Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 27-10-2017

  • Cập nhật : 27/10/2017

Nga viện trợ quân sự cho Philippines

 Thỏa thuận này đồng nghĩa Nga sẽ viện trợ hàng ngàn súng trường và mũ bảo hiểm cho Philippines.

tong thong philippines rodrigo duterte cam sung ak-47 tren tau khu truc admiral panteleyev cua nga - anh: reuters

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cầm súng AK-47 trên tàu khu trục Admiral Panteleyev của Nga - Ảnh: Reuters

 

Reuters ngày 25-10 dẫn lời các quan chức Philippines cho biết, việc viện trợ này giúp Nga mở rộng thị trường vũ khí ở khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, đó cũng là cách để Philippines đa dạng hóa hệ thống vũ khí của mình.

Tại một buổi lễ có sự tham gia của Tổng thống Rodrigo Duterte, Philippines đã nhận khoảng 5.000 khẩu súng trường Kalashnikov, 5.000 mũ bảo hiểm quân đội, khoảng một triệu vòng đạn súng trường và 20 chiếc xe tải quân sự. Ông Duterte cũng tham quan một trong số năm chiếc tàu chiến Nga viếng thăm.

Số lượng vũ khí và trang thiết bị quân sự trên giao cho Philippines chỉ một ngày sau khi Manila và Matxcơva ký hai thỏa thuận hợp tác quân sự, bao gồm hợp đồng với nhà cung cấp thiết bị quân sự quốc doanh Nga Rosoboronexport.

Trả lời Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tiết lộ hợp đồng với Rosoboronexport không phải thỏa thuận mua bán, nhưng phản ánh ý định của Philippines trong việc tìm mua các loại vũ khí nhỏ, phương tiện vận tải và trang thiết bị đặc biệt cho các hoạt động chống thảm họa.

Thông tin về hợp tác quốc phòng Philippines - Nga xuất hiện trong bối cảnh giới quan sát cho rằng Manila đang cố gắng mở rộng sự lựa chọn để tránh phụ thuộc. Thậm chí, đó còn có thể xem là thông điệp gửi đến Mỹ, nước đồng minh nhưng đang có quan hệ trồi sụt với Philippines dưới thời ông Duterte.

Tuần này là lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đến Philippines, trong một nỗ lực được cho cố gắng tái lập tầm ảnh hưởng của Mỹ ở đây. Trước đó, Tổng thống Philippines Duterte ít nhất một lần khẳng định Manila hoàn toàn có thể mua vũ khí của Trung Quốc và Nga để thay thế Mỹ.

Trước đây Mỹ là nguồn cung cấp vũ khí lớn nhất cho Philippines. Từ năm 2000, Mỹ đã viện trợ gần 1 tỉ USD giá trị các thiết bị quân sự cho Philippines, từ máy bay do thám, thiết bị bay không người lái, tàu thuyền cho đến vũ khí hạng nhẹ.

Khi được hỏi về vấn đề này, ông Mattis nói với các phóng viên trên chuyến bay tới Bangkok như sau: "Tôi không quá chú ý tới vấn đề này, hiện nay nhiều xe tải hay súng ống cũng được đưa tới Philippines để họ chống khủng bố thôi. Đó là quyền quyết định của Philippines. Đó không phải vấn đề lớn… các nước khác cũng muốn đến đây để giúp đỡ họ".(Tuoitre)
----------------------------------

Nga xây căn cứ hải quân phía Bắc Nhật Bản

 Một thượng nghị sĩ Nga nói rằng một căn cứ hải quân sẽ được xây dựng trên quần đảo Kuril ở vùng Viễn Đông – chuỗi các hòn đảo vẫn chưa giải quyết xong vấn đề tranh chấp với Nhật Bản.

Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga, thượng nghị sĩ Frants Klintsevich ngày 26-10 nói với Sputnikrằng tại quần đảo Kuril ở vùng Viễn Đông nước Nga, Moscow sẽ cho xây dựng một căn cứ hải quân.

“Căn cứ này một khi được xây dựng sẽ có khả năng tiếp nhận mọi loại tàu, kể cả các tàu chiến chính” – thượng nghị sĩ Klintsevich cho biết, bổ sung rằng việc xây dựng sẽ sớm bắt đầu.

“Mọi việc đang diễn ra theo đúng kế hoạch, không cần phải khẩn trương, công tác thi công sẽ bắt đầu trong tương lai gần” – ông Klintsevich nói.

Nga xây căn cứ hải quân phía Bắc Nhật Bản - ảnh 1
Đảo Shikotan của quần đảo Kuril. Ảnh: SPUTNIK

Hồi tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thông báo về kế hoạch triển khai một sư đoàn tới đảo Kuril trong năm 2017. Đến tháng 5-2017, văn phòng báo chí quân khu miền Đông của Nga thông báo vũ khí mới lẫn trang thiết bị quân sự mới, bao gồm máy bay không người lái đã được bổ sung vào kho vũ khí của sư đoàn.

Sau đó, trong một chuyến thăm Nhật Bản, ông Shoigu trấn an Tokyo rằng sư đoàn này “được tạo ra không phải để chống lại một ai đó, mà chỉ có mục đích bảo vệ lãnh thổ liên bang Nga”.

Quần đảo Kuril mà Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc bao gồm các đảo Shikotan, Kunashiri, Etorofu và hòn đảo nhỏ Habomai. Khu vực này nằm trên biển Okhotsk ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Liên Xô tiếp quản quần đảo Kuril từ năm 1945 nhưng phía Nhật Bản không chịu thừa nhận. Kể từ đó, khu vực này trở thành nơi tranh chấp chủ quyền giữa Liên Xô (sau đó Nga) và Nhật Bản, theo BBC.(PLO)
-----------------------

Vỡ mộng trật tự thế giới mới

Hiện không có triển vọng nào cho việc đưa Nga hoặc Trung Quốc vào hệ thống do Mỹ dẫn đầu trong tương lai gần

Chính sách ngoại giao Mỹ đã đến một bước ngoặt lịch sử và điều ngạc nhiên là nó ít liên quan đến những chính sách gây tranh cãi thời Tổng thống Donald Trump.

Trong khoảng 25 năm sau chiến tranh lạnh, một trong những chủ đề nổi bật của chính sách Mỹ là nỗ lực toàn cầu hóa trật tự quốc tế được thiết lập ở phương Tây sau Thế chiến II. Thông qua những khích lệ về ngoại giao và kinh tế, Washington muốn đưa toàn bộ cường quốc thế giới vào một hệ thống mà tất cả họ đều hài lòng. 

Mỹ và những giá trị của họ vẫn sẽ thống trị hệ thống này. Tuy nhiên, tham vọng trên giờ đây đi vào ngõ cụt. Thay vào đó, mục tiêu mới của chiến lược Mỹ là bảo vệ hệ thống quốc tế đang tồn tại - được đánh giá là thành công nhưng chưa hoàn thiện - khỏi sự phá hoại.

Kết luận trên khó có thể chấp nhận bởi nó giáng đòn mạnh vào tinh thần lạc quan của thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. 

Cuộc tranh đua siêu cường kết thúc cũng là lúc nền dân chủ và các thị trường tự do bùng nổ cùng với sự biến mất của những chia rẽ địa chính trị. Khi đó, ngay cả Nga và Trung Quốc - đối thủ địa chính trị lâu đời của Mỹ - cũng quan tâm đến chuyện hợp tác và hội nhập nhiều hơn vào cộng đồng quốc tế do Mỹ đứng đầu. Có vẻ như thế giới đã tiến tới một mô hình tổ chức chính trị - kinh tế đơn lẻ và một hệ thống toàn cầu duy nhất dưới sự lãnh đạo của Mỹ.

cac nha lanh dao the gioi tai hoi nghi thuong dinh g20 o duc hoi thang 7anh: ap

Các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Đức hồi tháng 7Ảnh: AP

 

Một kết quả như thế trở thành mối bận tâm chính của chính sách Mỹ. Nước này tìm cách cải thiện quan hệ ngoại giao với Nga thời Tổng thống Boris Yeltsin cũng như khích lệ những cải cách dân chủ và thị trường tự do ở đó ngay cả khi Washington tăng cường đề phòng Moscow và đối phó nguy cơ bất ổn ở châu Âu bằng cách mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), kết nạp những quốc gia từng tham gia Khối Hiệp ước Warsaw. 

Tương tự, Washington tập trung khuyến khích Bắc Kinh hội nhập kinh tế toàn cầu, đóng vai trò chủ động hơn trong ngoại giao khu vực và quốc tế. Chính sách hội nhập của Mỹ sẽ trao cho Bắc Kinh lợi ích trong trật tự tự do mà Mỹ dẫn đầu, do đó giới lãnh đạo Trung Quốc không còn lý do gì để thách thức trật tự này.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Bill Clinton mô tả sự tiếp cận này là "nắm bắt mong muốn tham gia nền kinh tế và các thể chế toàn cầu của 2 quốc gia, yêu cầu cả 2 nước chấp nhận những nghĩa vụ cũng như lợi ích của hội nhập." 

Tuy nhiên, điều ngày càng rõ ràng trong thập kỷ qua là hướng tiếp cận trên được dựa trên 2 giả thiết không vượt qua được bài kiểm tra của thực tiễn. Giả thiết đầu tiên là Trung Quốc và Nga kiên trì hướng đến chủ nghĩa tự do về kinh tế và chính trị kiểu phương Tây. Thứ hai, Mỹ có thể thuyết phục những cường quốc định nghĩa các lợi ích của mình theo cách Washington mong muốn.

Thời kỳ hội nhập coi như đã kết thúc. Hiện không có triển vọng nào cho việc đưa Nga hoặc Trung Quốc vào hệ thống do Mỹ dẫn đầu trong tương lai gần. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Mỹ sẽ tuyên chiến với Nga và Trung Quốc hoặc tìm cách cô lập hoàn toàn cả hai cường quốc này. 

Dù muốn hay không, quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc vẫn đóng vai trò quan trọng đối với sự thịnh vượng của Mỹ và kinh tế toàn cầu. Sự hợp tác Washington - Bắc Kinh và thậm chí là Washington - Moscow đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những thách thức ngoại giao quốc tế, như vấn đề phổ biến hạt nhân và biến đổi khí hậu.

Thay vào đó, thực trạng trên đồng nghĩa Mỹ cần phải trở nên cứng rắn hơn và bớt tham vọng hơn trong hướng tiếp cận đối với mối quan hệ giữa các nước lớn và hệ thống quốc tế. 

Bớt tham vọng hơn có nghĩa là Mỹ cần gạt sang bên ý niệm cho rằng trật tự tự do sẽ sớm bao trùm toàn cầu hoặc mọi cường quốc. Cứng rắn hơn tức là tăng cường nỗ lực bảo vệ trật tự hiện tại khỏi thách thức từ những thế lực đòi xét lại.

Điều này đòi hỏi những bước đi khó khăn nhưng cần thiết, như đầu tư quân sự để củng cố sức mạnh Mỹ khả năng đánh chặn răn đe ở châu Âu và Tây Thái Bình Dương. Washington cần dựa vào đồng minh lâu năm cũng như các đối tác mới để đối phó với thách thức từ Nga và Trung Quốc. 

Hơn hết, điều này có nghĩa là phải chấp nhận rằng mối quan hệ giữa các cường quốc đang bước vào một giai đoạn nguy hiểm và căng thẳng hơn, cũng như sự sẵn sàng chấp nhận những tổn thất và rủi ro cao hơn để đối phó với thách thức và bảo vệ những lợi ích của Mỹ.

Tóm lại, mục tiêu đạt được một thế giới hoàn toàn hội nhập không còn có thể đạt được vào thời điểm này. Việc bảo vệ trật tự quốc tế đang tồn tại vốn được Mỹ xây dựng và đứng đầu trong nhiều năm qua sẽ là một thách thức không nhỏ.(NLĐ)
-------------------------

Nga chuẩn bị thử tên lửa hạt nhân lớn chưa từng có, đủ khả năng hủy diệt khu vực bằng nước Anh

Theo Mirror, Nga chuẩn bị thử tên lửa hạt nhân lớn nhất từ trước đến nay, được gọi là Satan-2 với sức mạnh đủ để phá hủy khu vực có diện tích như Anh, Texas hoặc Pháp.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat hay còn gọi là Satan-2 có thể mang theo khoảng 12 đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ 40 megatons (tương đương 40 triệu tấn TNT), mạnh hơn 2.000 lần so với những quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945.

Theo Mirror, Bộ Quốc phòng Nga dự định sẽ thử 2 tên lửa siêu hạt nhân RS-28 Sarmat tại vùng Plesetsk Cosmodrome trước khi kết thúc năm 2017. Các chuyên gia nhận định, những vũ khí có thể được đưa vào hoạt động năm 2019 này sẽ khiến những quả bom đã thả xuống Nhật Bản chỉ còn là súng đồ chơi.

Nga chuan bi thu ten lua hat nhan lon chua tung co, du kha nang huy diet khu vuc bang nuoc Anh hinh anh 1

Tên lửa đạn đạo Nga. (Ảnh: Youtube/Mirror) 

Nga cũng tuyên bố tên lửa này có thể đánh bại bất kỳ hệ thống phòng thủ nào và nó có thể thay thế các tên lửa SS-18 Satan.

Tên lửa Satan-2 đã xuất hiện trong cuộc duyệt binh tháng 5/2017 và việc bắn đã bị trì hoãn nhiều lần do các vấn đề liên quan đến tên lửa và hầm chứa. Một nguồn tin cho biết, 2 thử nghiệm sẽ được thực hiện trong năm nay nếu như thử nghiệm đầu tiên đi theo đúng kế hoạch.

Nguồn tin nói: "Mục đích chính của thử nghiệm là kiểm tra hiệu quả của các hệ thống tên lửa tại thời điểm đưa ra khỏi hầm chứa, sự kích hoạt giai đoạn đầu của Sarmat và giai đoạn bay 5 giây tiếp theo".

Các tên lửa mới nhẹ một nửa so với tên lửa đạn đạo hiện tại của Nga là tên lửa Voyevoda, với tầm bắn ước tính hơn hơn 9.000 km và tốc độ gần 25.000 km/h.(VTC)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 26-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 26-10-2017

    Bộ trưởng Quốc phòng Việt và Mỹ gặp nhau tại Philippines; Nga tố máy bay do thám Mỹ áp sát không phận; Chiến hạm Nga “chơi” toàn tên lửa siêu thanh, Mỹ sốc nặng; Stratfor: Mỹ đang ráo riết chuẩn bị tấn công Triều Tiên?

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 25-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 25-10-2017

    Su-30MK2 Việt Nam diệt gọn mục tiêu bằng Kh-31A; Chiến hạm Gepard và tàu cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam sắp về nước; “Chiến tranh Lạnh Nga-Mỹ đã bước vào giai đoạn mới”; Chiến đấu cơ Trung Quốc mạnh ngang Su-57 Nga?

Bài cùng chuyên mục