Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý trưa 09-09-2017
- Cập nhật : 09/09/2017
Tổng thống Ukraine lại tung chiêu độc giành lại Crimea
"Muốn chiếm lại Crimea không thể dùng vũ lực hay ngoại giao nhưng có thể biến bán đảo này thành gánh nặng khiến Nga buộc loại bỏ".
Thông tấn TASS của Nga ngày 7/9 dẫn lời Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã nhắc đến tình hình hiện tại ở miền Đông và bán đảo Crimea đồng thời tiết lộ về kế hoạch giành lại phần lãnh thổ đã trưng cầu dân ý đòi độc lập và sáp nhập vào Nga.
Theo đó, Tổng thống Poroshenko cho biết, hiện nay chưa thấy bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Nga rút lui khỏi Donbass hoặc Crimea. Thậm chí, còn có các bằng chứng cho thấy Moscow đã sẵn sàng để chuẩn bị cuộc chiến tranh tấn công trên quy mô lục địa.
"Vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy Moscow đã sẵn sàng cho việc rút lui khỏi Donbass hoặc Crimea. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Nga đã sẵn sàng chiến tranh trên quy mô lục địa, ví như cuộc tập trận quân sự Nga-Belarus Zapad 2017... Đương nhiên, chúng ta cũng đã tăng cường kiểm soát ở tất cả các khu vực biên giới vì lý do này" - ông Poroshenko nói.
Tổng thống Ukraine nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công có thể được tiến hành bởi chính lực lượng quân đội Nga ngụy tạo vỏ bọc là những người lính Ukraine để tiến hành xâm lược đất nước này.
"7.000 binh lính có vũ trang đang tiếp cận biên giới của chúng ta và không có gì đảm bảo rằng những người lính trở về từ Belarus sẽ về Nga hay về đâu sau khi cuộc tập trận kết thúc" - ông Poroshenko bày tỏ thêm lo ngại.
Nhắc lại về cuộc chiến giành lại bán đảo Crimea vốn đã được gia nhập vào Liên bang Nga, Tổng thống Poroshenko đã bày ra một kế hoạch mới có thể khiến Crimea trở về Ukraine mà không hề "hao công tổn lực".
Tổng thống Ukraine hy vọng sẽ tạo ra những rào cản khiến bán đảo Crimea dần dần sẽ trở thành một gáng nặng mà Nga không có đủ sức để phát triển hay "ôm đồm" và sẽ tự động tách Crimea một lần nữa.
"Chúng ta có thể lấy lại Crimea bằng vũ lực không? Liệu nó có thực tế không? Nga liệu sẽ tuân thủ thỏa thuận chứ?" - Tổng thống Poroshenko đặt một loạt câu hỏi.
Sau đó, Tổng thống Poroshenko nói: "Chúng ta vẫn có thể tạo ra những điều kiện mà Crimea sẽ là gáng nặng cho Moscow. Một khi gánh nặng này quá lớn, Nga buộc sẽ phải bỏ cuộc".
Tuy nhiên, Tổng thống Poroshenko chưa tính toán thật rõ ràng rằng các biện pháp mà ông muốn tác động đến Crimea nhằm thay đổi quan điểm của họ về việc trở lại Ukraine là gì.
Ông chỉ nói: "Chúng tôi sẽ làm mọi thứ bằng cách sử dụng tòa án quốc tế, Liên Hợp quốc và UNESCO".
Trên thực tế, việc biến Crimea thành một khu vực mà Nga luôn dành cho sự đầu tư rất lớn là điều... rất dễ để nhận thấy và rất khó để thực thi.
Trên thực tế, rất rõ ràng để nhận ra Crimea đang thay đổi từng ngày từ sau sự kiện sáp nhập bán đảo này vào Nga.
Nga đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, nước, hay thậm chí là các cơ sở văn hóa ở Crimea.
“Chúng tôi hiểu rất rõ rằng Crimea và Sevastopol đã không nhận được sự hỗ trợ về tài chính trong nhiều thập kỷ. Mục tiêu của chúng tôi là tập trung khôi phục các cơ sở văn hoá ở Sevastopol và Crimea nhằm đảm bảo rằng những nơi này cùng điều kiện như các khu vực khác của Nga” - Thủ tướng Nga nói.
Ông Medvedev cũng thừa nhận ngân sách là một điều khá phức tạp và chính phủ không bao giờ có nhiều tiền. Tuy nhiên với những vấn đề mang tính quyết định đến việc thống nhất đất nước của Crimea với Nga thì Moscow sẽ hỗ trợ hết sức.
"Việc này phù hợp với các yêu cầu của Tổng thống. Chúng tôi sẽ cố gắng đánh giá các vấn đề đã được chỉ ra để cung cấp tài chính cho các chương trình nhằm hỗ trợ Crimea và Sevastopol khôi phục các cơ sở văn hóa”, ông Medvedev nói.
Với những nỗ lực như vậy, thật khó để Ukraine có thể tìm cách nào đó để can thiệp nhằm biến Crimea thành một gánh nặng cho Nga để nước này phải tự buông tay phần lãnh thổ chiến lược này.
Sự thay đổi mà ông Poroshenko muốn nói đến là có lợi cho bán đảo này khi Nga coi khu vực này là chiến lược và đã đổ không ít tiền vào việc hỗ trọ xây dựng, cải tạo và thay đổi bán đảo Crimea.
Khả năng này biến việc thúc đẩy Crimea trở thành gáng nặng của Nga có lẽ là điều chỉ có trong... mộng.(ĐVO)
--------------------
Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Hàn Quốc đi vào chiều sâu
Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và người đồng cấp Hàn Quốc Suh Choo-suk đã khẳng định điều này tại buổi đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Hàn Quốc lần 6.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Choo-suk tại Seoul ngày 8-9 - Ảnh: V. YÊN
Buổi đối thoại diễn ra vào chiều 8-9, tại trụ sở Bộ Quốc phòng ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc).
Hợp tác trên biển đạt nhiều kết quả tích cực
Tại buổi đối thoại, Thứ trưởng Suh Choo-suk cho rằng quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam, trong đó có quan hệ hợp tác giữa hai Bộ quốc phòng thời gian qua đã có những bước phát triển rất tốt đẹp.
Hàn Quốc luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ phía Việt Nam trong các lĩnh vực có nhu cầu như đào tạo sĩ quan, ngoại ngữ, khắc phục hậu quả chiến tranh (tẩy độc dioxin, rà phá bom mìn, tìm kiếm thông tin các quân nhân hy sinh, mất tích trong chiến tranh), an ninh trên biển.
Trong khi đó, Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh đánh giá cao phía Hàn Quốc đã giúp phía Việt Nam trong quá trình khắc phục những hậu quả chiến tranh, rà phá bom mìn, tẩy độc. Mới nhất, phía Hàn Quốc đã viện trợ 20 triệu USD cho hoạt động rà phá bom mìn ở một số tỉnh miền Trung của Việt Nam, giúp mang lại những vùng đất sạch, bảo đảm an toàn đời sống cho người dân Việt Nam.
Thứ trưởng Suh Choo-suk cho biết thêm việc Hàn Quốc tích cực hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực an ninh biển thông qua việc chuyển giao 3 tàu đã qua sử dụng cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam cho thấy sự hợp tác giữa hai bên đi vào thực chất, hiệu quả.
Về việc này, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định hợp tác an ninh biển giữa hai nước trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả tích cực, giúp bảo vệ chủ quyền, bảo vệ các đường hàng hải tại một trong những khu vực phức tạp nhất trên thế giới.
Thượng tướng Vịnh cho biết 3 tàu đã qua sử dụng mà phía Hàn Quốc cung cấp cho Việt Nam đã hỗ trợ hiệu quả cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam thực thi pháp luật trên biển trong thời gian qua.
Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đã chia sẻ những kim nghiệm trong lĩnh vực tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình của LHQ. Trên cơ sở Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực Gìn giữ hòa bình LHQ hai bên đã ký kết tháng 9-2015, hai bên đã triển khai một số hoạt động hợp tác như trao đổi đoàn, hỗ trợ huấn luyện.
Phía Việt Nam đã cử cán bộ sang Hàn Quốc tham dự Chương trình huấn luyện Gìn giữ hòa bình kéo dài trong 8 tuần và phía Hàn Quốc cũng đã cử chuyên gia sang tập huấn cho các đơn vị công binh Việt Nam triển khai trong lực lượng Gìn giữ hòa bình LHQ.
Sẽ ký tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng
Phát biểu tại Đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đánh giá quan hệ hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam-Hàn Quốc là mối quan hệ hợp tác gần gũi, trải rộng trên nhiều lĩnh vực.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng các thách thức an ninh phi truyền thống mới nổi lên đòi như an ninh mạng, biến đổi gen, công nghệ sinh học, robot, trí tuệ nhân tạo ... cho thấy một thực tế là giờ đây, các lực lượng hắc ám, phần tử khủng bố có thể sở hữu những loại vũ khí giết người hàng loạt mà không nhất thiết phải sở hữu các cơ sở quân sự quan trọng.
Thực tế này đòi hỏi một cách tiếp cận mới, một sự hợp tác mới ở những tầng nấc cao hơn, sâu hơn để có thể đối phó hiệu quả với những loại hình thách thức mới này.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng việc nước chủ nhà Hàn Quốc tổ chức Đối thoại giữa Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc với Thứ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và đề xuất hình thành một cơ chế đối thoại thường niên, không chỉ thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vai trò ngày càng quan trọng của ASEAN mà còn là một biểu hiện rõ của cách tiếp cận mới này, khi cần phải hình thành những kênh hợp tác mới, linh hoạt, hiệu quả.
Một cơ chế đối thoại như vậy sẽ tăng cường quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở hai khu vực cũng như trên thế giới.
Chiều cùng ngày, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã tới chào xã giao Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo. Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Song Young-moo đã chuyển lời mời chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch sớm tới thăm Hàn Quốc.
Phía Hàn Quốc bày tỏ mong muốn hai bên sẽ ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng Việt Nam-Hàn Quốc trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.(Tuoitre)
-------------------------------
1/3 tàu chiến Mỹ ở Nhật thiếu sức chiến đấu
Hơn 1/3 số tàu chiến Mỹ ngoài khơi Nhật hết hạn chứng nhận sẵn sàng cho chiến tranh từ tháng 6. Lượng thủy thủ tại các tàu vừa thiếu vừa yếu về năng lực.
Hơn 1/3 lượng tàu chiến của hải quân Mỹ triển khai ở Nhật đã hết hạn chứng nhận sẵn sàng cho chiến tranh, ông John Pendleton, quan chức cấp cao Văn phòng Giải trình Quốc hội (GAO) dẫn báo cáo của GAO trong một buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện.
Chứng nhận này biểu thị khả năng tàu và thủy thủ được huấn luyện đủ khả năng sẵn sàng chiến đấu khi có chiến tranh.
Cụ thể theo báo cáo, có đến 37% lượng tàu tuần dương và tàu khu trục Mỹ ngoài khơi Nhật đã hết hạn chứng nhận sẵn sàng cho chiến tranh từ tháng 6 vừa qua. Tỷ lệ này gấp 5 lần số tàu hết hạn thời điểm tháng 5-2015.
Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS John S. McCain của Mỹ bị thủng một bên thân sau khi va chạm với một tàu hàng ở vùng biển phía đông Singapore hồi tháng 8. Ảnh: REUTERS
Báo cáo của GAO cũng nói rằng việc hạn chế lượng thủy thủ trên các tàu cũng làm tăng rủi ro cho tàu. Nhiều thủy thủ phải làm việc tới 100 giờ mỗi tuần, và vì khối lượng công việc quá nhiều nên không có thời gian để nhận huấn luyện đầy đủ.
Theo Đô đốc Bill Moran - Phó Chỉ huy các chiến dịch hàng hải Mỹ, công nghệ tiên tiến không có ý nghĩa gì một khi các thủy thủ không được huấn luyện tốt.
“Tất cả công nghệ kỳ diệu, máy móc tối tân, và sức mạnh của hệ thống vũ khí của chúng ta đều không có ý nghĩa gì nếu không có các thủy thủ được huấn luyện tốt, đủ kỹ năng, đủ kinh nghiệm và giàu lòng yêu nước” – Đô đốc Moran nói trong một phiên điều trần trước Quốc hội.
Theo báo cáo của GAO, “hải quân có kế hoạch chỉnh sửa lịch trình hoạt động để tăng thời gian huấn luyện cho các tàu chiến ngoài khơi, nhưng sự thay đổi này chưa được thực hiện”.
Sau báo cáo của GAO, nhiều nghị sĩ Mỹ cho biết lo ngại về tính sẵn sàng chiến đấu của hải quân Mỹ.
“Xu hướng tiêu cực trong huấn luyện rõ ràng đã dẫn tới sự thiếu thành thạo trong điều khiển các tàu USS John S. McCain và USS Fitzgerald” – theo nghị sĩ Rob Wittman.
Từ đầu năm đến nay xảy ra hàng loạt vụ va chạm của các tàu chiến Mỹ trong khu vực. Tháng trước, tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường của Mỹ USS John S. McCain va chạm với một tàu hàng ở Đông Singapore và Malaysia làm 10 thủy thủ thiệt mạng.
Hải quân Mỹ đã sa thải Phó Đô đốc Joseph Aucoin, Tư lệnh hạm đội 7 hải quân và bắt tay điều tra cẩn thận chất lượng hoạt động của các tàu chiến Mỹ trong khu vực sau vụ va chạm này. Trước đó tháng 6, tàu USS Fitzgerald va chạm với một tàu hàng Philippines làm 7 thủy thủ thiệt mạng.(PLO)
-------------------------
Hệ thống phòng không nhảy dù Nga diệt 100% mục tiêu
Theo TASS ngày 8/9, lần đầu tiên hệ thống phòng không nhảy dù Sosna của Nga khai hỏa và diệt thành công mục tiêu trong cuộc thử nghiệm.
Nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, trong cuộc thử nghiệm, tổ hợp Sosna đã thực hiện hành tiến qua nhiều loại địa hình phức tạp khác nhau và khai hỏa đánh chặn mục tiêu khi đang di chuyển với tốc độ cao.
Một đại diện của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, trong lần thử nghiệm đầu tiên, tỷ lệ đánh chặn của Sosna đạt 100% khi mỗi quả đạn được phóng đi đều tiêu diệt thành công mục tiêu giả định là tên lửa hành trình và máy bay không người lái.
Theo giới thiệu của vị đại diện này, hệ thống Sosna với thiết kế module hóa tích hợp trên xe chiến đấu BMD-4M được trang bị cho lực lượng đổ bộ đường không Nga. Khi hoàn thành thử nghiệm và được trang bị, đây sẽ là loại vũ khí phòng không độc đáo nhất thế giới của Nga.
Theo những thông tin ban đầu, Sosna là Tổ hợp phòng không tầm gần được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2013, Sosna có thể được sử dụng để bảo vệ các căn cứ quân sự và các hoạt động tác chiến phòng không.
Cụ thể, Sosna có thể dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu trên không như các máy bay trực thăng, phản lực, tên lửa hành trình, các UAV, vũ khí công nghệ cao và các loại mục tiêu kích thước nhỏ khác ở cự ly không quá 10 km về tầm xa và 5 km về tầm cao.
Tổ hợp tên lửa này có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên không bất kể ngày đêm hay điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng như các biện pháp gây nhiễu chủ động. Sosna có khả năng bảo vệ các đơn vị bộ binh trong bất kỳ tình huống tác chiến nào, kể cả đang hành quân.
Vũ khí chính của tổ hợp là 12 tên lửa chính xác Sosna-R với tốc độ bay tối đa 900 m/s (máy bay F-16 của Mỹ có tốc độ tối đa 300 m/s, máy bay cường kích A-10 có tốc độ tối đa 200 m/s).
Khối lượng ban đầu tương đối nhẹ (gần 30 kg) cho phép bố trí tất cả các hệ thống của tổ hợp này trên 1 xe chuyên dụng và chúng hoàn toàn tương thích để trang bị trên BMD-4M.
Theo thông tin ban đầu, một hệ thống phòng không nhảy dù hoàn chỉnh gồm có bệ phóng tự hành, radar, hệ thống dẫn đường, camera ảnh nhiệt quét khu vực theo chiều ngang 60 độ và góc phương vị 20 độ. Hệ thống Sosna cũng có khả năng tìm kiếm quang học bị động, vùng bao phủ khu vực theo chiều ngang 360 độ và góc phương vị -5 độ đến 60 độ.
Với những thông tin ấn tượng về Sosna khi được tích hợp trên xe BMD-4M cho thấy, hệ thống này xứng đáng là kẻ thay thế cho Strela-10 - hệ thống được trang bị tên lửa động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ gần Mach 2, tầm bắn 500-5.000m, độ cao 10 - 3.500m.(ĐVO)