Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 27-09-2017

  • Cập nhật : 27/09/2017

Vũ khí laser Mỹ diệt UAV dễ như ăn kẹo

Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố video gây bất ngờ ghi lại cảnh vũ khí laser ATHENA 30 kilowatt diệt liền lúc 5 UAV trong thử nghiệm.

Hệ thống vũ khí laser công suất lớn ATHENA 30 kilowatt được phát triển bởi Tập đoàn Lockheed Martin. Thế hệ vũ khí này sử dụng hiệu ứng kính phóng đại để tăng cường công suất tia laser nhắm vào mục tiêu và nhanh chóng đốt cháy chúng.

Nhà sản xuất cho biết, ATHENA được thiết kế đủ linh hoạt để có thể tấn công mục tiêu ở bất cứ hướng nào có thể xoay dọc để tấn công mục tiêu ở bất kỳ hướng nào và thích hợp để trang bị cho cả Không - Hải quân và lực lượng mặt đất.

he thong vu khi laser athena.

Hệ thống vũ khí laser ATHENA.

Theo kế hoạch, đến cuối năm 2018, Mỹ sẽ thử nghiệm loại vũ khí laser có công suất lên tới 150 kilowatt trên một máy bay gunship. Ngay trước khi có loạt thử nghiệm ấn tượng với vũ khí laser ATHENA 30 kilowatt, Mỹ đã chứng minh đi trước thời đại khi cho vũ khí năng lượng cao trên xe chiến đấu Stryker diệt cả trăm quả đạn cối trong một cuộc thử nghiệm.

Hệ thống vũ khí mới trên xe Stryker sử dụng radar theo dõi riêng, đề phòng trường hợp radar trên xe Stryker bị vô hiệu hóa khi chiến đấu. Ngoài ra, hệ thống nói trên cũng được trang bị thêm một hệ thống gây nhiễu điện từ, nhằm áp chế các máy bay trinh sát của đối phương.

Theo tuyên bố của Giám đốc hoạch định chiến lược Tim Reese, ông Reese: "Năng lượng từ vũ khí laser sẽ phá hủy và làm tan chảy các thành phần khác nhau của mục tiêu. Theo dự kiến, tới năm 2018, xe Stryker sẽ được trang bị vũ khí laser với công suất trên 10kW".

Mặc dù vậy, nguồn tin này không cho biết vũ khí laser nào sẽ được tích hợp trên xe chiến đấu Stryker, tuy nhiên theo một số nguồn tin quân sự Mỹ, Tập đoàn Boeing là nhà thầu được lựa chọn với sản phẩm HEL MD.

Vũ khí này đã được thử nghiệm nhiều lần trong điều kiện có sương mù và gió mạnh vẫn có thể dẫn tia laser vào mục tiêu và bắn rơi máy bay không người lái (UAV) và gần 100 quả đạn cối 60 mm. HEL MD đã tiêu diệt hoặc bắn trúng 150 mục tiêu. Đặc biệt, hệ thống vũ khí này hoàn toàn đủ năng lực diệt được tên lửa chống tăng.

vu khi laser tren xe stryker.

Vũ khí laser trên xe Stryker.

Để phát hiện và bám mục tiêu, HEL MD sử dụng 1 kính viễn vọng và 1 camera hồng ngoại góc rộng. Nhân viên vận hành ngồi trong xe và điều khiển hệ thống tác chiến bằng một máy tính xách tay và thiết bị điều khiển Microsoft Xbox. Hệ thống hoàn toàn cơ động, có thể chạy không chỉ trên đường mà cả địa hình chia cắt.

Và để ngắm bắn trong sương mù, HEL MD sử dụng tia laser tham chiếu cho phép xác định các điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến tia laser chiến đấu như thế nào. Sau đó, hệ thống thay đổi độ hội tụ của tia laser chính để nó không bị biến dạng.

Các kỹ sư của Boeing dự định tăng công suất của mẫu HEL MD tiếp theo lên đến hàng chục kW. Điều đó sẽ cho phép đưa hệ thống lên một trình độ hoàn toàn khác. Hệ thống đó sẽ tác chiến hiệu quả chống tên lửa và đạn pháo của đối phương, cũng như chống các máy bay không người lái quân sự cỡ lớn.(Baodatviet)
--------------------------

Nga cảnh báo khả năng bắt giữ binh sĩ Mỹ

Lực lượng Mỹ tại Syria đã tăng cường giám sát các vị trí của binh sĩ Nga sau khi Moscow cảnh báo binh sĩ Mỹ có thể bị bắt giữ trong các chiến dịch quân sự của Nga.

Theo CNN, một quan chức Mỹ ngày 25-9 cho biết mục tiêu Mỹ tăng cường giám sát vị trí quân đội Nga ở Syria là để lực lượng Mỹ tiếp tục nắm được thông tin về vị trí của lực lượng Nga, đặc biệt là ở phía Đông Syria vào mọi lúc. Mức độ giám sát thường xuyên biến thiên do phụ thuộc vào mối đe dọa. CNN bình luận căng thẳng giữa hai bên có nguy cơ phá hoại chiến dịch chống IS ở thung lũng sông Euphrates.

Quân đội Mỹ hiện đánh giá người Nga không có ý định tấn công lực lượng Mỹ và phần lớn cảnh báo chỉ là vì động cơ chính trị. Dù vậy, giới chức Mỹ cũng thừa nhận rằng họ đang lo ngại vì hiểu lầm hay do kỹ năng của binh sĩ Nga yếu kém có thể dẫn tới “tai nạn”. Lo ngại này đã khiến họ quyết định tăng cường giám sát.

Nga cảnh báo khả năng bắt giữ binh sĩ Mỹ - ảnh 1
Một nhóm binh sĩ Mỹ ở Syria. Ảnh: AFP

Quyết định trên của Mỹ đưa ra chỉ vài ngày sau khi liên quân quốc tế chống khủng bố do Washington dẫn đầu cùng với các tướng lĩnh Nga lần đầu họp mặt để chia sẻ chi tiết hơn về các hoạt động của các bên. Mục đích là tránh các sự cố tương tự vụ chiến đấu cơ Nga ném bom vào Lực lượng dân chủ Syria (SDF) và binh sĩ Mỹ vào tuần trước. Bộ Quốc phòng Nga sau đó ban hành cảnh báo rằng Moscow sẽ đáp trả SDF và các cố vấn quân đội Mỹ nếu lực lượng Nga và quân đội chính phủ Syria bị tấn công.

Trong một diễn biến khác, Bộ Quốc phòng Nga ngày 24-9 thông báo Trung tướng Valery Asapov đã thiệt mạng sau khi IS nã pháo vào một bốt chỉ huy của lực lượng Syria gần TP Deir el-Zour. Tướng Asapov đang làm cố vấn cho quân chính phủ Syria, giúp lực lượng nước này trong chiến dịch giải phóng Deir el-Zour. (PLO)
-----------------------------

Nga bác cáo buộc của Mỹ về vi phạm hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Mỹ đã không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào khi cáo buộc Nga vi phạm hàng loạt hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân và hạn chế vũ khí.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov trả lời phỏng vấn báo chí ở Moskva. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu với báo giới ngày 25/9, Thứ trưởng Ryabkov nhấn mạnh Nga không chấp nhận những cáo buộc vô căn cứ rằng Moskva vi phạm hàng loạt hiệp ước, trong đó có Hiệp ước Về tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Mỹ không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào chứng minh các cáo buộc của mình. 

Quan chức ngoại giao Nga nhấn mạnh Moskva cũng quan ngại về việc Mỹ vi phạm Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) vì trong nhiều thập kỷ qua, Washington vẫn thực hiện sứ mệnh hạt nhân chung với các nước đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). 

Mỹ đã tham gia huấn luyện và đào tạo phi công, cùng các lực lượng khác của các quốc gia phi hạt nhân là thành viên của NATO tác chiến, trong đó có thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Theo Thứ trưởng Ryabkov, Mỹ cũng đã vi phạm Hiệp ước Về tên lửa tầm trung và tầm ngắn khi triển khai hệ thống phóng tên lửa chống tên lửa “Aegis Eshor MK 41”, hệ thống chiến đấu có thể sử dụng như một thiết bị dự phòng cho tên lửa có cánh tầm trung. 

Trước đó, trong phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 21/9 về vấn đề cấm phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã cáo buộc Nga vi phạm một số thỏa thuận nhằm duy trì cơ chế của hiệp ước này, đồng thời cho rằng Moskva phá hủy cơ chế này bằng cách làm suy yếu Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). 

Năm 1987, Mỹ và Nga đã ký kết Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và văn kiện này chính thức có hiệu lực từ tháng 6/1988. Nội dung chính của hiệp ước là cấm các bên tham gia xử lý, sản xuất hoặc thử nghiệm từ mặt đất các loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 500 km đến 5.500 km. Đã có khoảng 2.700 tên lửa tầm trung bị tiêu hủy sau khi INF có hiệu lực. (TTXVN)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 27-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 27-09-2017

    Sao Nga tập trận bị tố chuẩn bị tấn công láng giềng?; Nga cáo buộc Mỹ 'hai mặt' ở Syria; Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cam kết phối hợp với Ấn Độ ngăn chặn khủng bố

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 27-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 27-09-2017

    Sốc: Mỹ đứng sau cái chết của tướng Nga?; TQ tập trận bắn đạn thật lần đầu tại căn cứ châu Phi; Nga tuyên bố có bằng chứng phiến quân sử dụng chất độc sarin tại Syria

Bài cùng chuyên mục