Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sáng 09-09-2017:

  • Cập nhật : 09/09/2017

Ông Trump nói kịch bản tấn công Triều Tiên: Ai buồn?

Nếu tấn công quân sự, Mỹ có thể bị xem là “hèn kém” khi không dám đối thoại trực tiếp với Triều Tiên, bởi đây kênh đối thoại cuối cùng...

Theo VOA, tại cuộc họp báo chung với Quốc vương Kuwait Sheikh Sabah Al Ahmad Al Sabah ở Nhà Trắng vào ngày 7/9, Tổng thống Mỹ Donald Trum cho biết ông không muốn tấn công quân sự Triều Tiên để chống lại mối đe dọa hạt nhân.

Song ông Trump cũng một lần nữa từ chối việc loại bỏ khả năng phản ứng quân sự sau vụ thử hạt nhân lần thứ sáu của Bình Nhưỡng, trong khi Washington đang tìm cách tăng cường những chế tài kinh tế để buộc Bình Nhưỡng "phải dừng lại".

Người đứng đầu Nhà Trắng khẳng định bây giờ không phải là lúc để đàm phán với Triều Tiên, mặc dù vậy ông vẫn cho biết các thành viên cao cấp trong chính quyền của ông đã nói rõ rằng cánh cửa cho giải pháp ngoại giao vẫn để ngỏ.

Bên cạnh đó, Mỹ muốn HĐBA LHQ áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Triều Tiên, cấm xuất khẩu hàng dệt may và thuê nhân công Triều Tiên ở nước ngoài, buộc đóng băng tài sản và cấm du hành đối với lãnh tụ Kim Jong-un.

Tuy nhiên, "hành động quân sự chắc chắn sẽ là một lựa chọn. Có thể tránh được không? Không có gì là không thể tránh được", Tổng thống Trump khẳng định tại cuộc họp báo.

Mặc dù vậy, nhà lãnh đạo Mỹ vẫn cảnh báo: "Tôi không muốn đi theo con đường hành động quân sự, nhưng nếu chúng ta phải sử dụng hành động quân sự đối với Triều Tiên thì đó sẽ là một ngày rất buồn đối với Bình Nhưỡng".

Nhìn ở góc độ khái quát, giới phân tích cho rằng lời cảnh báo của người đứng đầu Nhà Trắng chưa bao quát hết ý nghĩa của sự việc, hay nói đúng hơn là ông Trump né tránh phải nói lên ý nghĩa của toàn bộ sự việc.

Tại sao vậy?

Thứ nhất, lịch sử nước Mỹ đã có thay đổi rất lớn sau cuộc bầu cử Tổng thồng thứ 45 với chiến thắng của vị tỷ phú bất động sản Donald Trump, mà nguyên nhân là do sự lệch pha giữa đời sống chính trị Mỹ và đời sống xã hội Mỹ.

Giới chính trị truyền thống Mỹ bị cho là đã không theo kịp sự đổi thay của đại bộ phận công chúng Mỹ, khiến cho họ “như rơi vào một thế giới khác” khi Donald Trump xuất hiện và đành bất lực nhìn Donald Trump chiến thắng.

Tuy nhiên, sau hơn nửa năm nhậm chức thì sự lệch pha giúp cho Trump chiến thắng vẫn không thay đổi và nó còn có thể khiến cho Trump, hoặc phải lao theo vòng xoáy của sự lệch pha ấy, hoặc phải đề quyền năng bị nhốt trong lồng quyền lực.

Đa số người dân Mỹ không muốn chiến tranh, điều đó thể hiện rất rõ ràng khi người dân đảo Guam thở phào nhẹ nhõm sau khi Kim Jong-un cho biết cần phải hiệu chỉnh lại kế hoạch tấn công hòn đảo này. Song dường như giới chính trị Mỹ không lắng nghe điều đó.

su lech pha giua ddoi song chinh tri my va doi song xa hoi my van chua duoc khac phuc

Sự lệch pha giữa đđời sống chính trị Mỹ và đời sống xã hội Mỹ vẫn chưa được khắc phục

Kể từ khi Bình Nhương thể hiện rõ việc theo đuổi chương trình hạt nhân của mình, các chính quyền của nước Mỹ không hề thay đổi trong cách tiếp cận, dù Triều Tiên đã thay đổi rất nhiều, để rồi phải lựa chọn biện pháp mất an toàn nhất cho đất nước.

Đó là điều quá đáng buồn với Washington chứ sao chỉ là nỗi buồn cho Bình Nhưỡng được?

Thứ hai, nếu Mỹ thực hiện biện pháp quân sự đối với Triều Tiên, thế giới lại một lần nữa chứng kiến tình trạng ở đó chân lý luôn thuộc về kẻ mạnh, khi biện pháp phi nhân đạo được dùng để giải quyết vấn đề nhân đạo.

Cách đây 14 năm, khi liên quân Anh – Mỹ tấn công Iraq, cả thế giới bất lực nhìn chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein sụp đổ, sau khi tất cả những gì gọi là bí mật quốc gia đã được trưng ra trước bàn dân thiên hạ.

Vậy nhưng Washington và London vẫn cho rằng Baghdad sở hữu vũ khí giết người hàng loạt và xem đó là hành động vô nhân đạo, phải bị trừng phạt - người ta trừng phạt hành động vô nhân đạo được suy đoán bằng hành động vô nhân đạo thực tế.

Theo giới phân tích, dù với bất cứ lý do gì, việc chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein bị tấn công và lật đổ là sự kiện buồn với thế giới, mà vấn đề nằm ở chỗ cán cân công lý bị bẻ gãy, luật pháp quốc tế bị vô hiệu hoá.

Nay nếu Mỹ tái lập hành động quân sự với Triều Tiên thì chưa biết trước được điều gì, song chắc chắn vấn đề sẽ không đơn giản như việc tiến vào Iraq, bởi Triều Tiên có bảo bối và quyết giữ bảo bối. Điều đó báo trước sự một tàn khốc.

Việc chính quyền Mỹ lựa chọn như vậy là làm tổn hại đến người dân thế giới, trong đó có người Triều Tiên, người Mỹ, người dân những nước được Mỹ bảo trợ. Vậy đó là nỗi buồn của giới lãnh đạo Triều Tiên hay giới lãnh đạo Mỹ?

Thứ ba, nếu tấn công quân sự, Mỹ có thể bị xem là “hèn kém” khi không dám tiếp đối thoại trực tiếp với Triều Tiên, bởi đây chắc chắn là kênh đối thoại cuối cùng và hiệu quả nhất.

Song vì cạnh tranh trong ngoại giao nước lớn nên Washington không dám thực hiện.

tan cong quan su trieu tien la lua chon the hien su "hen kem" cua my khi khong dam doi thoai truc tiep voi binh nhuong

Tấn công quân sự Triều Tiên là lựa chọn thể hiện sự "hèn kém" của Mỹ khi không dám đối thoại trực tiếp với Bình Nhưỡng

Từ năm 2003, khi Bình Nhưỡng yêu cầu ký trực tiếp với Washington một Hiệp ước không tấn công lẫn nhau, cho thấy người Triều Tiên đã theo đuổi đối thoại song phương, nhưng Washington đã liên tục khước từ.

Điều đó cho thấy, người Mỹ đã không và không dám thực hiện tất cả những biện pháp có thể để giải quyết vấn đề Triều Tiên, mà lựa chọn biện pháp mạo hiểm nhất đối với người dân Mỹ, đất nước Mỹ.

Thử hỏi như vậy là buồn hay vui với chính quyền Mỹ? (Ngọc Việt - ĐVO)
-----------------

Lý do Triều Tiên tiến nhanh trong công nghệ tên lửa và hạt nhân

Triều Tiên đạt được nhiều tiến bộ có thể vì họ ưu ái các nhà khoa học và tự sản xuất linh kiện để không phụ thuộc vào bên ngoài.

Ngay sau khi Triều Tiên phóng tên lửa Hwasong-12 vào tháng 5, các nhà khoa học phát triển tên lửa đạn đạo đã được vinh danh trên đường phố Bình Nhưỡng như những anh hùng dân tộc.

"Những chiếc xe buýt chở họ đi qua những con đường đầy hoa", hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNAđưa tin. "Người dân nhiệt liệt vẫy cờ và hoa chúc mừng họ". Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã "ôm chặt các quan chức trong lĩnh vực nghiên cứu tên lửa, nói rằng họ đã làm việc chăm chỉ và đạt được kết quả tuyệt vời".

 nguoi dan binh nhuong ngay 6/9 vay hoa va bong bay chao mung nhung nha khoa hoc lien quan den vu thu bom nhiet hach. (anh: reuters)

 Người dân Bình Nhưỡng ngày 6/9 vẫy hoa và bóng bay chào mừng những nhà khoa học liên quan đến vụ thử bom nhiệt hạch. (Ảnh: Reuters)

Triều Tiên đã thực hiện một loạt vụ thử tên lửa trong năm nay, trong số đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Tuần trước, họ khiến thế giới bất ngờ khi tuyên bố thử bom nhiệt hạch có thể gắn trên ICBM. Những thành tựu này rất ấn tượng vì Triều Tiên là một trong những quốc gia khép kín và bị trừng phạt nặng nề nhất thế giới, theo Atlantic.

Các nhà khoa học ở Triều Tiên được đối xử rất trọng vọng. Có rất nhiều dự án xây dựng nhà ở cao cấp dành cho họ và gia đình. Truyền thông nhà nước Triều Tiên luôn đưa tin về những khen thưởng họ nhận được sau khi thử thành công hạt nhân và tên lửa.

"Có thể nói đây hiện là công việc danh giá nhất nước này", Joshua Pollack, chuyên gia Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury tại Monterey, nói. "Trước đây họ nhấn mạnh tầm quan trọng của quân đội trong chính trị. Bây giờ họ đã bắt đầu ngừng chú ý đến điều đó và nhấn mạnh vai trò của các nhà khoa học trong xã hội, để thúc đẩy nền kinh tế và phát triển công nghệ hạt nhân và tên lửa".

Mặc dù các nhà khoa học được vinh danh và khen thưởng, họ cũng chịu áp lực phải tạo ra những kết quả ngày càng tốt hơn. Theo Vipin Narang, giáo sư khoa học chính trị tại MIT, có khả năng rằng ông Kim, giống như cha mình, Kim Jong-il, "đe dọa lấy mạng các nhà khoa học nếu họ không tiến bộ. Đó có thể là động lực mạnh mẽ" để các nhà khoa học tích cực nghiên cứu.

Dù là do động lực nào thì kết quả họ đạt được cũng rất ấn tượng. Năm 2016, Triều Tiên thử nghiệm 26 tên lửa; 16 quả thành công và 10 quả thất bại, tỷ lệ thành công 62%, theo cơ sở dữ liệu của Sáng kiến ​​Đe dọa Hạt nhân, tổ chức phi chính phủ tại Mỹ. Năm nay họ có 18 vụ thử: 12 vụ thành công, 5 vụ thất bại và một không rõ kết quả, tỷ lệ thành công 67%. Những con số cho thấy Triều Tiên rất "quyết tâm đạt được đột phá", theo Pollack.

Một yếu tố cần chú ý là số lượng các vụ thử. "Việc họ sẵn sàng thử tên lửa thường xuyên cho thấy họ không thực sự lo lắng về nguồn cung", Narang nói. "Nếu bạn không có khả năng sản xuất ra nhiều tên lửa thì bạn sẽ lưỡng lự khi thử chúng".

Có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đã đẩy mạnh việc sản xuất trong nước các bộ phận cần thiết cho chương trình hạt nhân và tên lửa. Họ đang dần từ bỏ việc phụ thuộc vào chợ đen. Andrea Berger, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury, cho biết trong một cuộc phỏng vấn hồi tuần trước rằng Triều Tiên đã gia tăng tự sản xuất. "Một số hàng hóa trước đây họ phải mua từ nước ngoài thì giờ họ đã có thể chế tạo trong nước, tạo ra một chuỗi cung cấp địa phương", bà nói.

Nhiều thiết kế của Triều Tiên có từ thời Chiến tranh lạnh, khi họ nhận được công nghệ hạt nhân từ Liên Xô. Trong những năm qua, họ đã mua lại công nghệ vũ khí từ Trung Quốc, Iran, Pakistan và những nước khác, theo Atlantic.

"Đó là điều tôi thấy thực sự ấn tượng", Narang nói. "Đó là một quốc gia bị trừng phạt, một đất nước bị đe doạ. Công nghệ, đào tạo và viện trợ mà Triều Tiên nhận được có thể đã cũ, nhưng khi bạn có một đội ngũ các nhà khoa học và kỹ sư quen thuộc với nó thì không có gì ngạc nhiên khi họ đạt được tiến bộ lớn", bà nói.

Pollack chỉ ra rằng mặc dù công nghệ của Triều Tiên không phải là "tối tân, chúng tương xứng với khả năng và mức độ nỗ lực mà họ bỏ ra". Ông nói rằng ngành công nghiệp quốc phòng của nước này phát triển mạnh mẽ; cơ sở khoa học và công nghiệp ngày càng mở rộng. Hình ảnh các cơ sở sản xuất cho thấy thiết bị của họ "ngày càng tinh vi". 

Các chuyên gia không ngạc nhiên khi Triều Tiên có những tiến bộ như vậy, nhưng họ ngạc nhiên trước tốc độ tiến triển của Triều Tiên. Roger Kimball, giám đốc điều hành của Hiệp hội Kiểm soát vũ khí, nói rằng việc Bình Nhưỡng đạt được tăng trưởng nhanh như vậy là một "bí ẩn". Ông Pollack nhận xét Triều Tiên "đã bị đánh giá thấp trong nhiều năm". Bà Narang cho rằng tốc độ phát triển của Triều Tiên vượt qua các chương trình tương tự ở Ấn Độ, Pakistan, Nam Phi, Israel và thậm chí cả Pháp.

"Việc đó thật ấn tượng", Pollack nói. "Họ đã học được cách làm rất nhiều thứ. Họ cũng sẵn sàng đón nhận thất bại và ít phụ thuộc vào bên khác hơn". Đó có thể là lợi thế lớn nhất của Triều Tiên trong đối đầu với Mỹ và các đồng minh.

Narang chỉ ra rằng khả năng Triều Tiên có thể phóng đầu đạn hạt nhân đến San Francisco, Chicago, hoặc một thành phố ở Bờ Đông nước Mỹ không phải là 100% vì công nghệ của họ chưa chính xác đến mức đó. "Nhưng để răn đe Mỹ thì dù tỷ lệ chính xác nhỏ cũng khiến Mỹ phải lo ngại. Anh có muốn mất khoảng 5.000 - 50.000 người Mỹ hay không? Chắc là không rồi".(VNexpress)
----------------------

Trung Quốc quyết dứt tình với Triều Tiên?

Trung Quốc ủng hộ Hội đồng Bảo an LHQ có biện pháp cần thiết đối với Triều Tiên sau các vụ thử tên lửa liên tiếp của Bình Nhưỡng.

Ngày 7/9, phát biểu trước báo giới, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị  cho biết: "Sau khi cân nhắc các diễn biến mới trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc nhất trí rằng Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nên có thêm phản ứng và hành động cần thiết (với Triều Tiên)".

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ đáp trả bất kỳ lệnh trừng phạt nào của Liên Hợp Quốc bằng "các biện pháp phản ứng mạnh mẽ" và cáo buộc Mỹ muốn kích động chiến tranh. Tuy nhiên, ông Vương không cho biết cụ thể các "hành động cần thiết" đó là gì.

ngoai truong trung quoc vuong nghi

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

"Bất kỳ động thái nào của cộng đồng quốc tế đối với CHDCND Triều Tiên đều nên phục vụ cho mục đích kiểm soát các chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này, đồng thời tạo điều kiện để nối lại đàm phán và tham vấn các bên", Ngoại trưởng Trung Quốc cho biết.

Phát ngôn trên của được đưa ra chỉ hai ngày sau khi Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha tiết lộ Trung Quốc đã "thuận tình với các biện pháp trừng phạt thêm nữa" sau cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc hôm 5/9.

Đây được xem là phản ứng  mạnh mẽ của Trung Quốc sau khi Triều Tiên thử bom nhiệt hạch của nước này vào ngày 3/9 vừa qua. Động thái của Trung Quốc có thể coi là giọt nước làm tràn ly khiến Trung Quốc không thể kiên nhẫn được nữa.

Ngay sau vụ thử bom nhiệt hạch nói trên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kịch liệt lên án vụ thử hạt nhân lần này, đồng thời chỉ trích gay gắt Bình Nhưỡng đã phớt lờ những chỉ trích của quốc tế về chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.

"Chúng tôi cương quyết yêu cầu Triều Tiên ngừng thực thi các hành động sai lầm làm trầm trọng thêm tình hình và đồng thời không đem lại lợi ích gì cho mình", thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ.

Trung Quốc là người bạn lớn và nằm trong số ít các quốc gia có quan hệ kinh tế với Triều Tiên. Bắc Kinh nhiều lần kêu gọi các bên kiên nhẫn trong giải quyết vấn đề Triều Tiên.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu tỏ thái độ mất kiên nhẫn với láng giềng đồng minh của mình. Không chỉ gật đầu với nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an LHQ mà Bắc Kinh còn bắt đầu thực thi thực sự một số biện pháp trừng phạt nhắm vào kinh tế Triều Tiên vốn phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu sang Trung Quốc.(ĐVO)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục