Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý sáng 07-09-2017

  • Cập nhật : 07/09/2017

Trung Quốc chặn từ khóa ‘bom nhiệt hạch' trên mạng

Trung Quốc đang kiểm duyệt gắt gao các bản tin và bình luận liên quan tới vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên nhằm xoa dịu lo ngại về Triều Tiên và duy trì ổn định.

Theo tờ Telegraph ngày 5-9, nhà chức trách Trung Quốc đã chặn từ khóa tìm kiếm “bom nhiệt hạch” trên Internet liên quan tới vụ thử hạt nhân sáng 3-9 của Triều Tiên nhằm xoa dịu lo ngại và duy trì ổn định.

Trung Quốc chặn từ khóa ‘bom nhiệt hạch' trên mạng - ảnh 1
Du khách Trung Quốc nhìn sang Triều Tiên khi tham quan cây cầu Đoạn ở TP Đan Đông, giáp biên giới với Triều Tiên. Ảnh: AFP

Theo xác nhận từ các trang web theo dõi mạng xã hội, các cuộc thảo luận trong cộng đồng 730 triệu người dùng Internet ở Trung Quốc đã bị kiểm soát chặt chẽ. Những bài viết mang tính báo động và gây tranh cãi đều bị xóa.

Đợt kiểm duyệt lần này cho thấy những lo âu của giới lãnh đạo ở Bắc Kinh về khả năng dẫn tới sự bất ổn ở khu vực biên giới. Điều trùng hợp nữa là vụ thử hạt nhân lần này của Bình Nhưỡng xảy ra đúng ngày khai mạc Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia mới nổi (BRICS) tổ chức tại TP Hạ Môn, Trung Quốc và chỉ sáu tuần trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc.

Vì thế, các nỗ lực che lấp thông tin vụ thử hạt nhân của Triều Tiền được cho là hướng sự chú ý của dư luận trong nước sang hội nghị quy tụ các lãnh đạo cường quốc mới nổi hàng đầu hiện nay gồm Nga, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi.

Trung Quốc cũng đang tổ chức một chiến dịch tuyên truyền vô cùng lớn cho hội nghị này để đánh bóng vai trò lãnh đạo toàn cầu của Chủ tịch Tập Cận Bình với chương trình "Một vành đai, một con đường" do Bắc Kinh khởi xướng.(PLO)
----------------------

Lính Mũ nồi xanh vào Donbass: Nga-Đức-Ukraine bất ngờ đồng thuận cao

Đức và Ukraine đã lên tiếng ủng hộ "sáng kiến" của Tổng thống Nga Putin về việc đưa lực lượng gìn giữ hòa bình OSCE vào miền Đông Ukraine.

Nga gợi ý đưa lực lượng gìn giữ hòa bình vào Donbass

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới (viết tắt là BRICS, gồm 5 quốc gia Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ủng hộ ý tưởng gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới khu vực chiến sự ở miền Đông Ukraine.

Phát biểu tại một cuộc họp báo được tổ chức ở Hạ Môn-Trung Quốc, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh rằng, lực lượng gìn giữ hòa bình này chắc chắn có thể đảm bảo an ninh cho sứ mệnh giám sát chiến sự của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (SMM OSCE) ở khu vực Donbass.

"Tôi không thấy có gì sai trái với điều này. Tôi đã nhiều lần tuyên bố ủng hộ ý kiến ​​trang bị vũ khí cho sứ mệnh OSCE. Nhưng chính bản thân OSCE từ chối trang bị vũ khí cho nhân viên của họ, bởi vì không có nhân viên thích hợp, cũng không có kinh nghiệm làm việc như vậy" - ông Putin nói.

Theo ông, trong bối cảnh an ninh của các giám sát viên thuộc tổ chức này chưa được bảo đảm, sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, thậm chí không phải lính gìn giữ hòa bình mà là những người đảm bảo an toàn cho sứ mệnh OSCE hoàn toàn là điều phù hợp.

Ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh rằng, Nga không nhìn thấy bất cứ điều gì sai trái ở đây; trái lại, chính quyền Moscow nghĩ rằng, điều này sẽ rất hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề ở phía đông nam Ukraine.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh rằng, cần phải có những quy định cụ thể và chặt chẽ về vấn đề này. Theo quan điểm của Nga, việc đưa lực lượng quân sự vào Donbass phải tuân thủ những điều kiện tiên quyết sau đây:

Thứ nhất là: Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc hoặc lực lượng bảo đảm an ninh cho sứ mệnh OSCE chỉ có chức năng nhiệm vụ "đảm bảo an toàn cho nhân viên OSCE".

nga va duc, ukraine deu muon luc luong gin giu hoa binh lien hiep quoc vao donbass?

Nga và Đức, Ukraine đều muốn lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc vào Donbass?

 

Thứ hai là: Quân nhân và nhân viên trong lực lượng này phải đóng quân trên làn ranh phân giới giữa hai chiến tuyến, chứ không được đứng chân bên bất kỳ phía nào của chiến tuyến.

Thứ ba là: Giải pháp về vấn đề này cần phải được tiến hành sau khi chính quyền Kiev và lực lượng ly khai Donbass đồng loạt rút lực lượng và các loại thiết bị hạng nặng ra khỏi chiến tuyến, hình thành một đường ranh giới rõ ràng.

Ngay sau khi tuyên bố của ông Putin được giới truyền thông đăng tải rầm rộ, giới chức lãnh đạo Đức - một trong bốn thành viên của "Bộ tứ Normandy" đã lên tiếng ủng hộ nhà lãnh đạo Nga và coi đây là "sáng kiến có khả năng góp phần thay đổi tích cực mối quan hệ với Moscow".

Đức-Ukraine "đồng thuận cao" với Nga

Ngoại trưởng Zigmar Gabriel đã tuyên bố tại một cuộc họp của Quốc hội Đức rằng, đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại vùng phân định ở Donbass trùng hợp với những gì ông và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đề nghị trước kia.

"Đây không phải là một cơ hội sao! Hãy sử dụng nó, chúng ta cần những chính sách tích cực" - nhà ngoại giao Đức hào hứng nói và nhấn mạnh rằng, việc triển khai sứ mệnh gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc ở Donbass sẽ đảm bảo chế độ ngừng bắn trong khu vực.

Chủ tịch luân phiên người Áo của OSCE Sebastian Kurz (tức Ngoại trưởng Áo) và Ban thư ký OSCE cũng ủng hộ sáng kiến và lưu ý rằng, điều cực kỳ quan trọng đối với họ là bảo đảm sự an toàn cho các quan sát viên của Sứ mệnh Giám sát đặc biệt ở Donbass.Ukraine cũng thông báo sẵn sàng thảo luận về ý tưởng đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới Donbass, tại phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là sau vụ xe tuần tra SMM OSCE trúng mìn tại Lugansk hôm 23/4/2017, khiến một người thiệt mạng và 2 người khác bị thương.

cac giam sat vien cua su menh osce tai mien dong ukraine

Các giám sát viên của sứ mệnh OSCE tại miền Đông Ukraine

 

Theo xác nhận bởi Phó Chủ tịch SMM OSCE Ukraine Alexander Khug, một công dân Hoa Kỳ là nhân viên y tế hợp đồng của OSCE đã thiệt mạng; một nhân viên bị thương là công dân Cộng hòa Séc; nhân viên bị thương còn lại của OSCE là một nữ công dân Đức.

Ngay sau vụ việc này, tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson để bày tỏ lời chia buồn trước cái chết của công dân Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, hai ông đã thảo luận về kết quả cuộc điện đàm trong "định dạng Normandy", được tổ chức ngày 18/4 và cuộc đàm phán Mỹ-Nga ngày 12/4. Poroshenko cảm ơn sự ủng hộ của Tillerson dành cho Kiev trên nguyên tắc "không có vấn đề nào về Ukraine mà thiếu người Ukraine".

Đồng thời, đại diện SMM OSCE tại Donbass cho biết, khi đề cập đến tình hình miền Đông Ukraine, lãnh đạo Ukraine kêu gọi Mỹ tiếp tục duy trì biện pháp trừng phạt chống Nga, trên cơ sở "nhấn mạnh tầm quan trọng của việc buộc Nga phải tuân thủ thỏa thuận Minsk".

Đặc biệt là trong cuộc điện đàm đó, Tổng thống Ukraine đã nêu ý tưởng với Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề bố trí quân nhân thuộc sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc trong khu vực Donbass.

Tuy nhiên, nội dung chi tiết về kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc vào miền Đông Ukraine của chính quyền Kiev không được tiết lộ; đồng thời, quan điểm của Mỹ về vấn đề này cũng chưa được xác nhận. Điều đó đã dẫn đến những bình luận đa chiều của giới phân tích. Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết sau.(Baodatviet)
------------------------

Tin giả là 'vũ khí' khiến bất ổn ở Myanmar gia tăng

 Đây là phát biểu của bà Aung San Suu Kyi khi lần đầu tiên nói về cuộc khủng hoảng của người tộc Rohinya tại tỉnh Rakhine, Myanmar.

 

nguoi rohingya tai tinh rakhine, myanmar dang bo di. cot khoi boc cao duoc cho la tu ngoi lang vua bi dot - anh: sky news

Người Rohingya tại tỉnh Rakhine, Myanmar đang bỏ đi. Cột khói bốc cao được cho là từ ngôi làng vừa bị đốt - Ảnh: Sky News

 

Trong phát biểu lần đầu tiên kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng về người Rohingya, bà Aung San Suu Kyi - người từng nhận giải Nobel Hòa bình - khẳng định có một 'núi thông tin giả' về tình trạng bạo lực tại Myanmar.

Bà Aung San Suu Kyi cũng đề cập đến việc phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek đăng những hình ảnh giết chóc được cho là xảy ra tại Myanmar nhưng sau đó ông này xóa ảnh vì hình ảnh đó không được chụp tại Myanmar.

Đài Sky News dẫn lời bà Aung San Suu Kyi: "Kiểu thông tin giả gây ra như trên của phó thủ tướng đơn giản chỉ là phần nổi của tảng băng những thông tin nhiễu loạn được tính toán tung ra để gây rắc rối giữa những nhóm người nhằm mục đích trục lợi cho nhóm khủng bố".

Trong tuyên bố trên Facebook, bà Aung San Suu Kyi nói rằng chính phủ "đã bảo vệ tất cả những người tại tỉnh Rakhine theo cách tốt nhất có thể".

Theo Sky News, cuộc khủng hoảng tại khu vực miền bắc Myanmar bắt đầu vào ngày 25-8 khi người tộc Rohingya nổi dậy tấn công đồn cảnh sát tại tỉnh Rakhine. 

Đáp trả lại, lực lượng an ninh Myanmar thực hiện chiến dịch quân sự với tuyên bố cần phải quét sạch khủng bố.

Cho tới nay, đã có khoảng 126.000 người Rohingya - nhóm người chủ yếu theo đạo Hồi và số ít còn lại theo đạo Ấn - đã vượt biên khỏi Myanmar - đất nước chủ yếu theo đạo Phật - để sang Bangladesh. 

Số liệu từ Liên hiệp quốc cho biết có khoảng hơn 1 triệu người Rohingya, chủ yếu sống tại Myanmar.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cảnh báo rằng tình trạng bạo lực tăng cao có thể dẫn đến "thảm họa nhân đạo" tại khu vực này. Nhiều nước đã lên tiếng kêu gọi Myanmar hành động để chấm dứt bạo lực.(Tuoitre)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 07-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 07-09-2017

    Mỹ trổ tài buôn vũ khí giữa lò lửa Triều Tiên; Thủ tướng Hun Sen muốn làm lãnh đạo thêm 10 năm; Hai cựu tổng thống chỉ trích chính phủ Trump tàn nhẫn

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 06-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 06-09-2017

    Truyền thông Ukraine công bố dữ liệu gây sốc; Hải quân Hàn Quốc liên tục tập trận; Anh có vũ khí chặn đứng tên lửa siêu thanh Zircon Nga; 

Bài cùng chuyên mục