Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý sáng 09-09-2017
- Cập nhật : 09/09/2017
Thủ tướng Mông Cổ và toàn bộ chính phủ bị cách chức
Ngày 7/9, các nhà lập pháp Mông Cổ bỏ phiếu miễn nhiệm Thủ tướng và nội các vì cáo buộc thiếu năng lực và tham nhũng.
Theo ABC News, các nhà lập pháp Mông Cổ bỏ phiếu miễn nhiệm Thủ tướng và nội các vì cáo buộc thiếu năng lực và tham nhũng liên quan kí hợp đồng với các công ty có liên quan đến các thành viên nội các.
Thành phần bỏ phiếu bao gồm các nhà lập pháp đến từ đảng Nhân dân Mông cổ và các thành viên đối lập. Thủ tướng Jargaltulga Erdenebat và nội các bị yêu cầu từ chức sau bê bối liên quan đến các hợp đồng trị giá 328 triệu USD.
Thủ tướng Mông Cổ và các thành viên nội các bị bỏ phiếu cách chức trong ngày 7/9. (Ảnh: Venezuelaaldia)
Các hợp đồng được nhắc đến bao gồm hợp đồng kí với bộ trưởng Tư pháp – người sở hữu một công ty xây dựng lớn, Thư ký nội các với lợi ích trong một công ty xây dựng cầu đường và Bộ trưởng Lao động xã hội có người thân sở hữu một công ty khai thác mỏ lớn.
Các hợp đồng này liên quan đến trang thiết bị cầu đường và sản xuất năng lượng, bao gồm cả thiết bị trong ngành khai thác mỏ.
Khi còn tại vị năm 2016, ông Erdenebat cũng từng bị cáo buộc chi hàng triệu USD cho các gia đình có trẻ em nhằm có được phiếu bầu cho ứng viên đảng của mình.
Ngày 23/8, thành viên đảng nhân dân cầm quyền Mông Cổ đã đệ trình lên Quốc hội yêu cầu cách chức Thủ tướng Erdenebat sau một năm ông nhậm chức.
Yêu cầu được đưa ra bỏ phiếu tại Ủy ban thường trực vê xây dựng nhà nước Quốc hội Mông Cổ hôm 30/8, tuy nhiên 9 trong số 17 đại biểu đã bỏ phiếu chống.
Sau đó các đại biểu đã bãi bỏ quyết định của Ủy ban thường trực và với 42 phiếu thuận trong tổng số 73 phiếu đại biểu, Quốc hội đã thông qua việc cách chức Thủ tướng và theo đó là toàn bộ thành viên chính phủ của ông này.(VTC)
------------------------------
Báo Nga: Nguồn gốc kiểu đối ngoại tráo trở của Mỹ
Khó khăn duy nhất là phải phản ứng nhanh nhạy với sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
“Nước Mỹ trên hết” không phải chỉ là câu khẩu hiệu đơn thuần, mà phản ánh đặc tính cơ bản nhất trong lập trường của các nhà lãnh đạo Mỹ về chính sách đối ngoại trước kia và hiện nay.
Để làm rõ một khía cạnh trong đường lối đối ngoại của Mỹ, chúng tôi xin lược dịch và trích đăng bài của nhà báo Iuriy Gorodnenko đăng trên svobodnaia pressa mới đây để bạn đọc tham khảo.
Khó mà tìm ra một quốc gia thứ hai trên thế giới luôn cố phấn đấu để thống trị thế giới như Hoa Kỳ.
Đôi khi, người ta có cảm giác dường như Hoa Kỳ sinh ra chỉ dành cho mục đích này.
Nếu không thì làm sao có thể giải thích được một sự thật: vào thời bình minh của lịch sử nước Mỹ đã có những cuộc thảo luận với chủ đề: "làm thế nào để phổ biến nền dân chủ trên toàn thế giới"?
Về hình thức, các cuộc thảo luận này đã kết thúc với tuyên bố của "George Washington- "người cha- người sáng lập ra nước Mỹ" về quan điểm "trung lập" của Hoa Kỳ trong các vấn đề chính sách đối ngoại. Nhưng trên thực tế, ý đồ truyền bá quyền bá chủ của Mỹ chỉ tạm thời bị trì hoãn mà thôi.
George Washington- vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ biết rõ rằng một quốc gia còn non trẻ thì chưa thể truyền bá ảnh hưởng của nó lên toàn thế giới, nên ông đã đề xuất một cơ chế mềm dẻo về lợi ích với Anh, Pháp và Tây Ban Nha trong giai đoạn đầu.
Mỹ sẽ chứng minh cho cả thế giới thấy tinh thần "yêu chuộng hòa bình" cho đến khi họ “đủ lông đủ cánh”.
Tuy nhiên, làm ra vẻ "từ chối" nhu cầu thống trị thế giới không có nghĩa là không xâm chiếm lãnh thổ của các nước láng giềng.
Hoàn toàn phù hợp với tinh thần "yêu chuộng hòa bình" của "học thuyết Washington", Mỹ tham đã chiếm những phần đất và và tiêu diệt những người da đỏ.
Và sau ba thập niên, khi Hoa Kỳ đã đủ sức mạnh, ông chủ tiếp theo của Nhà Trắng đã không một chút ngại ngùng bác bỏ quan điểm chính sách đối ngoại của người tiền nhiệm.
Trong học thuyết mới - "Học thuyết Monroe" - đã không còn nhắc đến quan điểm "trung lập" nữa. Các quốc gia châu Âu đã nhận được một thông điệp hết sức trắng trợn và không thể đảo ngược, rằng cả Tây bán cầu của hành tinh này là khu vực độc quyền lợi ích của Hoa Kỳ.
Bây giờ thì không cần úp mở gì nữa, Hoa Kỳ đã lộ rõ ý đồ muốn truyền bá ảnh hưởng địa chính trị và kinh tế của mình tới toàn thế giới. Họ còn trắng trợn tuyên bố rằng sẽ sử dụng quân đội để đạt được quyền bá chủ thế giới.
Tuy nhiên, bất chấp sự hoài nghi về một chính sách như vậy, Hoa Kỳ đã có những người biện hộ cho họ.
Nhiều nhân vật quan trọng của một số quốc gia nhận thức rằng: mong muốn của Mỹ trở thành bá chủ thế giới dường như là một cơ hội để họ giải quyết các nhiệm vụ riêng có lợi cho mình.
Họ vội vã đề xuất với Washington những khả năng của họ trong việc hỗ trợ cuộc chiến chống lại các đối thủ cạnh tranh với Mỹ.
Họ chỉ tính toán đơn giản: cuộc đối đầu giữa Mỹ và các đối thủ của Mỹ sẽ diễn ra thường xuyên, điều đó có nghĩa là họ có thể dựa vào hỗ trợ của Mỹ trong một thời gian dài.
Khó khăn duy nhất là phải phản ứng nhanh nhạy với sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Cần phải nhanh chóng nắm bắt được mục tiêu chính của Mỹ lúc này là ai. Và, tùy thuộc vào sự thay đổi quyền ưu tiên mà nhanh chóng thay đổi giọng điệu cho phù hợp.
Về cấu trúc, Hoa Kỳ không phải là một quốc gia mang tính chất của một dân tộc. Ở đó không có dân tộc nào thống trị cả.
Cái gọi là "Dân tộc Mỹ" thực sự là một sự nhào trộn nhân tạo nhiều các nhóm, tộc người lại với nhau. Vì thế, Hoa Kỳ không thể có một chính sách dân tộc (tức là, xuất phát từ lợi ích của một dân tộc nhất định).
Nhưng bù lại, Mỹ lại có một chính sách nghiệp đoàn. "Cái chảo nung của Mỹ" là một nghiệp đoàn khổng lồ. Và chính sách nghiệp đoàn luôn tập trung vào khả năng mang lại siêu lợi nhuận.
Một mặt, những siêu lợi nhuận này có thể được thu về sau khi đã loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Và trong quá trình này, Mỹ thường sử dụng những lực lượng bù nhìn.
Nhưng mặt khác, bản thân những thế lực tay sai này cũng là đối thủ tiềm năng của Hoa Kỳ. Vì vậy Washington cũng sẽ luôn nhắm tới việc hủy diệt chúng.
Tóm lại, nếu thấy rằng ngày mai hợp tác với đối thủ của ngày hôm qua hứa hẹn mang lại lợi nhuận thì cái quốc gia- Tổ hợp đó sẽ nhanh chóng thay đổi chính sách của mình đối với đối tác mới đó. Và Mỹ sẽ ngay lập tức quên đi những con rối của mình.
Có rất nhiều ví dụ cho điều này. Dưới đây là một vài trường hợp:
Tổng thống Chilê Pinochet đã mất đi sự ủng hộ sau khi các nhà lãnh đạo Mỹ tìm ra tiếng nói chung với lãnh đạo Liên Xô.
Các nhà lãnh đạo Hàn Quốc như Li Son Mang, Pak Jung Hee, Chung Du Hwan hoặc là bị lật đổ, hoặc bị giết chết sau khi các lợi ích của Mỹ được chuyển sang các khu vực khác.
Chống lại chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, Hoa Kỳ cũng áp đặt lệnh trừng phạt khi các mục tiêu của Mỹ trên "Lục địa đen" thay đổi.
Tổng thống Donald Trump có thể có điều chỉnh lớn song khó có sự đảo lộn trong chính sách đã định hình lâu nay của nước Mỹ
Chính sách đối ngoại cũng như sự can dự vào các vấn đề toàn cầu của cường quốc hàng đầu thế giới như Mỹ rõ ràng sẽ có sự đảo lộn lớn nếu Tổng thống đương nhiệm Donald Trump thực hiện các cam kết khi tranh cử của mình.
Tuy nhiên, theo giới phân tích cũng như các chuyên gia, giữa cam kết tranh cử và thực tiễn quyết sách, điều hành sau này của người đắc cử Tổng thống Mỹ luôn có khoảng cách, thậm chí rất lớn và ông Trump cũng chắc chắn không phải là ngoại lệ.
Những chính sách đối ngoại định hình nhiều thập kỷ nay, dù có những điều chỉnh lớn, song không dễ thay đổi chỉ trong một nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ.
Bên cạnh đó, ông Donald Trump tuyên bố lúc tranh cử khi ở vị thế “người ngoài cuộc” còn một khi đã ngồi vào chiếc “ghế nóng” trong Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng, thực tế có thể khác xa.(Nguyễn Quang -ĐVO)
----------------------------
Động đất Mexico ít nhất 32 người thiệt mạng
Các quan chức Mexico tối ngày 8-9 xác nhận ít nhất 32 người thiệt mạng trong trận động đất mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua tại nước này.
Thiệt hại nghiêm trọng nhất xảy ra tại thị trấn Juchitan thuộc bang Oaxaca với 17 người thiệt mạng trên tổng số 23 trường hợp tử vong trên toàn bang. Truyền thông địa phương cho biết nhiều ngôi nhà tại thị trấn này đã bị đổ sập, chôn vùi nhiều người.
Bảy người khác thiệt mạng ở bang Chiapas lân cận và hai người khác ở bang Tabasco.
Lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân. Trong khi đó, Guardian đưa tin người dân đổ xô đi di tản sau trận động đất.
"Thật buồn vì các báo cáo có người thiệt mạng. Tôi xin chia sẻ sâu sắc với gia đình họ" – tổng thống Enrique Peña Nieto viết trên mạng xã hội Twitter.
Tổng thống Mexico cho biết tình trạng mất điện đã được khôi phục ngay sau đó tuy nhiên hối thúc mọi người cảnh giác và kiểm tra hệ thống gas cũng như nhà cửa.
Nhiều trường học ở miền Trung và Nam Mexico đã phải đóng cửa trong ngày 8/9 để nhà chức trách kiểm tra và đánh giá mức độ thiệt hại.
Theo cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS), trận động đất 8,1 độ Richter xảy ra vào khoảng 23g49 tối, giờ địa phương, khi nhiều người đang ngủ. Tâm chấn nằm ngoài biển, cách thị trấn Pijijiapan của Mexico khoảng 123km, ở độ sâu 33km. Thủ đô Mexico City, cách Pijijiapan gần 1.000km, cũng chịu ảnh hưởng của trận động đất.
Nhiều tòa nhà bị hư hại và nhiều cơn sóng thần nhỏ đã xuất hiện, theo hãng tin Reuters. Ngay sau động đất, Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương đã phát đi cảnh báo.
Một loạt các quốc gia Mỹ Latinh gồm Ecuador, Nicaragua, Panama, Guatemala, Honduras, Mexico, El Salvador và Costa Rica có nguy cơ sẽ chịu ảnh hưởng từ các đợt sóng thần.
Theo USGS, trận động đất có tâm chấn này mạnh hơn so với trận động đất xảy ra năm 1985, vốn san phẳng nhiều khu vực ở thủ đô Mexico City và khiến hàng nghìn người thiệt mạng.(Tuoitre)