Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý tối 23-05-2017

  • Cập nhật : 23/05/2017

Duterte chỉ trích Mỹ lôi kéo ông chống Trung Quốc

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiếp tục chỉ trích Mỹ vì muốn lôi kéo Manila vào xung đột với Bắc Kinh, đồng thời ca ngợi chính sách vũ khí của Nga.

duterte chi trich my loi keo ong chong trung quoc

Duterte chỉ trích Mỹ lôi kéo ông chống Trung Quốc

"Họ muốn chúng tôi chống lại Trung Quốc. Với cái gì? Tôi có tên lửa hành trình không? Nó sẽ là một cuộc thảm sát", RT ngày 21/5 dẫn lại lời ông Duterte nói về chính sách của Mỹ với Philippines.

Tổng thống Philippines cho hay dù có xảy ra chiến tranh với Trung Quốc thì Manila sau đó vẫn phải ngồi vào bàn đàm phán, nghe Washington nói về điều họ muốn. 

"Trông tôi có ngu ngốc không?", ông Duterte đặt câu hỏi về hợp tác với Mỹ.

Tổng thống Philippines khẳng định ông sẽ không để an ninh quốc gia của nước này phụ thuộc vào Mỹ.

"Nếu đất nước tôi sụp đổ, ai sẽ đưa nó trở lại? Mỹ ư? Chúng tôi cần vũ khí", ông cho hay.

Nhắc đến Nga, ông Duterte ca ngợi chính sách bán vũ khí vô điều kiện của Moscow, khác hẳn với chính sách của Washington. Ông dự kiến ký một ý định thư về mua bán vũ khí của Nga trong tuần này, nhân chuyến thăm kéo dài 5 ngày, bắt đầu từ 22/5.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã ký thỏa thuận tương tự với Poly Technologies, nhà sản xuất vũ khí thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc.

Khẳng định Philippines là đất nước độc lập, rằng mình không chống Mỹ, thậm chí nói "Tổng thống Mỹ Donald Trump là bạn tôi", nhưng ông Duterte cho rằng những thảo luận với phương Tây là vô nghĩa.

"Chính sách ngoại giao của tôi đã thay đổi, tôi muốn hợp tác với Trung Quốc và Nga", ông nhấn mạnh.(Vnexpress)
---------------------------------

Mỹ sẽ huy động thêm F-35 làm tai mắt cho lá chắn tên lửa

Tiêm kích F-35C và F/A-18 Super Hornet của hải quân Mỹ có thể đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới cảm biến chống tên lửa hành trình.

Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch tích hợp thêm tiêm kích tàng hình trên hạm F-35C và chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet vào mạng lưới phòng thủ chống tên lửa hành trình mang tên Hệ thống Kiểm soát Hỏa lực - Phòng không Tích hợp (NIFC-CA), theo National Interest.

NIFC-CA được hải quân Mỹ phát triển trên nền tảng tàu khu trục lớp Arleigh Burke, có khả năng phát hiện và tiêu diệt tên lửa hành trình chống hạm từ khoảng cách ngoài đường chân trời. Trước đây, hệ thống cảm biến của NIFC-CA đã được mở rộng đáng kể nhờ tiêm kích tàng hình F-35B của thủy quân lục chiến hoặc máy bay trinh sát E2-D Hawkeye.

Các quan chức hải quân Mỹ cho rằng nếu được tích hợp thành công các tiêm kích như F-35C và F/A-18E/F, NIFC-CA có thể gia tăng đáng kể khả năng phát hiện và đánh chặn mục tiêu của mình.F-35C và Super Hornet có thể bay cảnh giới vòng ngoài cho biên đội tàu chiến lớp Arleigh Burke. Radar và các cảm biến của chúng có thể nhận dạng mục tiêu bay thấp bám biển như tên lửa hành trình chống hạm, vốn rất khó bị tàu chiến phát hiện. Sau đó, tiêm kích sẽ chuyển tham số mục tiêu về tàu chiến được trang bị NIFC-CA, giúp biên đội tàu chuẩn bị phương án đánh chặn bằng các loại vũ khí phòng thủ.

bo doi f-35c va f/a-18e/f se mo rong kha nang cua nifc-ca. anh: business insider.

Bộ đôi F-35C và F/A-18E/F sẽ mở rộng khả năng của NIFC-CA. Ảnh: Business Insider.

Việc vận hành NIFC-CA trên F-35C sẽ cải thiện công nghệ cảm biến, tầm hoạt động, tốc độ xử lý và khả năng cơ động trên không của hệ thống. NIFC-CA cũng cho phép tàu chiến Mỹ hoạt động gần bờ biển đối phương hơn mà không bị đe dọa bởi các loại tên lửa diệt hạm tầm xa.(Vnexpress)
----------------------------------

Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo về nguy cơ hạt nhân Iran

Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu chuyến thăm Israel với lời cảnh báo về mối đe dọa từ phía Iran một khi Tehran có vũ khí hạt nhân, BBC đưa tin.

 

tong thong israel rivlin don tiep tong thong trump. anh afp

Tổng thống Israel Rivlin đón tiếp Tổng thống Trump. Ảnh AFP

 

"Iran không bao giờ được phép sở hữu vũ khí hạt nhân," ông Trump nói với các phóng viên tại Jerusalem khi đứng cạnh Tổng thống Israel Reuven Rivlin.

Ông tới Israel sau chuyến thăm Saudi Arabia, một đồng minh chủ chốt của Mỹ, nơi ông phát biểu trước các lãnh đạo Arab và Hồi giáo tại một hội nghị thượng đỉnh.

Ông sẽ có cuộc gặp các lãnh đạo Israel và Palestine.

Ông gọi hiệp định hòa bình Israel-Palestine là "thỏa thuận tối thượng" nhưng ông không nói rõ thỏa thuận này sẽ theo hình thức nào.

Ông nói thêm ông muốn để cho hai bên quyết định với nhau trong các cuộc họp song phương.

Ông Trump có chuyến thăm Iran hai ngày trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách Tổng thống Mỹ.

Tổng thống Trump còn nói gì nữa?

Iran phải "ngừng việc cấp tiền, đào tạo và trang bị cho các lực lượng khủng bố và phiến quân", ông Trump nói tại tư gia của Tổng thống Rivlin.

Ông nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa Mỹ và Israel: "Chúng ta không chỉ là bạn lâu năm, chúng ta còn là đồng minh và đối tác thân thiết. Chúng ta luôn sát cánh cùng nhau."

Về tiến trình hòa bình, ông nói: "Trẻ em Israel và Paletine đáng được lớn lên trong môi trường hòa bình và theo đuổi giấc mơ mà không bị bạo lực từng hủy hoại cuộc sống của bao người."

Sau khi rời tư gia của Tổng thống Rivlin, ông đến thăm Nhà thờ Mộ Thánh Chúa (Church of the Holy Sepulchre) nơi Chúa Jesus được chôn và phục sinh, theo truyền thuyết Công giáo.

Ông Trump được cho là người ủng hộ Israel hơn nhiều so với người tiền nhiệm Barack Obama. Ông có quan điểm mềm mỏng hơn về vấn đề các vùng người Israel chiếm đóng. Ông nói rằng việc họ mở rộng lãnh thổ chứ không phải sự hiện diện của họ mới là điều gây cản trở cho việc tìm kiếm hòa bình.

Hơn 600.000 người Do thái đang sống ở khoảng 140 khu định cư được xây dựng kể từ khi Israel chiếm vùng Bờ Tây và Đông Jerusalem, khu vực mà người Palestine đòi chủ quyền.

Các khu định cư này bị coi là bất hợp pháp theo luật quốc tế, nhưng phía Israel không chấp nhận điều đó.(Bizlive)
--------------------------------

Cựu Ngoại trưởng Philippines muốn nối lại tuần tra chung với Mỹ

Cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 22/5 nói rằng chính quyền Manila cần quay lại các hoạt động tuần tra chung tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này với Mỹ và các đối tác khác nhằm đối phó với lời đe dọa chiến tranh của Trung Quốc.

 

ong albert del rosario. anh: philstar

Ông Albert del Rosario. Ảnh: Philstar

 

Ông Albert del Rosario cũng cho rằng chính phủ Philippines cần lưu ý lời khuyến nghị của Thẩm phán Tòa án Tối cao nước này Antonio Carpio về việc đệ đơn kiện lên Liên hợp quốc, đánh giá việc này là lợi ích quốc gia của Philippines sẽ nhận được sự ủng hộ của những quốc gia có trách nhiệm. 

Trong khi đó, hoạt động tuần tra chung tại EEZ với Mỹ và các đối tác khác sẽ là một bước đi mang tính chiến lược và chiến thuật trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Philippines. 

Phản ứng trên được đưa ra sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đe dọa Bắc Kinh sẽ tiến tới chiến tranh nếu Manila khai thác dầu khí ở Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) ở Biển Đông hay ở bất kỳ khu vực nào thuộc EEZ của Philippines. 

Dưới thời chính quyền tiền nhiệm, ông Del Rosario đã dẫn đầu nỗ lực của chính phủ Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài về tuyên bố "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Liên quan tới vấn đề Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhiều lần nhấn mạnh: “Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Vì vậy, mọi việc làm của các bên khác trên quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là "bất hợp pháp và vô giá trị".(TTXVN)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 23-05-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 23-05-2017

    6 công dân Nhật bị giữ ở Trung Quốc vì nghi làm gián điệp; Xuồng hải quân Malaysia mất tích khi truy đuổi tàu cá phi pháp; Mỹ loay hoay tìm giải pháp thay thế tàu tuần dương lớp Ticonderoga; Hạm đội Thái Bình Dương Nga diễn tập bắn pháo, phóng tên lửa

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 23-05-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 23-05-2017

    Ukraine và Đức nhất trí 'gây áp lực' với Nga; Israel quan ngại về thương vụ vũ khí Mỹ - Saudi Arabia; Bộ ngoại giao Mỹ còn khuyết nhiều vị trí quan trọng; Núi lửa Indonesia phun trào dữ dội

Bài cùng chuyên mục