Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 27-09-2017

  • Cập nhật : 27/09/2017

Sao Nga tập trận bị tố chuẩn bị tấn công láng giềng?

Khi phương Tây không "chào đón nước Nga"thì đương nhiên các quốc gia có khát vọng "hướng Tây" cũng không thể xem Nga là đối tác tin cậy...

Nga chỉ là nạn nhân từ chiến lược thù địch của phương Tây?

Ria Novosti đưa tin, trong bài phát biểu tại kỳ họp thứ 72 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, nữ Tổng thống Lítva Dalia Grybauskaitė đã chỉ trích cuộc tập trận chung giữa Nga và Belarus mang tên Zapad-2017 là nhằm gây sự sợ hãi cho các nước Baltic.

Nhà lãnh đạo Litva nhấn mạnh: "Hiện nay thế giới đang tập trung chú ý về Triều Tiên và các khu vực khác, tuy nhiên các phương pháp đe dọa và gây hấn tương tự cũng đang được sử dụng ở Ukraine và dọc theo biên giới phía đông của NATO”.

tong thong litva dalia grybauskaitė

Tổng thống Lítva Dalia Grybauskaitė

Bà Grybauskaitė khẳng định: “Gần 100.000 binh sĩ Nga đang tham gia vào cuộc tập trận Zapad-2017 là hành động mang tính khiêu khích tại khu vực biên giới với các nước Baltic và Ba Lan, thậm chí cả ở vùng Bắc Cực".

Theo nữ Tổng thống Litva, mục đích chính của Nga khi thực hiện cuộc tập trận này là để diễn tập các kịch bản gây hấn, chống lại các quốc gia láng giềng, huấn luyện cho đội quân của mình phương thức tấn công phương Tây.

“Việc thông tin sai lệch là hành động gây hấn, làm mất ổn định. Việc xây dựng nhà máy nhiệt điện hạt nhân gần thị trấn Ostrovets, tỉnh Grodno của Belarus là vũ khí địa chính trị, không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản về năng lượng hạt nhân".

Kỳ họp thứ 72 của Đại hội đồng LHQ chính thức khai mạc ngày 12/9 nhưng không có sự tham dự của Tổng thống Nga Vladimir Putin, còn phái đoàn Nga thì đã rời khỏi hội trường Đại hội đồng ngay sau bài phát biểu của bà Gribauskaite.

Cuộc tập trận Zapad 2017 được cho là đã thử nghiệm các khái niệm và cách tiếp cận mới trong hoạt động tác chiến cũng như rút tỉa những bài học từ kinh nghiệm giải quyết xung đột của Nga ở Ukraine và Syria.

Theo giới phân tích, trong bối cảnh quan hệ Nga - NATO còn căng thẳng thì cuộc diễn tập Zapad 2017 gây hiểu lầm trong nhận thức giữa Nga và NATO là điểu tất yếu và hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, khi lãnh đạo một quốc gia láng giềng, lại là một thành viên NATO mượn diễn đàn LHQ để lên án Nga lợi dụng tập trận để đe doạ và gây bất ổn cho các quốc gia láng giềng thì vấn đề không còn bình thường nữa.

Căn nguyên mâu thuẫn giữa Liên Xô và phương Tây được nhận diện là việc chủ nghĩa Mác xít được hiện thực hoá trong đời sống xã hội qua cuộc Các mạng Tháng Mười Nga, khi nguyên tắc tự do - dân chủ phương Tây được hiểu chỉnh cả trong lý luận và thực tiễn.

Điều đó cho thấy nguyên nhân của Chiến tranh Lạnh và căn nguyên việc hình thành thế giới lưỡng cực là xung đột về hệ tư tưởng. Do vậy, khi Liên Xô tan ra, Chiến tranh Lạnh kết thúc thì mâu thuẫn giữa Nga - thực thể kế thừa Liên Xô - với phương Tây sẽ phải chấm đứt.

tong thong clinton da tu choi thien y cua tong thong putin

Tổng thống Clinton đã từ chối thiện ý của Tổng thống Putin

Song thực tế lại không diễn ra như vậy. Trong khi khối quân sự Warszawa giải tán thì NATO vẫn tồn tại và thực hiện "Chiến lược Đông tiến" dẫn đến việc chỉ trong vòng 10 năm 1999-2009 có tới 12 nước thuộc khối Warszawa và Liên Xô cũ đã gia nhập NATO.

Đứng trước nguy cơ xung đột quân sự với phương Tây, Tổng thống Putin đã từng đề nghị với Tổng thống Mỹ Bill Clinton về việc Nga xin gia nhập NATO, một động thái được cho là Moscow đã chủ động chọn đối thoại thay vì đối đầu với Brussels.

Tuy nhiên, lời đề nghị của nhà lãnh đạo Nga đã không được đối phương xem trọng và đó được xem là lời cảnh báo cho nước Nga trước hiểm hoạ không thể hoá giải bằng các biện pháp phi vũ lực từ phía Tây. Điều đó buộc Tổng thống Putin phải chọn hồi phục sức mạnh Nga và đối trọng Nga – NATO đã hình thành.

Thực tế đó đã chứng minh thực ra nước Nga thời hậu Xô viết chỉ là nạn nhân của chiến lược thù địch mà phương Tây đã thể hiện trong thời kỳ của thế giới lưỡng cực Xô - Mỹ và khi Nga kế thừa Liên Xô thì phải kế thừa luôn cả sự thù địch.

Chính ông Paul Pillar, cựu sĩ quan cao cấp của Cơ quan Trung ương Tình báo Mỹ (CIA) hay ông John Sawers, cựu lãnh đạo Cơ quan Tình báo Hoàng gia Anh (MI5) cũng nhìn nhận rằng phương Tây vẫn xem Nga là trọng tâm của sự mất lòng tin.

Khi phương Tây không "chào đón nước Nga vào cộng đồng các quốc gia mới", theo lời ông Paul Pillar, thì đương nhiên các quốc gia có khát vọng "hướng Tây" cũng không thể xem Nga là đối tác tin cậy. Do vậy, mọi hành động của Moscow đều bị xem là hành động thù địch xuất phát từ tư tưởng thù địch.

Moscow đã không thành công trong chính sách đối ngoại của mình?

Liên Xô trước kia và Liên bang Nga ngày nay được dư luận quốc tế nhìn nhận là luôn có chính sách đối ngoại thân thiện. Trong mối quan hệ với các đối tác, nước Nga - nhất là dưới thời Tổng thống Putin – luôn không phải là hai bên cùng có lợi, mà thậm chí đối tác có lợi, Nga không có lợi.

Điều đó thể hiện rõ nhất qua việc chính phủ Nga thực hiện việc xoá nợ cho rất nhiều quốc gia với số tiền khổng lồ, trong bối cảnh kinh tế nước Nga mới đang trong quá trình hồi phục sau thời gian hỗn loạn của giai đoạn đầu thời hậu Xô viết.

armenia tham gia cuoc tap tran quan su noble partner 2017 tai gruzia

Armenia tham gia cuộc tập trận quân sự Noble Partner 2017 tại Gruzia

Vậy nhưng nước Nga lại đón nhận một thực tế nghiệt ngã là dường như “thêm thù nhiều hơn thêm bạn”. Trong số những quốc gia "chuyển từ bạn thành thù", có những quốc gia vốn là "anh em cũ" của Nga, có những quốc gia từng chịu ơn rất nhiều của cả Liên Xô và Nga.

Có nhận định rằng Liên Xô đã xây dựng một ý thức hệ đối nghịch với hệ tư tưởng các quốc gia đồng minh, đối tác nên các đối tác, đồng minh chỉ "bằng mặt không bằng lòng" và khi Liên Xô tan rã thì họ trở mặt với Nga.

Tuy nhiên, khi Tổng thống Putin nắm quyền và khôi phục sức mạnh Nga thì không cho thấy ông tái sinh ý thực của chế độ Xô viết. Vậy mà những đồng minh cũ, đối tác cũ vẫn tỏ ra không thân thiện với Moscow.

Theo giới phân tích, xét ở một chừng mực nào đó, việc Nga phải đón nhận thái độ thù địch, nhất là của những người anh em cũ, cho thấy Moscow đã không thành công với chiến lược đối ngoại của mình.

Moscow đã không hoá giải được nỗi lo thường trực của các đối tác cũ, các đồng minh cũ, không thể biến những thực thể chính trị ấy thành những đối tác, đồng minh "cũ mà mới" - cả thực tế và tiềm tàng - với nước Nga thời hậu Xô viết.

tong thong putin con rat nhieu viec phai lam de hoa giai nguy hai tu chien luoc thu dich cua phuong tay

Tổng thống Putin còn rất nhiều việc phải làm để hoá giải nguy hại từ chiến lược thù địch của phương Tây

Dư luận không khỏi băn khoăn khi Armenia - được xem là đồng minh chiến lược của Nga tại sân sau Nam Caucasus - lại tham gia cuộc tập trận "Noble Partner 2017 - Đối tác cao quý 2017" với Mỹ, Anh và Gruzia, những "kẻ thù chiến lược" của Nga.

Giới phân tích cho rằng thái độ hai mặt của Thổ Nhĩ Kỳ hay Azerbaijan đối với Nga là điều có thể hiểu được, song với Armenia thì điều đó rất khó lý giải, ngoài việc phải ghi nhận đó là sự không thành công trong chính sách đối ngoại của Moscow.

Khi đồng minh, đối tác của Nga còn chưa toàn tâm, toàn ý với Moscow, thì việc các thực thể chính trị có khát vọng "hướng Tây" tỏ thái độ thù địch với Moscow, xem Nga là mối đe doạ với họ là hoàn toàn dễ hiểu.

Tổng thống Putin được cho là đã giúp cho nước Nga dần chiếm lĩnh mặt bằng sân khấu chính trị thế giới, qua đó thể hiện sức mạnh Nga trong quan hệ đối ngoại, song thực tế cho thấy chiến lược đối ngoại của Nga vẫn còn nhiều điều cần hiệu chỉnh.

Qua chỉ trích của Tổng thống Litva từ diễn đàn LHQ, cho thấy Moscow còn rất nhiều việc phải làm để có thể xác lập niềm tin chiến lược, từ đó làm thay đổi thực sự hỉnh ảnh của nước Nga trên trường quốc tế. (Ngọc Việt - Baodatviet.vn)
--------------------------

Nga cáo buộc Mỹ 'hai mặt' ở Syria

Chính sách “hai mặt” của Mỹ tại Syria là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Trung Tướng Nga Valery Asapov ở Syria, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đổ lỗi ngày 25-9.

“Cái chết của chỉ huy Nga là cái giá đẫm máu trả cho chính sách hai mặt, đạo đức giả của Mỹ tại Syria” – RIA dẫn lời ông Ryabkov.

Ngày 24-9, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận Trung tướng Valeryi Asapov - một trong những cố vấn quân sự của Nga ở Syria - đã thiệt mạng trong một trận pháo kích bất ngờ do IS tiến hành ở Syria. Trung tướng Asapov trúng đạn pháo khi “đang ở một địa điểm đóng quân của binh sĩ Syria, đang làm nhiệm vụ cố vấn, hỗ trợ cho các chỉ huy quân đội Syria trong chiến dịch giải phóng TP Deir al-Zour”. Tướng Asapov bị thương nguy kịch và không qua khỏi.

Trung tướng Valeryi Asapov vừa thiệt mạng ở Syria trong một trận pháo kích của IS. Ảnh: SPUTNIK
Trung tướng Valeryi Asapov vừa thiệt mạng ở Syria trong một trận pháo kích của IS. Ảnh: SPUTNIK

Thứ trưởng Ryabkov bày tỏ lo ngại của Nga về thái độ của Mỹ với IS tại Syria, nghi ngờ quyết tâm tiêu diệt IS của Mỹ vì nói một đằng mà làm một nẻo, nói Nga muốn Mỹ phải thống nhất từ tuyên bố đánh IS đến hành động.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga công bố một số hình ảnh chụp từ trên không và nói rằng những bức ảnh này cho thấy tìm thấy một số thiết bị quân sự của lực lượng đặc biệt Mỹ ở bắc Deir al-Zour, nơi IS đóng quân.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói Mỹ hai mặt, đạo đức giả ở Syria. Ảnh: AFP
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói Mỹ hai mặt, đạo đức giả ở Syria. Ảnh: AFP

Theo Bộ Quốc phòng Nga, quân Mỹ “không hề gặp bất kỳ chống cự nào từ các phần tử IS”, trong khi địa điểm của quân Mỹ không hề được che chắn, điều này có thể giải thích rằng họ “cảm thấy tuyệt đối an toàn” trong khu vực.

Tuy nhiên, Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ bác bỏ cáo buộc trong một tuyên bố gửi đến Russia Today:

“Các cáo buộc hoàn toàn sai. Vì an ninh cho hành động, chúng tôi không bình luận về các chiến dịch đang diễn ra hay về các vị trí hiện tại của liên quân và các lực lượng đối tác”.

Tại Deir al-Zour lúc này hiện diện 2 nhánh quân cùng đánh IS. Một là lực lượng dân quân người Kurd và Ả Rập (SDF) do liên quân Mỹ dẫn đầu hậu thuẫn, một là quân chính phủ Syria do Nga hậu thuẫn và dân quân do Iran bảo trợ.

Nhằm tránh đụng độ, các bên đã đồng ý lập một “ranh giới phi xung đột” chạy từ tỉnh Raqqa ở phía đông nam đến dọc sông Euphrates ở TP Deir el-Zour.(PLO)
------------------------------

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cam kết phối hợp với Ấn Độ ngăn chặn khủng bố

Ngày 26/9, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ấn Độ diễn ra trong hai ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã có cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo nước chủ nhà tại thủ đô New Delhi nhằm thảo luận các vấn đề thúc đẩy quan hệ chiến lược giữa hai nước cũng như tăng cường quan hệ quốc phòng.

 

bo truong quoc phong my jim mattis (giua) trong chuyen tham an do. anh:financialexpress.com

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis (giữa) trong chuyến thăm Ấn Độ. Ảnh:financialexpress.com

 

Ông Mattis là quan chức cấp cao đầu tiên trong nội các của Tổng thống Donald Trump tới thăm Ấn Độ và theo kế hoạch, ông Mattis sẽ có cuộc hội kiến với Thủ tướng Narendra Modi để thảo luận các cách thức thúc đẩy quan hệ chiến lược giữa hai nước.

Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ đã phát triển nhanh chóng với việc New Delhi mua lô vũ khí trị giá 15 tỷ USD của Mỹ trong thập kỷ qua, "ngoảnh mặt" với đối tác cung cấp vũ khí truyền thống là Nga. Ưu tiên hàng đầu trong mối quan hệ quân sự giữa hai bên hiện nay là thúc đẩy thương vụ cung cấp 22 máy bay không người lái Guardian cho hải quân Ấn Độ mà chính phủ Mỹ vừa thông qua hồi tháng 6 vừa qua. Đây là lần đầu tiên chính phủ Mỹ chấp thuận một thương vụ như vậy đối với một nước đồng minh không thuộc NATO. Nếu thành công, thương vụ trị giá 2 tỷ USD này có thể chứng kiến việc hải quân Ấn Độ mua được loại máy bay trinh sát trên biển tiên tiến nhất thế giới. Đây cũng được xem là một trong những ưu tiên trong chuyến thăm Ấn Độ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.

Đề cấp đến vấn đề chống khủng bố, ông Mattis khẳng định không có sự khoan dung cho "thiên đường khủng bố", đồng thời cam kết sẽ phối hợp với Ấn Độ nhằm ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố.

Chuyến thăm trên diễn ra vài tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chiến lược mới về Afghanistan, trong đó hối thúc Ấn Độ tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế của quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này. Mặc dù Ấn Độ bác bỏ việc sẽ triển khai quân tới Afghanistan, song nước này khẳng định sẽ tham gia các hoạt động xây dựng và tái  thiết đất nước bị chiến tranh tàn phá nhiều năm này. Ông Trump vẫn cho rằng Ấn Độ là nước hỗ trợ liên tục cho cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan và theo đánh giá của Mỹ, New Delhi rõ ràng là một cột trụ về ổn định và an ninh trong khu vực. Tổng thống Mỹ còn khẳng định hai nước có tầm nhìn chung về hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.(TTXVN)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 27-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 27-09-2017

    Sốc: Mỹ đứng sau cái chết của tướng Nga?; TQ tập trận bắn đạn thật lần đầu tại căn cứ châu Phi; Nga tuyên bố có bằng chứng phiến quân sử dụng chất độc sarin tại Syria

  • Tin thế giới đáng chú ý 27-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 27-09-2017

    'Hoa Kỳ tiếp tục bơm vũ khí khủng cho khủng bố'; Vệ sĩ ông Duterte bị bắn chết gần dinh tổng thống; Thực tế buồn: Hơn 100 chiếc F-35 không thể chiến đấu

Bài cùng chuyên mục