tục cách tiếp cận này trong căng thẳng Trung-Ấn” – TS Smruti Pattanaik, nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng ở New Delhi, nhận định.
Trong khi đó, các chuyên gia khác cũng đánh giá mặc dù Ấn Độ và Nepal hiện có bất đồng về một số vấn đề nhưng New Delhi và Kathmandu có quan hệ chặt chẽ về nhiều mặt. Do đó, khó có khả năng Nepal sẽ hành động đi ngược lại lợi ích Ấn Độ trong khu vực, tức sẽ đứng về phía Trung Quốc.
Căng thẳng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực Dokalam đột ngột tăng nhiệt không phanh kể từ tháng 6 năm nay sau khi Bắc Kinh phá bỏ những lô cốt của Bhutan và xây một con đường chạy xuyên qua cao nguyên này. Cao nguyên Dokalam nằm giáp với bang Sikkim của Ấn Độ. Đây hiện là khu vực tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Bhutan.(PLO)
-----------------------------
Ngoại trưởng Đức chỉ trích Mỹ trừng phạt Nga
Trong bài phỏng vấn của tờ Westfaelische Nachrichten đăng ngày 8-8, ông Gabriel cho biết: “Các nước phương Tây cần phải đoàn kết với nhau. Đạo luật trừng phạt (của Mỹ) được thông qua tuần trước đã gây bất lợi với việc này”. Theo ngoại trưởng Đức, sự đoàn kết giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã tạo nên lợi thế cho các nước phương Tây trong mối quan hệ với Nga, đặc biệt sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào lãnh thổ nước mình. “Tuy nhiên, các động thái vừa qua đã đe dọa sự đoàn kết này” - ông Gabriel đánh giá. Trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phê duyệt dự luật trừng phạt, các lãnh đạo của EU đã nhiều lần bày tỏ lo ngại quan hệ kinh tế giữa châu Âu với Nga có thể bị phương hại.
Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh “các lệnh trừng phạt gây khó cho những công ty châu Âu là hoàn toàn không thể chấp nhận được”. Ông Gabriel cho rằng Tổng thống Trump cần sự “hợp tác chặt chẽ hơn” với các đối tác châu Âu trước khi cho thực thi lệnh trừng phạt. “Các vấn đề Syria, Libya, Ukraine, cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và nhiều vấn đề khác đều rất cần sự hợp tác giữa Mỹ và Nga” - ông Gabriel nhận định.(PLO)