Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 30-10-2017: Mỹ sắp tăng sức mạnh kho vũ khí hạt nhân

  • Cập nhật : 30/10/2017

Mỹ sắp tăng sức mạnh kho vũ khí hạt nhân

Chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xây dựng một chính sách mới về vũ khí hạt nhân, đặt một dấu chấm hết của kỷ nguyên giải giáp vũ khí hạt nhân hậu Chiến tranh lạnh, tờ The Guardian cho biết.

Hồi tháng 9, bản dự thảo về Đánh giá vị thế hạt nhân (NPR) đã được đệ trình trong một cuộc họp giữa Tổng thống Trump và các cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu tại Nhà Trắng.

Chính sách mới này một khi thành hình sẽ nhắm đến tăng cường sức mạnh cho kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, đồng thời nới lỏng các điều kiện cho phép Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân. Theo tờ The Guardian, dự thảo này hiện vẫn chưa được bàn luận xong.

Mỹ sắp tăng sức mạnh kho vũ khí hạt nhân - ảnh 1
Tên lửa đạn đạo hạt nhân xuyên lục địa Minuteman III. Ảnh: AP

Chính phủ ông Trump đặt mục tiêu hoàn thiện dự thảo vào cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018. Tổng thống Trump đã từng nhiều lần khẳng định mong muốn tăng sức mạnh cho kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.

Một vài điều khoản nổi bật đang được cân nhắc lại gồm có: Tên lửa đạn đạo nghèo hạt nhân chủ yếu để ngăn cản Nga sử dụng vũ khí hạt nhân quy mô nhỏ trong kịch bản chiến tranh với các nước Baltic; tên lửa hành trình phóng trên biển; điều chỉnh về điều kiện cho phép Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân; các khoản đầu tư nhằm giảm thời gian chẩn bị thử hạt nhân cho Mỹ. 

Một bản tin của hãng NBC News hồi đầu tháng 10 hé lộ nhà lãnh đạo Mỹ muốn tăng gấp 10 lần kho vũ khí hạt nhân quốc gia. Hồi tháng 7, khi các tướng lĩnh quân đội trình bày với Tổng thống Trump về tình hình cắt giảm kho vũ khí của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh, nhà lãnh đạo 71 tuổi đã vô cùng tức giận.

Nhà Trắng sau đó phủ nhận thông tin hé lộ bởi NBC News, tuy nhiên chính phủ Mỹ cũng khẳng định mong muốn có một chính sách hạt nhân cứng rắn hơn.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 27-10 vừa qua đã có chuyến thăm căn cứ không quân Minot, bang North Dakota. Đây là nơi Mỹ đặt các tên lửa đạn đạo hạt nhân xuyên lục địa Minuteman III và máy bay ném bom chiến lược B-52.

Phát biểu trong chuyến thăm, ông Pence nhấn mạnh: “Chính phủ cam kết tăng cường sức mạnh và hiện đại hóa năng lực răn đe hạt nhân của Mỹ. Trong tổng thể sức mạnh Mỹ hay các nguồn lực để bảo vệ hòa bình trên thế giới, không có gì hùng mạnh hơn kho vũ khí hạt nhân của Mỹ”.(PLO)
---------------------------------

Nhật, Trung Quốc: Thách thức của toàn cầu

Chính trường châu Á tuần qua chứng kiến sự kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - 2 nhà lãnh đạo của 2 nền kinh tế lớn nhất châu lục - củng cố vị trí thêm quyền lực mới.

Trong khi tư tưởng mới của ông Tập sẽ là kim chỉ nam cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) trong thời gian tới sau Đại hội XIX CPC thì Thủ tướng Abe trên đà trở thành lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất và tại nhiệm lâu nhất ở Nhật kể từ kết thúc Thế chiến II sau khi liên minh Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của ông giành thắng lợi áp đảo tại Hạ viện.

Thế nhưng, theo báo The South China Morning Post, chiến thắng về chính trị đó không hẳn giúp hòa giải mối quan hệ căng thẳng giữa 2 bên. Thay vì vậy, thực tế đó lại phủ mờ thêm mối quan hệ trong tương lai giữa 2 nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới. 

Kể từ khi lên nắm quyền hồi năm 2012, hai nhà lãnh đạo đã vướng vào tình trạng căng thẳng về ngoại giao ngày càng tăng khiến cho mối quan hệ Trung - Nhật xuống mức thấp nhất kể từ khi quan hệ ngoại giao được thiết lập vào năm 1972. Thậm chí, mối lo xảy ra đụng độ quân sự đã gia tăng trong mấy năm gần đây, cả hai nước đều điều động chiến hạm và chiến đấu cơ trong khu vực lân cận quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông (Senkaku/Điếu Ngư). Cả hai vị đều được biết đến về lập trường cứng rắn đối với các vấn đề liên quan đến quyền lợi cơ bản của nhau như: cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên, lịch sử chiến tranh, tự do hàng hải ở biển Đông hoặc chỉ đơn giản là cạnh tranh tầm ảnh hưởng trong khu vực và trên toàn cầu.

Nổi lên ở 2 hệ thống chính trị khác nhau nhưng 2 ông đều có những điểm tương đồng về nhân thân, cá tính và quan điểm chính trị. Cả hai đều là con của chính trị gia hàng đầu; cùng mang tham vọng về chính trị nhưng bảo thủ về ý thức hệ; họ đều theo dân tộc chủ nghĩa nhưng quyết đoán về chính sách đối ngoại; đều yêu nước và tìm cách "trẻ hóa" đất nước.

chu tich trung quoc tap can binh bat tay thu tuong nhat shinzo abe trong mot cuoc gap song phuong ben le hoi nghi thuong dinh g-20. anh: kyodo

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong một cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20. Ảnh: KYODO

 

Tuy nhiên, nghịch lý là những điểm tương đồng của họ lại làm trầm trọng thêm sự ganh đua hơn là thu hẹp khoảng cách. Thêm quyền lực chính trị cũng được cho là sẽ chỉ khuyến khích họ thúc đẩy chương trình nghị sự táo bạo có thể đem lại hệ quả có ảnh hưởng sâu rộng đối với mối quan hệ song phương, hòa bình trong khu vực và trên toàn cầu.

Thứ nhất, cả hai quốc gia đều dự kiến tăng cường nỗ lực xây dựng tầm ảnh hưởng về kinh tế và chính trị cũng như gia tăng quyền lực mềm khắp thế giới.

Thứ hai, Tokyo sẽ củng cố mối quan hệ quân sự với Mỹ nhằm kiềm chế hoạt động ngày càng tăng của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông.

Thứ ba, cả hai nhà lãnh đạo đều có thể củng cố lập trường về Triều Tiên. Sự kiện ông Abe tái đắc cử hứa hẹn cho thấy Nhật Bản sẽ đóng vai trò tiên phong trong việc hỗ trợ bất cứ hành động quân sự nào của Mỹ trong khi Trung Quốc phản đối.

Thứ tư, với "siêu đa số" ghế tại quốc hội, ông Abe sẽ có thể đưa ra những thay đổi đối với bản Hiến pháp nhằm hợp pháp hóa lực lượng phòng vệ nước này - điều cũng được xem là đã khiến Bắc Kinh không hài lòng.

Thứ năm, đối mặt với sự mở rộng quân sự nhanh chóng của Trung Quốc, ông Abe có thể thúc đẩy phát triển vũ khí hạt nhân - một lằn ranh đỏ khác nữa đối với các đối thủ cạnh tranh trong nước và khu vực.

Trong tình hình đó, chế ngự các lợi ích của Trung Quốc và Nhật Bản và làm cho 2 nhà lãnh đạo này cùng tồn tại hòa bình chắc chắn sẽ là thách thức to lớn của nền ngoại giao toàn cầu trong những năm tới. (NLĐ)
--------------------------------

Iran tuyên bố tiếp tục sản xuất tên lửa

Chính quyền Tehran cho rằng việc sản xuất tên lửa để phòng vệ không vi phạm các thỏa thuận quốc tế đang hiện hành.

 

nguoi dan iran chup anh luu niem voi ten lua simorgh (phuong hoang) trung bay tai thu do tehran, ngay 11-2-2016 - anh: afp

Người dân Iran chụp ảnh lưu niệm với tên lửa Simorgh (Phượng hoàng) trưng bày tại thủ đô Tehran, ngày 11-2-2016 - Ảnh: AFP

 

Trong phát biểu trên truyền hình quốc gia hôm nay (29-10), Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết việc sản xuất là nhằm phục vụ nhu cầu phòng vệ của Iran và điều đó không vi phạm các thỏa thuận quốc tế đã ký.

"Chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục sản xuất tên lửa và chuyện đó không hề vi phạm các thỏa thuận quốc tế", Tổng thống Rouhani nhấn mạnh trong bài phát biểu.

"Chúng tôi sẽ sản xuất bất kỳ loại vũ khí nào mình cần để đưa vào cất giữ và lấy ra xài bất cứ khi nào cần bảo vệ đất nước", ông Rouhani nói thêm.

Theo Hãng tin Reuters, phát biểu mạnh mẽ này được cho là nhằm đáp trả quyết định trừng phạt mở rộng mà Hạ viện Mỹ vừa thông qua.

tong thong iran hassan rouhani phat bieu tren truyen hinh ngay 29-10 - anh: reuters

Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu trên truyền hình ngày 29-10 - Ảnh: REUTERS

 

Ngày 26-10, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật nhằm mở rộng trừng phạt Iran liên quan tới các hoạt động phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa và ủng hộ phong trào Hezbollah của Iran.

Tuy nhiên, lệnh trừng phạt mới không làm chệch hướng thỏa thuận hạt nhân quan trọng mà nhóm các cường quốc P5+1 đạt được với Iran hồi năm 2015.

Dự luật trừng phạt Iran do hai hạ nghị sĩ Ed Royce và Eliot Engel bảo trợ đã được thông qua với tỷ lệ phiếu gần như tuyệt đối, 423 phiếu thuận và chỉ 2 phiếu chống.

Theo đó, Mỹ sẽ siết chặt trừng phạt các cơ quan nhà nước Iran có liên quan tới chương trình tên lửa đạn đạo, cũng như bất kỳ thực thể hay cá nhân nước ngoài nào hỗ trợ Tehran phát triển tên lửa đạn đạo.

Dự luật mới cũng cho phép Quốc hội Mỹ trong vòng 60 ngày được áp đặt lại các biện pháp trừng phạt Iran, vốn trước đó được dỡ bỏ như một phần trong thỏa thuận hạt nhân với Tehran, sau khi Tổng thống Donald Trump mới đây tuyên bố ông sẽ không chấp nhận thỏa thuận này.

Trong một phiên biểu quyết cùng ngày, Hạ viện Mỹ cũng thông qua lời kêu gọi đề nghị Liên minh châu Âu (EU) chính thức liệt phong trào Hồi giáo Hezbollah vào danh sách các tổ chức khủng bố. 

Trước đó một ngày, Hạ viện Mỹ đã thông qua 2 dự luật bằng hình thức biểu quyết nhằm áp đặt trừng phạt các cá nhân và chính phủ nước ngoài liên quan tới hoạt động cấp tài chính, tuyển mộ hay cung cấp vũ khí cho Hezbollah.

Ngày 25-10, lãnh đạo tối cao Iran, đại giáo chủ Ali Khamenei tuyên bố vấn đề năng lực phòng thủ của Iran không thể bị đem ra đàm phán. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Mỹ đang gia tăng áp lực đối với chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran.

Truyền thông nhà nước dẫn lời ông Khamenei tại một buổi lễ ở Viện hàn lâm sĩ quan quân đội Imam Ali nêu rõ: "Năng lực phòng thủ và sức mạnh của Iran là không thể đem ra đàm phán hay mặc cả". 

Trước đó, đại giáo chủ Khamenei từng nói Tehran sẽ tuân thủ thỏa thuận với các cường quốc tới chừng nào các bên tham gia ký kết tiếp tục tôn trọng văn kiện này, song cảnh báo sẽ "xé vụn" nó nếu Washington rút lui. (TUoitre)
----------------------------------

Trung Quốc thử máy bay vận tải không người lái để sử dụng ở Biển Đông

Viện Khoa học Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) có thể sử dụng để phục vụ cho các hoạt động phi pháp của nước này ở Biển Đông.

uav van tai at200 bay thu nghiem o thanh pho vi nam, tinh thiem tay (trung quoc) anh chup man hinh south china morning post

UAV vận tải AT200 bay thử nghiệm ở thành phố Vị Nam, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SOUTH CHINA MORNING POST

Tờ South China Morning Post ngày 29.10 cho hay UAV được thử nghiệm là phiên bản nâng cấp của một máy bay có người lái chở được 1,5 tấn hàng và hạ cánh xuống đường băng chỉ dài 200m, theo trung tâm nghiên cứu kỹ thuật vật lý (ET) thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế và phát triển.

Báo cáo của ET lưu ý UAV AT200 với tầm bay 2.000 km có thể đáp xuống các bãi cỏ và bãi đất trống tại các căn cứ quân sự không có đường băng. UAV đã bay thử nghiệm ở thành phố Vị Nam, tỉnh Thiểm Tây. UAV AT200 có trọng tải gần bằng trực thăng không người lái Mỹ K-MAX là 2-3 tấn hàng hóa.

Được trang bị động cơ 750 mã lực do hãng Pratt & Whitney (Canada) sản xuất, UAV này có thể bay từ đảo Hải Nam đến các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong 1 giờ, đến bãi cạn Scarborough (tranh chấp với Philippines) khoảng 3 giờ và các địa điểm Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong 4 giờ.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường xây đường băng, cơ sở quân sự, nhà chứa máy bay, cảng tại các đảo nhân tạo bị Bắc Kinh chiếm đóng, bồi đắp phi pháp ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Việc Trung Quốc thử nghiệm UAV AT200 có thể nhằm phục vụ mưu đồ chuyển hàng ra những nơi này mà không cần dùng đến tàu, qua đó tăng cường hiện diện phi pháp trên Biển Đông.(Thanhnien)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 29-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 29-10-2017

    Putin trực tiếp ra lệnh phóng thử 4 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa; Mỹ chuẩn bị diễn tập Sấm sét Toàn cầu; Trung Quốc thay bí thư tỉnh Quảng Đông; Hàng loạt "đại gia" quốc phòng Nga vào tầm ngắm trừng phạt

  • Tin thế giới đáng chú ý  29-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 29-10-2017

    Chính quyền Donald Trump đang bị gây sức ép "phải chống Nga"?; Mỹ cảnh báo quân sự Triều Tiên 'không là gì' so với Mỹ - Hàn; Trung Quốc hé lộ nạn thao túng bầu cử trong đảng; Mỹ cảnh báo đối đầu Nga khi chia lại Trung Đông

Bài cùng chuyên mục