Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý tối 15-09-2017

  • Cập nhật : 15/09/2017

Nga tung MiG-29SMT đến Syria, trận quyết chiến sông Euphrates bắt đầu

Theo giới truyền thông, Nga đang chuẩn bị lắp cầu phao cho Quân đội Syria vượt sông Euphrates, đưa tiêm kích MiG-29SMT đến Syria hỗ trợ tác chiến.

Nga tung MiG-29SMT đến thử lửa ở Syria

Ngày 13 tháng 9, Bộ quốc phòng Nga đã chính thức xác nhận việc Lực lượng hàng không-Vũ trụ Nga (VKS) đã chính thức triển khai máy bay chiến đấu đa chức năng Mikoyan MiG-29SMT Fulcrum sang chiến trường Syria để đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ chiến đấu.

Hồi đầu tuần này, những bức ảnh không chính thức của những chiếc tiêm kích đa năng MiG-29SMT ở Syria đã xuất hiện trên mạng xã hội; tuy nhiên, đến hôm 13/9 việc triển khai mới được chính thức xác nhận.

Theo đó, trên twitter chính thức của Bộ quốc phòng Nga đã đăng tải những bức ảnh về hoạt động của MiG-29SMT tại căn cứ không quân Hmeymim của Nga, thuộc tỉnh tây bắc Syria là Latakia. Tuy nhiên, Bộ quốc phòng Nga không cho biết những chiếc máy bay này được đưa sang Syria từ khi nào.

MiG-29SMT là một phiên bản hiện đại của máy bay chiến đấu MiG-29 Fulcrum, do Hãng chế tạo máy bay Mikoyan (JSC Russian Aircraft Corporation MiG, gọi tắt là RSK MiG) sản xuất, được nâng cấp, hiện đại hóa rất sâu trên cơ sở phiên bản MiG-29 đời đầu.

So với phiên bản cơ sở, MiG-29SMT có phạm vi tác chiến cao hơn; khả năng mang tải vũ khí lớn hơn; có thể mang theo các vũ khí không đối không, không đối đất, không đối hạm chính xác cao. Máy bay chiến đấu kết hợp buồng lái và hệ thống điện tử nâng cao, thùng nhiên liệu bổ sung và động cơ được nâng cấp.MiG-29SMT được triển khai ở sân bay Hmeymim, cách các tỉnh biên giới phía Nam là Quneitra, Daraa và Suwayda từ 200-350km; cách thành phố Deir Ezzor khoảng 380km, đến thị trấn al-Mayadin là 410km và đến thị trấn Abu Kamal nằm giáp với biên giới Iraq là khoảng 470km.

mig-29smt cua khong quan nga da duoc dieu dong sang tham chien o syria

MiG-29SMT của Không quân Nga đã được điều động sang tham chiến ở Syria

 

Với bán kính tác chiến được mở rộng lên khoảng 700km, MiG-29SMT sẽ có khả năng tấn công tới mọi khu vực trên lãnh thổ Syria, từ khu vực các tỉnh xung quanh như Aleppo, Idlib đến biên giới phía Nam Syria giáp Jordan, Israel và chiến trường Deir Ezzor giáp biên giới Iraq, Jordan.

Như vậy Nga đã có một phương tiện tác chiến đa năng, có khả năng không chiến, đối hải và tấn công mặt đất rất mạnh mẽ, hỗ trợ tích cực cho các cường kích Su-25, máy bay tiêm kích đa năng Su-30SM và Su-35…

Với việc lần đầu tiên có một chiếc MiG-29 thế hệ mới xuất hiện trên bầu trời Syria, hãng chế tạo hàng không Mikoyan cũng sẽ có cơ hội hoàn thiện các sản phẩm của mình, vốn không được ưa chuộng bằng các máy bay dòng Sukhoi ở cả thị trường trong nước lẫn quốc tế.

Cùng với việc đưa MiG-29SMT sang thử lửa ở chiến trường Syria, Nga đã điều một xe vận tải lớn chở quân tiếp viện và các thiết bị chiến đấu đến Deir Ezzor, tăng cường lực lượng và vũ khí cho Bộ Tư lệnh Quân đội Arab Syria triển khai trong và xung quanh thủ phủ của tỉnh.

Syria mở giai đoạn 3/phần 2 chiến dịch Deir Ezzor

Vừa qua, Syria đã vạch kế hoạch tác chiến cho cuộc tấn công giải tỏa vòng vây của IS ở Deir Ezzor chia thành 3 giai đoạn, trong đó trọng tâm sẽ là nối thông đường Quốc lộ cao tốc M20, chạy từ Tây sang Đông, nối từ Homs đến thành phố cổ Palmyra, tới thành phố Deir Ezzor.

Giai đoạn đầu tiên, lực lượng quân đội Syria tập kết ở Palmyra và sử dụng thành phố cổ này làm bàn đạp để đánh dọc theo con đường quốc lộ cao tốc M20, nhổ các cứ điểm của IS để giải phóng thành phố chiến lược al-Sukhnah, nằm cách Palmyra khoảng 45 km về phía đông.

Trong khi đó, mũi tiến công phía Bắc đánh từ phía Nam Raqqa xuống được lực lượng máy bay vận tải Nga hỗ trợ nhảy dù vào sâu trong lòng IS, đánh xuống phía Nam hợp với mũi tấn công ở Sukhnar, bao vây chia cắt IS ở 2 “nồi hầm” thuộc tỉnh Homs.

Trong giai đoạn thứ 2, các mũi tấn công của Syria đã đánh sang phía Đông nhanh chóng chiếm thị trấn Kobajjeb, nằm cách Sukhnar khoảng 70km và thần tốc áp sát thành phố Deir Ezzor, thọc sâu xuyên qua vòng vây IS để bắt tay với lực lượng Vệ binh Cộng hòa đang trấn thủ thành phố.

Ngay khi giải tỏa được căn cứ không quân Deir Ezzor, nối thông hai nửa thành phố bị chia cắt, SAA sẽ tiếp tục phát động phần 3 của kế hoạch giải phóng Deir Ezzor, phát động một cuộc tấn công ở các vùng nông thôn; truy quét lực lượng khủng bố IS ra xa thành phố và truy đuổi chúng ra khỏi vùng sa mạc của Syria; chiếm lại toàn bộ tỉnh Deir Ezzor.

Đồng thời, họ có thể mở phần 2 của chiến dịch là vượt qua bờ Đông sông Euphrates đánh chiếm toàn bộ vùng sa mạc nằm ở giáp biên giới với Iraq, chặn đường tiến của liên quân FSA, người Kurd do Mỹ hậu thuẫn, đang tiến xuống mạnh mẽ từ hướng căn cứ al-Shaddadi ở phía nam al-Hasakah xuống.

Theo nhận định của các chuyên gia, Nga và Syria sẽ không thể chờ đợi để thực hiện hết giai đoạn 3 của Phần 1 rồi mới mở tiếp Phần 2 của chiến dịch, bởi Mỹ đã hỗ trợ cho người Kurd và FSA tiến xuống Deir Ezzor. Do đó, Syria sẽ bắt tay thực hiện Phần 2, đồng thời vẫn tiếp tục thực hiện Phần 1, tức là vừa vượt qua bờ đông sông Euphrates, vừa tiếp tục truy quét Is ở khu vực bờ Tây sông.Trong những động thái mới nhất, giới truyền thông địa phương dẫn nguồn tin từ lực lượng đối lập cho biết, trong mấy ngày qua, Quân đội Nga đã triển khai hàng đoàn xe công binh và các hệ thống cầu phao lắp ghép đến bờ Tây sông Euphrates, ở vùng nông thôn Deir Ezzor phía bắc.

doan xe cua cong binh, cau pha nga di chuyen den bo song euphrates

Đoàn xe của công binh, cầu phà Nga di chuyển đến bờ sông Euphrates

 

Nếu các tuyên bố này là đúng và quân đội Syria vượt qua bờ phía đông của sông, điều này có thể dự báo trước một cuộc đụng độ quyết liệt với lực lượng vũ trang người Kurd và nhóm FSA ở al-Shaddadi. Đồng thời, nguy cơ bị không quân Mỹ không kích là rất cao.

Các nguồn tin đăng hình ảnh trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy hàng đoàn thiết bị quân sự của Nga đang di chuyển đến gần bờ phía tây của sông Euphrates. Tuy nhiên, nguồn tin khẳng định rằng, lực lượng Tiger và các đồng minh của họ chưa vượt qua sông Euphrates.

Theo giới truyền thông, dường như SAA đang chờ đợi một điều gì đó, hoặc là chờ Nga sắp xếp binh lực hoặc họ còn thiếu yếu tố cần thiết để đảm bảo chỗ đứng chân vững chắc trước các lực lượng Mỹ, ở khu vực nhiều dầu mỏ nhất của Deir Ezzor và cũng là của cả Syria.

Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng, lực lượng vượt sông sẽ là các lực lượng chủ lực của SAA, còn sẽ có một bộ phận lực lượng đặc nhiệm được Nga “cõng” qua sông bằng máy bay vận tải để chốt chặn trước những khu vực hiểm yếu, để yểm trợ cho phần lớn binh lực qua sông an toàn.

Do đó, Nga và Syria cần xây dựng kế hoạch trước rồi mới thực hiện chứ không nôn nóng vượt sông một cách tự phát, rất dễ bị tấn công giữa chừng. Tuy nhiên, trước tính chất cấp bách của cuộc chiến, việc vượt sông có lẽ sẽ sớm diễn ra trong một vài ngày tới.(Baodatviet)
------------------------------

Thế khó của các nước Trung và Đông Âu trong EU

Trong bài phân tích trên mạng Stratfor.com, chuyên gia Adriano Bosoni nhận định, việc EU thúc đẩy các nội dung cải cách trong chương trình nghị sự của Liên minh đã khiến các nước thành viên Trung và Đông Âu rơi vào thế khó.

 

thu tuong duc va cac nuoc v4 trong cuoc gap tai warsaw, ba lan thang 8/2016. anh: www.vlada.cz

Thủ tướng Đức và các nước V4 trong cuộc gặp tại Warsaw, Ba Lan tháng 8/2016. Ảnh: www.vlada.cz

 

Trong khi một số nước khu vực thể hiện mong muốn tăng cường hội nhập nội khối, tham gia nhóm thành viên “cốt lõi” trong EU như CH Séc, Romania thì một số nước khác lại đang duy trì khoảng cách như Hungary và Ba Lan. Chính phủ Hungary và Ba Lan khẳng định, Liên minh châu Âu không có quyền can dự vào công việc nội bộ của các nước này. Diễn biến này cho thấy, đã đến lúc các nước Trung và Đông Âu cần đưa ra các quyết định chiến lược trong định hướng phát triển.

Theo chuyên gia Bosoni, các nước Trung và Đông Âu có mối quan hệ phức tạp với Liên minh châu Âu. Các nước này vội vã gia nhập EU sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và trở thành các nước thành viên có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong Liên minh. Các nước Trung và Đông Âu nhận được viện trợ lớn từ các quỹ của EU và đa số người dân các nước này ủng hộ quy chế thành viên EU. 

Mặc dù vậy, nhiều nước vẫn chỉ hội nhập một cách “nửa vời” vào EU, không tham gia Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và phản đối sự can dự của Brussels vào việc xây dựng và hoạch định chính sách quốc gia. Thậm chí, chính phủ một số nước Trung và Đông Âu còn cáo buộc EU làm suy yếu độc lập, chủ quyền và bản sắc dân tộc. Các nước này coi EU là một nhóm các quốc gia hợp tác trong các lĩnh vực có chung lợi ích và cố gắng duy trì sự độc lập của mình. 

Gần đây, một số nước Trung và Đông Âu còn nỗ lực tăng cường hợp tác về kinh tế, quân sự, năng lượng trong khu vực trải dài từ Baltic cho đến Biển Đen nhằm gia tăng quyền tự chủ. Nhóm Visegrad (V4) đã trở thành diễn đàn quan trọng để các nước Trung và Đông Âu thể hiện quan điểm đối với các vấn đề chung của EU. 

Ba Lan, Hungary, CH Séc và Slovakia là các thành viên của Nhóm này. Trong một số cuộc họp, V4 còn mời đại diện của cả Romania và Bulgaria.Ba Lan và Hungary là các nước chỉ trích Liên minh châu Âu mạnh mẽ nhất, trong khi đó Tổng thống Séc Milos Zeman cũng từng đề cập đến việc tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên EU của Prague. Thủ tướng Slovakia Robert Fico thì cho rằng giới lãnh đạo EU tại Brussels đang xa rời thực tế. 

Cho đến nay, các nước V4 vẫn chưa phải nhận hậu quả tiêu cực lớn nào từ các quan điểm trên. Mặc dù chỉ trích nỗ lực can dự vào công việc nội bộ của Brussels nhưng các nước V4 vẫn nhận được các khoản viện trợ lớn về nông nghiệp và phát triển từ các quỹ của EU. Tuy nhiên, ông Bosoni cho rằng sự kiện Brexit đã buộc các nước Trung và Đông Âu đánh giá lại chiến lược quốc gia của mình.Brexit đã khiến các nước thành viên Trung và Đông Âu mất đi một đồng minh quan trọng liên quan đến các chương trình cải cách của EU. 

Cũng giống như các nước trong khu vực, Anh xác định EU là một tổ chức hợp tác thương mại và không cần thiết phải hình thành một “siêu nhà nước”. London hoài nghi đối với các đề xuất về việc liên bang hóa EU và giành được quyền tự quyết trong việc không tham gia nhiều sáng kiến của Liên minh, như khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Khu vực Tự do đi lại Schengen. Đối với Ba Lan và Hungary, việc Anh bảo vệ các quan điểm trên với tư cách thành viên EU có giá trị hơn rất nhiều so với một nước Anh đang trong quá trình rời khỏi EU và không chắc chắn về tương lai của mối quan hệ này.

Ngoài ra, kết quả trưng cầu ý dân ở Anh có tác động rất lớn đối với toàn bộ Liên minh. Đa số các lãnh đạo EU hiểu rằng, họ buộc phải hành động trong bối cảnh hiện nay. 

Trong những tháng gần đây, EU đã đưa ra một loạt các đề xuất cải cách. Tuy nhiên, phần lớn các chương trình cải cách này vẫn đang ở giai đoạn ban đầu mà nhiều chương trình sẽ bị loại bỏ hoặc điều chỉnh về sau. Mặc dù vậy, việc đa số các chương trình cải cách đều chỉ liên quan đến khu vực Eurozone, chứ không phải toàn bộ EU đã khiến lãnh đạo các nước Trung và Đông Âu lo ngại. 

Dường như các chương trình cải cách này phát đi thông điệp “ngầm” rằng: Liên minh châu Âu chính là khu vực Eurozone và các nước thành viên không sử dụng đồng EU sẽ không liên quan. Đây cũng chính là mối lo ngại của các nước Trung và Âu đối với quan điểm về việc phát triển một mô hình châu Âu “đa tốc độ”, theo đó một số nước thành viên sẽ tăng cường hợp tác với nhau còn các nước thành viên khác thì không. 

Trong thực tế, EU cũng đã và đang phát triển với nhiều tốc độ khác nhau, chẳng hạn như một số nước tham gia Eurozone và Schengen trong khi một số nước không tham gia. Tuy nhiên, cho đến nay quan điểm,mục tiêu chính thức của EU vẫn là giúp các nước thành viên có cùng mức độ hội nhập nội khối. Nếu EU từ bỏ cam kết xây dựng “một liên minh ngày càng chặt chẽ”, môi trường chính trị trong EU sẽ biến động lớn. Điều này cũng sẽ đồng nghĩa với việc lần đầu tiên EU chính thức thừa nhận tồn tại của các nước thành viên “hạng nhất” và “hạng hai”. 

Đây chính là kịch bản mà các nước thành viên Trung và Đông Âu đang rất lo ngại.Các nước trong khu vực phụ thuộc vào EU về thương mại, đầu tư, trợ cấp và an ninh. Đối với CH Séc và Slovakia, Đức chính là đối tác thương mại quan trọng nhất, trong khi đó Ba Lan và Romania cần sự trợ giúp của các đối tác EU trong đối phó với mối đe dọa từ Nga. Do đó, nếu các nước Trung và Đông Âu bị loại khỏi các chương trình cải cách của EU trong thời gian tới, các nước này sẽ buộc phải dựa vào Mỹ về đầu tư, an ninh và năng lượng. 

Tuy nhiên, nhiều khả năng Nhà trắng sẽ không hứng thú đối với việc trợ cấp cho nông dân của Ba Lan hay chi trả cho việc phát triển hạ tầng ở Romania nhưng Brussels đang thực hiện.Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hòa bình và thịnh vượng của các nước Trung và Đông Âu là kết quả của sự kết hợp giữa chính sách tăng cường quan hệ với Mỹ, tham gia EU và trở thành thành viên của NATO. Nếu một trong số các nhân tố này bị loại ra, các nước trong khu vực sẽ buộc phải xem xét, đánh giá lại toàn bộ chiến lược quốc gia. 

Cũng có quan điểm cho rằng, trong trường hợp quan hệ giữa các nước Trung và Đông Âu với các nước thành viên khác của EU xấu đi, quy chế thành viên NATO sẽ giúp đảm bảo an ninh khu vực. Tuy nhiên, an ninh không chỉ đơn thuần liên quan đến vấn đề quân sự. Trong hơn hai thập kỷ qua, tư cách thành viên EU đã giúp cho các nước trong khu vực Trung và Đông Âu phát triển vững chắc và giảm dần sự chi phối của Nga.Chuyên gia Bosoni cho rằng, các nước Trung và Đông Âu đang phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn về mặt chiến lược. 

CH Séc và Slovakia đã cho thấy, các nước này mong muốn duy trì mối quan hệ gần gũi nhất có thể với các nước lớn trong EU. Quyết định này xuất phát từ các nguyên nhân kinh tế và lịch sử bởi Prague và Bratislava từng là một phần của đế chế La Mã. Tuy nhiên, sự lựa chọn đối với Ba Lan và Hungary sẽ khó khăn hơn nhiều. Các chính phủ theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa ở Warsaw và Budapest coi việc xây dựng một “siêu quốc gia” ở châu Âu là mối đe dọa đối với chủ quyền quốc gia và bản sắc dân tộc của các nước này.

Đối với Ba Lan, nằm ở trung tâm khu vực đồng bằng Trung Âu và từng bị Nga và Đức xâm lược trong lịch sử, Warsaw buộc phải tìm kiếm càng nhiều các đồng minh càng tốt. Mặc dù hiện Đức không còn bị coi là mối đe dọa đối với Ba Lan nhưng nước này, hơn bất kỳ thành viên nào trong Nhóm V4, vẫn thường xuyên phải đối mặt với các nguy cơ từ Nga. 

Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa Ba Lan và Hungary.Có thể các lực lượng dân tộc chủ nghĩa sẽ chỉ cầm quyền ở Ba Lan và Hungary trong một giai đoạn nhất định sau đó các lực lượng ủng hộ EU sẽ quay trở lại. Trong thời gian gần đây cũng đã diễn ra một số cuộc biểu tình lớn phản đối chính sách của chính phủ ở Ba Lan và Hungary. 

Trong tương lai, nếu mối quan hệ giữa Ba Lan, Hungary và EU xấu đi kèm theo các hậu quả về kinh tế, chính trị, cử tri các nước này có thể sẽ quay trở lại ủng hộ EU. Tuy nhiên, nếu các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa bám rễ ở Ba Lan và Hungary càng sâu, càng khó để thay đổi định hướng phát triển của các nước này trong tương lai.

Không chỉ các nước Trung và Đông Âu phải đối mặt với các lựa chọn chiến lược khó khăn mà các nước Tây Âu cũng đang ở tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Gần đây, Pháp đã chỉ trích Ba Lan và Hungary, cho rằng sự tham gia của các nước này không quan trọng trong các chương trình cải cách EU trong giai đoạn tiếp theo. 

Ngoài ra, Pháp cùng Áo đã cam kết sẽ hạn chế việc công dân các nước Trung và Đông Âu tìm kiếm các công việc tạm thời ở Tây Âu. Các quan chức EU cũng đã cảnh báo sẽ hạn chế quyền bỏ phiếu thậm chí cắt giảm trợ cấp đối với các quốc gia không tuân thủ quy định của EU. Mặc dù vậy, chính sách này của EU có nguy cơ thúc đẩy làn sóng dân tộc chủ nghĩa mới ở khu vực Trung và Đông Âu. 

Việc suy giảm ảnh hưởng của EU trong khu vực có nguy cơ biến Trung và Đông Âu thành khu vực bất ổn, tạo ra các mối đe dọa về chính trị, kinh tế và thậm chí là an ninh ở biên giới phía Đông.Chuyên gia Bosoni kết luận, việc các nước Trung và Đông Âu ở lại hay rời khỏi EU liên quan trực tiếp tới quyết định của EU về mối quan hệ tương lai đối với các nước khu vực này và việc Berlin, Paris liệu có đạt được thỏa hiệp với các nước trong khu vực hay không.(TTXVN)
------------------------------

'Phương Tây-2017' bắt đầu: NATO lo hão bị tấn công?

Cuộc tập trận thường niên “Phương Tây-2017” sẽ chính thức mở màn ngày hôm nay và sẽ diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau.

Từ ngày hôm nay đến ngày 20/9/2017 sẽ diễn ra cuộc tập trận chung giữa lực lượng vũ trang Bê-la-rút và Nga mang tên “Phương Tây-2017”.Trước khi diễn ra cuộc tập trận này, các chuyên gia quân sự cùng với các nhà chính trị phương Tây đã đưa ra những nhận xét đánh giá nóng.

cuoc tap tran thuong nien 4 nam mot lan giua nga va be-la-rut se chinh thuc bat dau tu ngay hom nay 14/9.

Cuộc tập trận thường niên 4 năm một lần giữa Nga và Bê-la-rút sẽ chính thức bắt đầu từ ngày hôm nay 14/9.

Các nhà chính trị ở các nước vùng Baltic dường như đứng ngồi không yên và cho rằng, Nga đang sử dụng Bê-la-rút như một bàn đạp để xâm lược các nước này và tấn công NATO.

Trong khi đó các chuyên gia Ukraine cho rằng, cuộc tập trận là cái cớ để Nga đưa các lực lượng và vũ khí trang bị ra ngoài biên giới nhằm thực hiện các kế hoạch của họ và “Phương Tây-2017” giống như là cuộc tập luyện chuẩn bị cho “cuộc tấn công lớn với quy mô lớn”.

Các chuyên gia Bê-la-rút tin tằng, cuộc tập trận chỉ đơn giản là “chiếm đóng mềm” và nhiều khả năng Nga sẽ không nhanh chóng rút các lực lượng của họ về nước.

Mặc dù cuộc tập trận được bảo đảm bởi Tổng thống Bê-la-rút Alexander Lukashenko và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhưng căng thẳng xung quanh cuộc tập trận này không hề giảm.

Trong những báo cáo và phát biểu gần đây của NATO cũng thường xuyên đề cập đến việc “vận chuyển quân và trang thiết bị lớn chưa từng có” và việc Bê-la-rút cùng với Nga tiến hành cuộc tập trận thường xuyên hơn và quy mô lớn hơn so với NATO khiến họ lo lắng.Một ngày trước khi cuộc tập trận này bắt đầu tờ TUT.BY đã công bố thành phần, số lượng tham gia cuộc tập trận và khu vực diễn ra cuộc tập trận.

thong tin ve thanh phan luc luong va cac khu vuc se dien ra cuoc tap tran nay va cac cuoc tap tran truoc do.

Thông tin về thành phần lực lượng và các khu vực sẽ diễn ra cuộc tập trận này và các cuộc tập trận trước đó.

Theo đó, “Phương Tây-2017” có sự tham gia của khoảng 10200 quân, trong đó 7200 quân của Bê-la-rút, 3000 quân của Nga.

So với các cuộc tập trận trước đó số lượng quân lính tham gia không có biến động lớn.

Ví dụ cuộc tập trận “Phương Tây-2009” có 12500 quân (trong đó 6500 quân đến từ Bê-la-rút và 6000 quân đến từ Nga), “Phương Tây-2013” tổng có 12900 quân (10300 quân của Bê-la-rút, 2520 quân của Nga),

So với số lượng máy bay và trực thăng thì cuộc tập trận diễn ra hôm nay còn ít hơn nhiều các cuộc tập trận trước. “Phương Tây-2017” chỉ có khoảng 40 chiếc tham gia, trong khi đó cuộc tập trận năm 2009 là 103 chiếc và năm 2013 là 50 chiếc.

Về số lượng xe tăng, cuộc tập trận năm nay có sự tham gia của 140 chiếc (trong khi đó năm 2009 có 228 chiếc và năm 2013 – 70 chiếc). Đối với pháo binh, súng cối và pháo phản lực bắn loạt có khoảng 150 đơn vị ( trong khi đó cuộc tập trận năm 2009 - 234 đơn vị, năm 2013 – 50 đơn vị.

Đối với số lượng xe bọc thép giảm dần từ 470 xe (năm 2009), 280 xe (năm 2013), và đến năm nay chỉ còn 230 xe.

Rõ ràng nếu dựa vào những con số này có thể thấy quy mô cuộc tập trận này không không lớn. Nhưng điều đáng chú ý đó là khu vực diễn ra cuộc tập trận.

Các thao trường bãi tập sử dụng ở cuộc tập trận có xu hướng mở rộng khắp đất nước: 1 thao trường, bãi tập (năm 2009), 6 thao trường, bãi tập (năm 2013) và đến năm nay 8 thao trường, bãi tập.

Trong thời gian diễn ra cuộc tập trận “Phương Tây-2017”, Bê-la-rút đã mời đến các nhà quan sát đến từ Ukraine, Ba Lan, Lithuania, Estonia, Thụy Điển, Na Uy cũng như các đại diện của các đoàn ngoại giao-quân sự và các đại diện của các tổ chức quốc tê như LHQ, NATO, OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu), ODKB (Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể), ICRC (Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế), SNG (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập).(Baodatviet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 15-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 15-09-2017

    Mỹ giáng đòn thù vặt chống Nga; Liên Hiệp Quốc cảnh báo tình hình Myanmar; Pháo M777 nổ lòi ra linh kiện Trung Quốc; Nước Nga bị 'khủng bố hàng loạt' qua điện thoại

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 15-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 15-09-2017

    Mỹ -Campuchia bắt đầu căng thẳng ngoại giao; Chính phủ Mỹ bị kiện vì lục soát điện thoại ở biên giới; Mỹ đưa rocket APKWS xuống đất đối phó tăng Nga

Bài cùng chuyên mục