Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý chiều 30-10-2017:
- Cập nhật : 30/10/2017
Ông Kim Jong-un ra lệnh toàn bộ công nhân Triều Tiên rút khỏi Trung Quốc
Theo trang mạng chosun.com, ngày 29/10, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh cho toàn bộ công nhân nước này ở Trung Quốc phải trở về nước trước cuối năm nay.
Nguồn tin cho biết sắc lệnh trên được ông Kim Jong-un đưa ra nhằm phản đối quyết định hồi tháng trước của Bộ Thương mại Trung Quốc về việc đóng cửa toàn bộ công ty liên doanh của Triều Tiên ở Trung Quốc trong vòng 120 ngày theo lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).
Theo quyết định này, các doanh nghiệp và nhà hàng Triều Tiên ở Trung Quốc phải đóng cửa trước ngày 9/1/2018. Hiện khoảng 100 nhà hàng của Triều Tiên đang hoạt động ở Trung Quốc, trong đó hầu hết dưới dạng liên doanh.
Ước tính từ 20.000-30.000 người Triều Tiên làm việc tại Trung Quốc, trong đó chỉ khoảng 2.000 nhân viên làm việc trong các nhà hàng, trong khi nhiều doanh nghiệp Trung Quốc ở các khu vực biên giới phụ thuộc vào lao động Triều Tiên giá rẻ. (TTXVN)
-----------------------
Mỹ nâng cấp 'hết nấc' tăng Abrams để đối phó Armata Nga
Tăng Abrams được nâng cấp lên phiên bản M1A2 SEP v4 với những công nghệ mới nhất để bảo đảm khả năng cạnh tranh với T-14 Armata.
Tranh cãi về loại tên lửa hạ gục xe tăng Mỹ ở Iraq / Quân đội Nga sẽ sở hữu 100 siêu tăng T-14 trong ba năm tới
Quân đội Mỹ bắt đầu nâng cấp xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams lên biến thể M1A2 SEP v4 trang bị những công nghệ tiên tiến nhất có thể đối với xe tăng thế hệ 4 nhằm mục tiêu đối phó siêu tăng T-14 Armata của Nga, theo Scout.
Tướng David Bassett, phó giám đốc Dự án Vũ khí Lục quân Mỹ (GCS), cho biết biến thể SEP v4 sẽ được lắp bộ đo xa laser mới, camera màu, thiết bị kết nối mạng, cảm biến khí tượng, cơ sở dữ liệu đạn dược, thiết bị cảnh báo chiếu xạ laser và đạn pháo đa nhiệm tối tân (AMP) có uy lực hơn. Mẫu tăng nâng cấp này dự kiến được thử nghiệm từ năm 2021.
Đạn AMP được thiết kế để tích hợp đặc điểm của 4 loại đạn pháo tăng khác nhau trong biên chế quân đội Mỹ hiện nay, có thể thay đổi chức năng tùy mục đích sử dụng. Loại đạn này sẽ thay thế đạn nổ lõm chống tăng (HEAT) M830, đạn chống tăng đa dụng M830A1, đạn văng mảnh chống bộ binh M1028 và đạn phá hủy vật cản M908. Cơ sở dữ liệu đạn sẽ giúp kíp lái xác định loại đạn phù hợp nhất cho nhiệm vụ.
Trọng tâm gói nâng cấp SEP v4 là tích hợp tổ hợp cảm biến ảnh hồng ngoại (FLIR) thế hệ ba. Hệ thống này có độ phân giải và công nghệ xử lý kỹ thuật số hiện đại hơn các bộ FLIR trước đây, giúp tăng cường khả năng phát hiện mục tiêu ở tầm xa và trong điều kiện tầm nhìn bị cản trở bởi mưa, bụi hoặc sương mù. Những thông tin này được gửi tới trưởng xe qua kính ngắm ảnh nhiệt riêng, giúp tiêu diệt đối phương trước khi bị phát hiện.
Quân đội Mỹ hy vọng gói nâng cấp này có thể giúp tăng Abrams đối phó hiệu quả với mẫu tăng thế hệ 5 T-14 Armata của Nga. Tăng Armata được trang bị kính ngắm ảnh nhiệt có thể phát hiện mục tiêu kích cỡ xe tăng từ khoảng cách 5 km vào ban ngày và 3,5 km trong đêm.
Siêu tăng Nga còn sở hữu tháp pháo không người lái, ba lớp phòng thủ gồm giáp composite, giáp phản ứng nổ và hệ thống phòng thủ chủ động. Pháo chính cỡ nòng 125 mm của T-14 có thể phá hủy lớp giáp dày tương đương 900 mm thép cán đồng nhất (RHA) từ khoảng cách hai km.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cũng hiểu rằng gói SEP v4 gần như là sự nâng cấp "hết nấc" đối với xe tăng thế hệ 4 như Abrams. Để đối phó hiệu quả với xe tăng Nga trong tương lai, Mỹ buộc phải triển khai dự án Xe chiến đấu Thế hệ mới (NGCV) dựa trên những công nghệ mới nhất hiện nay, thay vì tiếp tục nâng cấp Abrams.
Ông Basset cho biết các xe tăng chiến đấu chủ lực tương lai của Mỹ trong dự án NGCV sẽ có tính năng tương tự T-14 Armata với nhiều mức độ tự động hóa, từ điều khiển từ xa tới kết hợp hệ thống chiến đấu không người lái. Ngoài ra, chúng có thể được tích hợp bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số tối tân và trí tuệ nhân tạo.(Vnexpress)
---------------------------
Những loại vũ khí giúp Mỹ trở nên “vô đối”
Tờ The National Interest (NI) của Mỹ cho rằng, Mỹ đang sở hữu “sức mạnh hỏa lực ở mức đáng kinh ngạc” và sức mạnh này sẽ được sử dụng nếu như cần thực hiện các chiến dịch tác chiến, đồng thời liệt kê 5 loại vũ khí đáng sợ Mỹ đang sở hữu.
Trực thăng AH-64 Apache
Đã có một số ý kiến mang tính chất mỉa mai rằng loại vũ khí tốt nhất của các lực lượng mặt đất tiền phương của Mỹ là các loại máy bay. Tuy nhiên, các cuộc xung đột gần đây mà lực lượng này này đã và có thể tham chiến cho thấy, sự hỗ trợ của không quân là nhân tố quyết định trong tác chiến.
Được trang bị các loại vũ khí cỡ nòng 30mm, các tên lửa Hellfire và các bộ cảm biến có độ chính xác cao, Apache cho phép thực hiện các đòn tấn công vào sinh lực địch trước khi lực lượng mặt đất tiến hành tác chiến. Trực thăng này cũng đồng thời có thể tiêu diệt lực lượng xe tăng đối phương.
“Trực thăng tấn công không phải là cái thay cho bộ binh và sẽ không bao giờ như thế. Tuy nhiên, lực lượng bộ binh luôn cần đến sự hỗ trợ mà trực thăng tấn công có thể đảm nhiệm”- NI nhấn mạnh.
Xe tăng M-1 Abrams
Câu trả lời cho câu hỏi liệu M-1 Abrams có phải là loại xe tăng tốt nhất thế giới hay không sẽ phụ thuộc vào từng quốc gia, nhưng theo NI, rõ ràng đây là một trong những cỗ máy tác chiến tốt nhất.
Abrams có trọng lượng 60 tấn, được trang bị súng cối cỡ nòng 120mm, được trang bị vỏ thép urani có độ dày đến 90cm và có khả năng cơ động với tốc độ 65 km/giờ. Năm 1991, loại xe tăng này đã “hủy diệt” hàng loạt phương tiện quân sự khi tác chiến tại Iraq và nó hoàn toàn có thể so sánh với mẫu xe tăng chủ lực Type-99 của Trung Quốc.
Trong thời gian diễn ra chiến dịch “Bão táp sa mạc”, Mỹ đã mất đi một vài chiếc Abrams. Còn sự kiện lực lượng IS ở Iraq đã tiêu diệt hoặc chiếm được một vài chiếc Abrams của Quân đội Iraq chủ yếu là do trình độ tác chiến của ê kíp xe tăng chứ không phải là do chất lượng xe tăng có vấn đề.
Pháo tự hành M109A6 Paladin
Trong một số “cuộc chiến nhỏ” gần đây mà Quân đội Mỹ tham gia, các pháo nòng ngắn tự hành M109A6 Paladin vẫn được “giữ trong bóng tối”. Nhưng đây không phải là điều phủ nhận sự thật rằng M109A6 Paladin là loại vũ khí tác chiến hiệu quả cao.
Paladin là mẫu mới nhất của hệ thống pháo tự hành M-109. Hệ thống này có thể bắn các loại đạn cỡ 155 mm với khoảng cách 20 dặm (32km).
Tổ hợp tên lửa chống tăng TOW
Theo NI, có lẽ Nga (trước đó là Liên Xô) là ông vua về các tên lửa chống tăng. Điều này có thể do Nga quan ngại trước các xe tăng của phương Tây có thể gây ra đối với Quân đội Nga. Tuy nhiên, Mỹ không phải là “lính mới” trong vấn đề này.
Tổ hợp tên lửa chống tăng TOW vẫn chứng minh được năng lực tác chiến của mình sau 45 năm ra đời. Các tổ hợp này đã từng tiêu diệt các xe tăng trong cuộc chiến tranh ở các nước Trung Đông.
Tổ hợp hiện đại nhất của TOW là TOW 2V đang được sản xuất nhiều biến thể khác nhau, trong số đó có phiên bản Aero- phiên bản có thể xuyên thủng các lớp giáp của xe tăng.
Súng máy hạng nặng Browning M2
NI thừa nhận rằng, việc liệt kê loại súng cỡ nòng lớn đã có 80 năm tuổi M2 vào danh sách này là điều dường như lạ lẫm. Tuy nhiên, việc loại vũ khí này vẫn “đứng trong hàng ngũ chiến đấu” cho dù đã xuất hiện từ khá lâu và tham gia nhiều cuộc chiến khác nhau là bằng chứng thuyết phục cho phương án này.
Được thiết kế và chế tạo trong những năm mà Tổng thống Franklin Roosevelt mới nhậm chức và trùm phát xít Hitler mới nắm quyền ở Đức, Browning M2 đã được sử dụng ở gần như tất cả các cuộc chiến với tư cách là loại súng chống máy bay, chống bộ binh. Phiên bản được cải tiến M2A1 có loại nòng có thể nhanh chóng được thay đổi và có kính ngắm đêm.(Infonet)
-------------------------------
Bộ tứ đối trọng Trung Quốc ở châu Á
Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc cân nhắc phát triển cơ chế đối trọng với Trung Quốc tại khu vực châu Á
Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lần thứ XIX ủng hộ tham vọng của Tổng Bí thư - Chủ tịch Tập Cận Bình về một trật tự thế giới mới do Trung Quốc dẫn đầu đã khiến Mỹ thức tỉnh.
Cơ chế 4 bên
Cơ chế phát triển vượt mặt Trung Quốc và nguồn tài trợ của nước này ở các quốc gia châu Á như Nepal, Sri Lanka và Bangladesh, thậm chí có thể vươn đến châu Phi, đang được Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc xem xét. Theo trang Times of India (Ấn Độ), trong bình luận đầu tiên về chiến lược chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực và trên toàn thế giới, quyền trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Alice Wells hôm 27-10 đã đề ra một khuôn khổ quy mô lớn cho sự hợp tác giữa Washington với Tokyo, New Delhi và Canberra hướng đến cơ chế 4 bên, tạo tiền đề cho sự phát triển sau đó.
Đánh giá chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tại Nam Á hồi tuần qua, bà Wells cho biết: "Các quốc gia chia sẻ giá trị chung có khả năng đưa ra giải pháp thay thế cho những nước trong khu vực đang tìm kiếm sự đầu tư cần thiết cho cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế của họ. Chắc chắn rằng chúng tôi kết hợp các sáng kiến của mình và cung cấp cho các nước này những lựa chọn thay thế không bao gồm tài trợ vì mục đích lợi dụng hoặc những khoản nợ không thể trả nổi".
Chiến lược nói trên của Mỹ cũng nằm trong chương trình làm việc của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến thăm khu vực châu Á, trong đó có thủ đô Bắc Kinh và Tokyo, vào tháng tới.
Nhấn mạnh về mối quan hệ hợp tác 3 bên hiệu quả giữa Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản, bà Wells cho biết Úc là đối tác tự nhiên trong nỗ lực nói trên và Washington đang cân nhắc cuộc họp 4 bên trong thời gian gần. Khi được hỏi Mỹ sẽ phản ứng như thế nào khi Trung Quốc xem đây là động thái tiêu cực và một phần trong kế hoạch chống lại Bắc Kinh, bà Wells cho hay: "Thật khó để xem cuộc họp của các nhà ngoại giao từ 4 quốc gia như là kế hoạch nhằm kiềm chế Trung Quốc".
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại thủ đô New Delhi trong chuyến thăm tuần qua. Ảnh: REUTERS
Thách thức "Vành đai và Con đường"
Hưởng ứng sáng kiến của Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono nói với trang Nikkei rằng nước này sẽ đề xuất một cuộc đối thoại chiến lược giữa các nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ và Úc nhằm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc thông qua dự án "Vành đai và Con đường" (BRI). Thủ tướng Shinzo Abe dự kiến sẽ đưa ra ý tưởng này với Tổng thống Donald Trump vào ngày 6-11 khi cả hai tham dự Hội nghị Cấp cao APEC tại Việt Nam.
Đề xuất này nhằm tạo cơ hội cho các lãnh đạo 4 nước thúc đẩy hợp tác thương mại tự do và quốc phòng trên bộ cũng như trên biển ở Đông Nam Á và Nam Á, xa hơn nữa là Trung Đông và châu Phi. Ông Kono nhấn mạnh mục tiêu của dự án là thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao từ châu Á đến châu Phi. Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản cũng đã bàn về một chiến lược tổng thể cung cấp một giải pháp thay thế cho BRI của Trung Quốc và phản đối dự án lớn nhất của Bắc Kinh.
Trong khi đó, hầu hết các nước châu Á đang rất lo lắng về việc mặc cả chủ quyền để đổi lấy sự phát triển theo dự án này của Bắc Kinh. Năm tháng sau khi diễn ra hội nghị BRI, ngày càng nhiều chính phủ tự hỏi liệu họ có đang lao vào bẫy.
Trong bài phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington hôm 18-10, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã thẳng thừng chỉ trích Trung Quốc "thiếu trách nhiệm, làm suy mòn trật tự dựa trên luật pháp quốc tế". Chỉ trích cách thức nền kinh tế số 2 thế giới đầu tư vào các nước láng giềng, ông Tillerson còn chỉ rõ Bắc Kinh cung cấp tài chính tạo ra rất ít việc làm cho người dân địa phương và chỉ khiến họ nợ chồng chất. (NLĐ)
-------------------