Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trưa 07-09-2017:

  • Cập nhật : 07/09/2017

Triều Tiên úp mở đòn tấn công Mỹ không cần ICBM

Trước những động thái của Mỹ cùng Nhật và Hàn Quốc mà Triều Tiên coi là thù địch, Bình Nhưỡng đang úp mở khả năng tấn công Mỹ không cần dùng ICBM.

Theo hãng tin RT của Nga, phát biểu tại hội thảo về giải trừ hạt nhân ngày 5/9, ông Han Tae-song, Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc tuyên bố: "Tôi tự hào nói rằng chỉ cách đây 2 ngày, vào ngày 3/9, chúng tôi đã thử thành công bom nhiệt hạch dùng cho tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) nhằm xây dựng một lực lượng hạt nhân chiến lược".

Vị đại sứ này nhấn mạnh: "Các biện pháp tự vệ gần đây của Triều Tiên là một món quà gửi tới không ai khác ngoài nước Mỹ. Và Washington sẽ được nhận thêm nhiều món quà bất ngờ từ Bình Nhưỡng nếu tiếp tục các hành động khiêu khích và gây sức ép với Triều Tiên".

ten lua icbm hwasong 12 cua trieu tien.

Tên lửa ICBM Hwasong 12 của Triều Tiên.

Ngoài ra, vị đại sứ này còn úp mở nói đến khả năng Triều Tiên dùng đòn tấn công khiến Mỹ tê liệt mà không cần phải phóng tên lửa ICBM với đầu đạn nhiệt hạch. Tuy nhiên, ông Han Tae-song không nói đó là loại vũ khí nào.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Peter Vincent Pry, Giám đốc điều hành Lực lượng an ninh quốc gia Mỹ, cơ sở để Triều Tiên vào năng lực tấn công Mỹ không cần ICBM do họ đang sở hữu những hệ thống đối kháng điện tử có nguồn gốc từ Nga và 2 vệ tinh nước này phóng vào quỹ đạo trong những năm 2012 và 2016.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng đã từng xác nhận, trong khoảng thời gian tháng 8/2010 khi Mỹ - Hàn tổ chức cuộc diễn tập "Vệ sĩ tự do Ulchi", lần đầu tiên Triều Tiên đã chủ động sử dụng phương thức tác chiến gây nhiễu tín hiệu định vị vệ tinh GPS, cho đến nay, họ đã đẩy mạnh thêm một bước việc phát triển phương thức tác chiến này.

Theo phân tích của cơ quan tình báo Mỹ - Hàn, các thiết bị gây nhiễu GPS của Triều Tiên chủ yếu gồm có 2 loại, có xuất xứ từ Nga. Loại thứ nhất là thiết bị gây nhiễu đặt trên xe cơ động, được nhập khẩu từ Nga năm 2010, có thể phá hoại các tín hiệu vệ tinh GPS trong phạm vi từ 50 - 100km.

Loại thứ 2 chính là phiên bản nội hóa thiết bị trên của Nga, một số thiết bị công suất cao đã được Triều Tiên nâng phạm vi tác chiến lên khoảng trên 400km.

Ngoài ra, theo Tiến sĩ Peter Vincent Pry, hiện nay Triều Tiên đã bí mật phát triển năng lực kích nổ vũ khí hạt nhân tọa độ cao trong không gian, chuẩn bị cho một cuộc tấn công xung điện từ (EMP) có thể vô hiệu hóa hệ thống điện bên dưới và gây ra hậu quả khôn lường.

Cơ sở cho mối quan ngại của ông Pry là việc vệ tinh KMS-3 của Triều Tiên gần đây thường xuyên bay qua và tiếp cận khu vực khí quyển bên trên không phận Mỹ từ hướng nam, nơi hệ thống phòng thủ của Washington được bố trí tương đối mỏng và dễ bị tấn công nhất bằng EMP.

Tiến sĩ Peter Vincent Pry cho biết: "Vệ tinh Triều Tiên thường xuyên đi qua Mỹ từ hướng nam ở độ cao có thể phát động tấn công EMP đối với khoảng 48 bang của Mỹ". Trước đó, hai quan chức cấp cao của quân đội Nga được cho là đã tiết lộ với Ủy ban EMP của Mỹ rằng phía Triều Tiên có thể đã nắm được đầy đủ thông tin về công nghệ EMP.(ĐVO)
-----------------------

Mỹ - Nhật đủ sức hủy diệt phòng không Triều Tiên

Theo Aviationist ngày 4/9, Phi đội F-16 của Mỹ đã thực hiện bài bắn đạn thật với pháo và AGM-88 - loại vũ khí chuyên diệt radar phòng không đối phương.

Không quân Mỹ cho biết, đoạn video được công bố về cuộc tập trận được phi đội F-16 của Mỹ cùng Không quân Nhật Bản thực hiện tại căn cứ Misawa tại Nhật Bản và căn cứ Không quân Andersen thuộc đảo Guam của Mỹ.

Trong cuộc tập trận này, phi đội F-16 đã dùng đến hầu hết vũ khí tối tân được trang bị như bắn pháo 20 mm, thả các loại bom như GBU-12, Mk-82, Mk-84. Đặc biệt là màn phóng tên lửa không đối đất chống bức xạ AGM-88.

tiem kich f-16 my phong agm-88.

Tiêm kích F-16 Mỹ phóng AGM-88.

Dù Mỹ không tiết lộ mục đích cụ thể của cuộc tập trận này nhưng theo nguồn tin quân sự Nhật Bản tiết lộ, triệt hạ phòng không Triều Tiên chính là cái đích cuộc tập trận. Bởi không phải ngẫu nhiên đạn tên lửa AGM-88 được đồng loạt phóng trong cuộc tập trận này.

Nguồn tin này cho biết thêm, dù phòng thủ Triều Tiên khá cũ kỹ và lạc hậu nhưng nó vẫn đủ mạnh để có thể bắn hạ chiến đấu cơ. Chính vì vậy, chúng luôn là hiểm họa với máy bay Mỹ - Nhật một khi xung đột xảy ra và mọi kịch bản đều phải chuẩn bị trước kỹ càng.

Vậy AGM-88 diệt phòng không đối phương bằng cách nào? AGM-88 HARM là loại tên lửa được thiết kế để chống radar. Để tăng độ chính xác khi diệt mục tiêu, AGM-88 được tích hợp hệ thống kiểm soát mục tiêu HCSM của Không quân Mỹ, nhằm nâng cao khả năng chính xác và giảm thiệt hại phụ trong quá trình sử dụng.

HCSM được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS cùng thiết bị đo quán tính IMU giúp nó có khả năng tấn công chính xác mục tiêu, dù bị tác động bởi mọi hình thức gây nhiễu nào đi nữa.

Tên lửa chống radar cao tốc AGM-88 là một trong những vũ khí quan trọng của Không quân Mỹ trên chiến trường, nó giúp tiêu diệt hệ thống radar cảnh giới của đối phương, bảo vệ an toàn cho các đợt không kích của Quân đội Mỹ trước hệ thống phòng không của kẻ địch.

AGM-88 sử dụng hệ dẫn quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Nguyên lý chung của loại vũ khí này là, bám theo cánh sóng radar để đánh vào đài anten máy phát.

Đạn AGM-88 nặng khoảng 355kg, dài 4,1m, lắp đầu nổ phá mảnh nặng 66kg, trang bị động cơ rocket cho tầm bắn 150km, tốc độ bay 2.280km/h. Với tốc độ cực cao, kích thước nhỏ, AGM-88 là “bài toán khó” đối với hệ thống đánh chặn đối phương.

Trong chiến đấu, AGM-88 sẽ phá hủy trạm radar trên bộ (hoặc tàu chiến), qua đó khống chế hệ thống phòng không đối phương. Tiếp đó, đơn vị bạn sẽ vượt qua được lưới phòng không tầm xa, áp sát tiêu diệt mục tiêu bằng vũ khí thông thường hoặc vũ khí chính xác cao, tiêu diệt các hệ thống radar giám sát của kẻ thù.

Để khống chế và tiêu diệt các hệ thống phòng không kẻ thù, ngoài AGM-88, Mỹ thường sử dụng tên lửa MALD. Tuy nhiên, trong cuộc diễn tập này không thấy có sự xuất hiện của MALD. Sự thiếu vắng này có thể do Mỹ chỉ cần AGM-88 cho nhiệm vụ đối phó Triều Tiên.(ĐVO)
--------------------

Hàn Quốc tính chế tạo tên lửa 'khủng' đối đầu Triều Tiên

Quân đội Hàn Quốc đang cân nhắc việc phát triển một loại tên lửa đạn đạo uy lực nhằm phá hủy những cơ sở quân sự hay bộ chỉ huy ngầm của CHDCND Triều Tiên.

Chính quyền Hàn Quốc đang xem xét kế hoạch chế tạo loại tên lửa đạn đạo đất đối đất có khả năng mang theo đầu đạn 2 tấn và có tầm bắn bao phủ toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên, tờ The Korea Herald dẫn nguồn tin quân đội tiết lộ ngày 5.9.

Theo giới chuyên gia, nếu được phép phát triển tên lửa mới mang đầu đạn hơn 2 tấn, Hàn Quốc sẽ có trong tay công cụ giúp nước này nâng cao năng lực đáp trả nhắm vào các căn cứ ngầm của Triều Tiên, thay vì phải dựa vào các loại vũ khí của Mỹ như bom phá boongke.

Kế hoạch này được tiết lộ chỉ một ngày sau khi Washington và Seoul đồng ý dỡ bỏ giới hạn về khối lượng đầu đạn của tên lửa Hàn Quốc. Trước đó quân đội Hàn Quốc bị cấm phát triển đầu đạn nặng hơn 500 kg cho tên lửa đạn đạo có tầm bắn tối đa 800 km.

Song song đó, quân đội Hàn Quốc cũng đang khẩn trương thành lập một lữ đoàn đặc nhiệm với mục tiêu là bộ máy lãnh đạo Triều Tiên, giữa thời điểm Bình Nhưỡng ngày càng tiến bộ trong chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa.

Đơn vị này dự kiến được ra mắt vào ngày 1.12 và sẽ phối hợp với đơn vị đặc nhiệm hải quân Mỹ SEAL Team 6, lực lượng từng tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.

Bộ trưởng Quốc phòng Song Young-moo ngày 4.9 xác nhận thông tin này và nói thêm đang trong quá trình hình thành ý tưởng. “Tôi tin rằng chúng ta có thể lập đơn vị này vào ngày 1.12”, ông Song tuyên bố.(Thanhnien)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục