Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 27-10-2017: Tổng thống Trump: Một số người coi ông Tập là “vua” của Trung Quốc

  • Cập nhật : 27/10/2017

Tổng thống Trump: Một số người coi ông Tập là “vua” của Trung Quốc

Tổng thống Mỹ nói ông và ông Tập có mối quan hệ tốt, cho rằng Chủ tịch Trung Quốc được một số người coi như "vua" của nước này.

tong thong donald trump (trai) va chu tich trung quoc tap can binh tai hoi nghi thuong dinh g20 tai hamburg, duc hoi thang 7. anh: reuters.

Tổng thống Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức hồi tháng 7. Ảnh: Reuters.

 

"Ông ấy đại diện cho Trung Quốc. Tôi đại diện cho nước Mỹ. Vì vậy sẽ luôn tồn tại mâu thuẫn giữa chúng tôi. Nhưng chúng tôi có mối quan hệ tốt. Người ta nói rằng đây là mối quan hệ tốt nhất giữa hai nguyên thủ", ông Donald Trump trả lời kênh Fox Business trong một cuộc phỏng vấn phát sóng vào ngày 25/10.

Tuyên bố trên được Tổng thống Mỹ đưa ra sau khi ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ hai tại Đại hội 19. Tư tưởng của ông Tập cũng được đưa vào điều lệ đảng sửa đổi, biến ông thành nhà lãnh đạo quyền lực sánh ngang với cố lãnh tụ Mao Trạch Đông.

"Giờ đây, một số người có thể gọi ông ấy là vua của Trung Quốc", ông Trump nói. "Nhưng chức danh của ông ấy là chủ tịch. Chúng tôi có mối quan hệ tốt và đó là điều tích cực".

Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ đã gọi điện chúc mừng ông Tập. Trong cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo cùng thảo luận về việc hợp tác giữa hai quốc gia, bao gồm cả nỗ lực chung nhằm buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.

Ông Trump cũng khẳng định trên mạng xã hội Twitter rằng ông đã chúc mừng ông Tập và mong đợi chuyến thăm Trung Quốc vào đầu tháng 11 trong chuyến công du châu Á. (Vnexpress)
-----------------------------

Israel dọa tấn công quân sự, chấm dứt chương trình hạt nhân Iran

Bộ trưởng Tình báo Israel khẳng định nước này sẵn sàng sử dụng biện pháp quân sự để ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.

Israel dọa tấn công quân sự, chấm dứt chương trình hạt nhân Iran

Bộ trưởng Tình báo Israel Yisrael Katz. Ảnh: Reuters.

"Nếu các nỗ lực quốc tế do Tổng thống Mỹ Donald Trump dẫn đầu không ngăn cản được Iran sở hữu năng lực hạt nhân, Israel sẽ tự áp dụng các biện pháp quân sự. Sẽ cần nhiều thay đổi trong thỏa thuận giữa Iran với 6 cường quốc để bảo đảm họ không thể chế tạo vũ khí hạt nhân", Reuters dẫn lời Bộ trưởng Tình báo Israel Yisrael Katz phát biểu hôm nay tại Tokyo, Nhật Bản.

Ông Katz cho biết Tel Aviv muốn thỏa thuận hạt nhân được sửa đổi, trong đó loại bỏ ngày hết hạn thỏa thuận và áp đặt những quy định chặt chẽ hơn, nhằm ngăn chặn Tehran phát triển các máy ly tâm mới dùng để sản xuất nhiên liệu hạt nhân cấp độ vũ khí.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/10 tuyên bố sẽ không xác nhận Iran tuân thủ Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA), thỏa thuận hạt nhân quan trọng với Tehran đạt được dưới thời Obama. Điều này đồng nghĩa với việc quốc hội Mỹ có 60 ngày để xem xét khả năng có tái áp đặt lệnh cấm vận với Iran hay không.

Giới chuyên gia cho rằng với việc từ chối công nhận Iran tuân thủ JCPOA, ông Trump gần như đã đẩy thỏa thuận hạt nhân vốn nhận được rất nhiều sự ủng hộ này vào nguy cơ đổ vỡ, bởi Iran đã khẳng định họ sẽ rút khỏi thỏa thuận nếu Mỹ tái áp đặt các lệnh cấm vận.

Nếu quốc hội Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát thúc đẩy một dự luật đòi hỏi sự nhượng bộ hơn nữa từ Iran, nước này có thể hủy thỏa thuận, trục xuất thanh sát viên quốc tế và tăng tốc chương trình hạt nhân. Điều này có khả năng dẫn tới việc Mỹ hoặc Israel ra tay đánh phủ đầu nhắm vào các cơ sở hạt nhân Iran để ngăn ngừa Tehran sở hữu vũ khí hạt nhân.

israel-doa-tan-cong-quan-su-cham-dut-chuong-trinh-hat-nhan-iran-1

Israel từng không kích cơ sở hạt nhân Iraq và Syria. Ảnh minh họa: Times of Israel.

Israel từng đơn phương hành động trong quá khứ mà không cần hỏi ý kiến đồng minh Mỹ, thực hiện các đợt không kích hủy diệt nhà máy hạt nhân của Iraq năm 1981 và Syria năm 2007. Tuy nhiên, việc tấn công cơ sở hạt nhân của Tehran được đánh giá là quá rủi ro, nhiều khả năng khiến Israel hứng chịu những đòn đáp trả quân sự mạnh tay từ Iran.

Giới phân tích nhận định lời đe dọa của Bộ trưởng Katz có thể thúc đẩy Mỹ tăng cường sức ép lên Iran, nhưng cũng có nguy cơ phản tác dụng, khiến Iran trở nên cứng rắn hơn và gia tăng bất đồng giữa Mỹ với các đồng minh châu Âu.(Vnexpress)
-----------------------

Thượng viện Mỹ phê chuẩn ông Daniel Kritenbrink làm Đại sứ tại Việt Nam

Ngày 26/10, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn ông Daniel Kritenbrink, cố vấn cấp cao về chính sách với Triều Tiên tại Bộ Ngoại giao Mỹ, làm Đại sứ tại Việt Nam, thay thế người tiền nhiệm Ted Osius.

nha ngoai giao daniel kritenbrink. anh: afp

Nhà ngoại giao Daniel Kritenbrink. Ảnh: AFP


Trong một thông cáo, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Ben Sasse đã cảm ơn ông Kritenbrink vì những cam kết của ông đối với công việc. 

Ông Sasse nói: "Nước Mỹ cần một đại sứ tại Việt Nam, người sẽ làm việc để đảm bảo cho các thỏa thuận thương mại và dẫn dắt những cuộc hội thoại ngoại giao của hai bên. Ông Daniel Kritenbrink có thể làm tốt cả hai việc này". 

Ông Kritenbrink từng giữ chức Giám đốc cấp cao phụ trách các vấn đề châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama. Ông cũng từng là Quyền Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. 

Trong sự nghiệp ngoại giao của mình, ông Kritenbrink từng làm việc ở Nhật Bản, Kuwait và Trung Quốc. Ông Kritenbrink thông thạo tiếng Trung và tiếng Nhật, từng làm Phó Đại sứ tại Bắc Kinh.(TTXVN)
--------------------------

NATO cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ chịu “hậu quả nặng nề” khi mua tên lửa S-400 của Nga

Đại diện NATO nhấn mạnh rằng, nếu tên lửa S-400 được lắp đặt ở Thổ Nhĩ Kỳ thì một số nước đồng minh sẽ phải cân nhắc lại việc triển khai thiết bị quân sự tại quốc gia này, và Ankara phải gánh chịu hậu quả nặng nề đó.

Tờ Defense News mới đây đưa tin, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, Tướng Peter Paul đã lên tiếng cảnh báo các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ về những hậu quả nặng nề có thể xảy ra nếu nước này cố tình mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.

Vị Tướng này cho biết, nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400, Ankara sẽ không thể tương thích với hệ thống phòng không tích hợp của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO.

Trả lời câu hỏi của các nhà báo về kế hoạch mua tên lửa S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Paul  khẳng định: "Nguyên tắc về chủ quyền, tất nhiên, các nước có quyền trong việc mua thiết bị quân sự, tuy nhiên các nước có quyền tự chủ khi thông qua các quyết định của mình, thì khi đó họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả từ quyết định đó của mình".

Đồng thời, ông lưu ý rằng ngay cả khi được cài đặt riêng biệt, và không được tích hợp vào hệ thống tổng thể của NATO, thì hệ thống S-400 tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tạo ra "những khó khăn cho các phương tiện đồng minh có thể có tiềm năng sẽ được triển khai trên lãnh thổ của nước này".

Theo ông, đối với các đồng minh của Ankara ở NATO, sẽ hợp lý hơn nếu tất cả các vấn đề cần quan tâm được thảo luận trước khi tiến hành giai đoạn cuối cùng của thỏa thuận.

Vào tháng 9 vừa rồi, Ankara đã ký thỏa thuận với Moscow về việc mua hệ thống S-400, các khoản tiền hàng đã được thanh toán. Phó trưởng Ban Thư ký Hội đồng Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ismail Demir tuyên bố rằng việc chuyển giao sẽ bắt đầu trong vòng hai năm tới.

Tuy nhiên, sau đó ông Vladimir Kozhin, trợ lý Tổng thống Nga về vấn đề hợp tác kỹ thuật quân sự cho biết, hai bên vẫn còn đang thảo luận về thời gian chuyển giao.

Bình luận về vấn đề liên quan đến hợp đồng mua hệ thống phòng không Nga, phát ngôn viên của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalyn nhấn mạnh, rằng Ankara đang "phát triển rất tốt mối quan hệ hợp tác với Nga, nhưng đây không phải là một sự thay thế "cho mối quan hệ của họ với phương Tây và NATO”.

S-400 Triumph –là hệ thống tên lửa phòng không mới nhất có tầm bắn xa nhất thế giới hiện nay. Nó được thiết kế để tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, bao gồm tên lửa tầm trung, và nó cũng có thể được sử dụng để đối phó với các mục tiêu trên mặt đất. Ngoài phạm vi hoạt động đạt đến 400 km, hệ thống này còn có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở độ cao lên tới 30 km(Infonet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 27-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 27-10-2017

    Mỹ lo Triều Tiên tấn công xung điện từ; Ngoại trưởng Mỹ: Đế chế của gia đình Tổng thống Assad sắp kết thúc; Kế cực hiểm của Mỹ làm Nga-Syria khốn đốn; Nga tái sản xuất phương tiện tấn công khó lường nhất

  • Tin thế giới đáng chú ý 27-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 27-10-2017

    Nga viện trợ quân sự cho Philippines; Nga xây căn cứ hải quân phía Bắc Nhật Bản; Vỡ mộng trật tự thế giới mới; Nga chuẩn bị thử tên lửa hạt nhân lớn chưa từng có, đủ khả năng hủy diệt khu vực bằng nước Anh

Bài cùng chuyên mục