Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý tối 07-07-2017
- Cập nhật : 07/07/2017
Tổng thống Philippines tung đe dọa khủng khiếp với phiến quân Abu Sayyaf
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiếp tục đưa ra lời đe doạ "rợn tóc gáy" đối với các tay súng phiến quân Hồi giáo vừa sát hại hai con tin ở miền nam nước này.
“Tôi sẽ ăn gan của các người nếu các người muốn. Chỉ cần thêm muối và giấm, tôi sẽ ăn gan ngay trước mặt các người”, theo trang tin Rappler dẫn lời tuyên bố của Tổng thống Duterte ngày 5.7.
Lãnh đạo Philippines đưa ra lời đe doạ trên sau khi Đài CNN dẫn nguồn từ quân đội Philippines cho biết họ đã phát hiện thi thể hai thủy thủ bị tổ chức Hồi giáo Abu Sayyaf sát hại dã man.
Cũng trong lời cảnh báo nhằm vào nhóm khủng bố Abu Sayyaf, Tổng thống Duterte nói tiếp: “Các ngươi muốn gì khi cố gắng chứng minh bằng những hành động như vậy. Thật vô ích khi các người hành động nhân danh Thánh Allah”.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Duterte có những tuyên bố bạo gan như vậy.
Theo tờ Daily Express, ông từng cảnh báo những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan có thể phải nếm mùi tàn bạo gấp 50 lần những gì họ gây ra.
Ông cũng từng dọa “ăn gan" của những kẻ khủng bố trong một tuyên bố được đưa ra hồi tháng 4.
“Nếu các người muốn tôi trở thành con vật, tôi cũng quen với chuyện đó rồi. Chúng ta giống nhau cả thôi. Tôi có thể trừng phạt mạnh tay, làm gấp 50 lần những điều các người có thể làm. Nếu các người làm tôi tức giận, tôi có thể ăn cả gan các người”, ông Duterte từng tuyên bố trong bài phát biểu hồi tháng 4.(Thanhnien)
-------------------------
Mỹ, Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng trong cuộc chiến tại Marawi
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bước vào năm thứ 2 cầm quyền khi phải đối mặt với nguy cơ khủng bố tràn lan ở miền Nam quốc gia Đông Nam Á này.
Các binh sỹ Philippines tuần tra ở ngoại ô Marawi thuộc đảo Mindanao, phía nam Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Hơn một tháng nay, quân đội Philippines chiến đấu để giành lại quyền kiểm soát Marawi, thành phố có đa số người Hồi giáo sinh sống lớn nhất của nước này ở trên đảo Mindanao, từ tay những phiến quân nằm dưới sự chỉ huy của nhóm Maute có quan hệ với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria (IS)
Rõ ràng rằng, bóng ma vương quốc IS ở miền Nam Philippines là thách thức chính trị lớn nhất của ông Duterte cho đến nay. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này cũng nhận được sự hỗ trợ quân sự từ cả Mỹ và Trung Quốc. Hai cường quốc này đều không chỉ lo ngại về viễn cảnh khủng bố IS mà còn cả về các mối quan hệ chiến lược song phương với chính quyền của ông Duterte. Do đó, cuộc khủng hoảng trên đảo Mindanao là phép thử đối với quan điểm của ông Duterte theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập khỏi các đồng minh truyền thống để ủng hộ các cực thế lực khác.
Manila đã tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự của Mỹ trong cuộc chiến tại Marawi. Đáp lại, Lầu Năm Góc đã triển khai một đơn vị đặc nhiệm để hỗ trợ huấn luyện và kỹ thuật cho binh sĩ Philippines. Washington còn triển khai các máy bay không người lái để thu thập thông tin tình báo về động thái và địa điểm chính xác của các phiến quân ở miền Nam Philippines cũng như cung cấp lô vũ khí mới bao gồm nhiều súng máy, súng trường, súng phóng lựu... cho quân đội Philippines.
Trong khi đó, việc hâm nóng các quan hệ quốc phòng Philippines-Trung Quốc đang đối mặt với sức ép lớn, chủ yếu là do Trung Quốc hiện chưa ký một hiệp ước liên minh hay thỏa thuận về lực lượng thăm viếng, theo đó cho phép các binh sĩ nước này được vào các căn cứ của Philippines. Với mong muốn nhanh chóng đẩy lùi sự hiện diện quân sự ngày càng gia tăng của Mỹ tại Mindanao, Bắc Kinh đã đề nghị cung cấp cho Manila gói hỗ trợ chống khủng bố chưa từng có, trong đó có 16 triệu USD cho vũ khí và đạn dược.
Hai bên cũng đang thương lượng về các cuộc diễn tập chung và các thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với nỗ lực nâng cấp quan hệ quân sự. Ngoài ra, Trung Quốc còn cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho các cộng đồng bị ảnh hưởng. Ông Duterte đã phân bổ khoản ngân sách 400 triệu USD cho công cuộc tái thiết Marawi, và Trung Quốc hy vọng sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Mindanao, bao gồm cả những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột.(TTXVN)
--------------------------------
Tổng thống Nga Putin đề cao vai trò của G20
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), ngày 5/7, tờ báo Đức "Handelsblatt" đã đăng bài viết của Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5/7, trong đó ông Putin khẳng định Nga sẽ tích cực tham gia Hội nghị thượng đỉnh G20 và kỳ vọng sự kiện do Đức đăng cai này sẽ thành công tốt đẹp.
Tổng thống Putin cho rằng G20 có thể góp phần đáng kể tăng cường ổn định và phát triển hài hòa nền kinh tế thế giới. Tổng thống Putin nêu rõ chỉ khi liên kết mọi nỗ lực, các nước mới có thể khắc phục tình trạng mất cân bằng hiện tại và bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững, cùng đề ra những nguyên tắc công bằng trong thương mại và cạnh tranh lành mạnh, xóa đói giảm nghèo, cũng như giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách.
Tổng thống Putin tin rằng nền tảng thành công của G20 chính là sự tôn trọng quan điểm và vị thế của tất cả các bên tham gia, bất kể quy mô nền kinh tế cũng như vị thế của họ trong hệ thống tiền tệ-tài chính quốc tế. Nhà lãnh đạo Nga cho rằng các cuộc thảo luận mang tính xây dựng và tìm kiếm thỏa hiệp chính là nguyên tắc hợp tác cốt lõi bất thành văn trong G20, vốn được nước chủ tịch hiện nay của G20 là Đức theo đuổi thực hiện. Theo ông, G20 giống như một công cụ quản lý (kinh tế-tài chính) toàn cầu và vai trò này không thay đổi, giảm sút ngay cả trong điều kiện các rủi ro và tình trạng thiếu chắc chắn về địa chính trị gia tăng.
Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh trong suốt nhiều năm qua, G20 luôn chứng tỏ là một cơ chế hiệu quả trong việc hòa hợp các lợi ích và vị thế của tất cả các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Sự phối hợp hành động trong Nhóm G20 đã góp phần đưa ra các biện pháp cần thiết, không chỉ cho phép khắc phục hậu quả của khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu, mà còn đặt nền móng hoàn thiện hệ thống quản trị toàn cầu. Điều quan trọng là các thành viên G20 có thể cùng nhau tìm ra giải pháp cho nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài.
Tổng thống Putin khẳng định Nga đánh giá cao những bước đi thực tiễn hiệu quả của G20 trong cuộc chiến chống trốn thuế và rửa tiền, trong việc cải cách các quy định tài chính...(TTXVN)
-----------------------
20% chiến binh IS là công dân châu Âu
Khoảng 20% chiến binh IS là công dân các nước châu Âu và sau những thất bại gần đây của IS tại Iraq, Syria... các chiến binh này được cho là đang tìm cách trở về quê hương.
Trang tin tức Dar al-Ifta ngày 5/7 đã cảnh báo về các hậu quả có thể có đối với các nước châu Âu, khi các tay súng thuộc tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng trở lại "lục địa già".
Hiện các quốc gia châu Âu, như Pháp, Đức, Anh, Bỉ và Hà Lan đều được đặt trong tình trạng báo động cao trước sự trở lại của những công dân từng là chiến binh IS, trong khi "các thành viên của IS rất biết cách xâm nhập biên giới của bất kỳ nước nào với những tấm hộ chiếu giả".
Dar al-Ifta khuyến cáo các quốc gia nên áp đặt biện pháp an ninh nghiêm ngặt để ngăn chặn sự xâm nhập hết sức nguy hiểm này.