Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý 28-09-2017
- Cập nhật : 28/09/2017
NATO và Mỹ muốn theo dõi Nga đến khi nào?
NATO và Mỹ tiếp tục có những hành động theo dõi đặc biệt quân đội Nga tại Belarus, ngay cả sau khi cuộc tập trận “Phương Tây-2017” kết thúc.
Mặc dù cuộc tập trận chung “Phương Tây-2017” giữa Nga và Belarus đã kết thúc vào ngày 20/9, tuy nhiên ở các quốc gia NATO cũng như Mỹ vẫn lo lắng và quan tâm đặc biệt tới các hoạt động quân sự của quân đội Nga.
Cuộc tập trận chung Nga-Belarus “Phương Tây-2017” đã thu hút được sự quan tâm đặc biết từ các phương tiện truyền thông của cả châu Âu và Mỹ. Theo một số nguồn tin, các hoạt động quân sự của Nga ở khu vực này hậu cuộc tập trận vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía NATO và Mỹ.
Tạp chí nổi tiếng của Mỹ The National Interset cảnh báo rằng, NATO xem xét, theo dõi chặt chẽ các loại phương tiện, vũ khí trang bị của Nga vận chuyển sang trong quá trình tập trận, đồng thời giám sát chặt chẽ các hoạt động của quân đội Nga và Belarus kể cả sau cuộc tập trận.
“Cần phải quan sát và theo dõi những gì người Nga làm sau cuộc tập trận cho tới khi họ rời khỏi Belarus”, tạp chí The National Interset cho biết.
Các chuyên gia giải thích tại sao quân đội Nga cũng như cuộc tập trận này được quan tâm chặt chẽ từ NATO và Mỹ rằng, đây là cuộc tập trận quy mô lớn đầu tiên kể từ sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine và mối quan hệ giữa Nga với các nước phương Tây ngày càng xấu đi tới mức trầm trọng. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến các chuyên gia nghi ngờ đó là việc trong cuộc tập trận này Nga và Belarus chủ yếu tập trung vào phòng thủ trước các cuộc tấn công của kẻ thù.
Tờ báo của Mỹ nhấn mạnh thêm rằng, NATO đang lo lắng về việc Nga có thể xây dựng căn cứ vĩnh viễn trên lãnh thổ Cộng hòa Belarus, hoặc Nga và Belarus có ý định tạo ra một hành lang đường bộ qua Baltic tới khu vực Kaliningrad.
Một lý do nữa khiến các chuyên gia cũng như NATO đặc biệt quan tâm tới cuộc tập trận này đó là do xuất hiện thông tin cuộc tập trận có thể lên tới 240.000-300.000 người. Tuy nhiên, thực tế chỉ có 12.700 người. Thực tế này khiến họ không thể chấp nhận và tiếp tục quan sát.
“Cuộc tập trận diễn ra rất bình thường và tuân thủ tuyệt đối các quy định quốc tế, vì vậy các chuyên gia quân sự nghi ngờ sau cuộc tập trận sẽ có gì đó diễn ra”, tờ báo kết luận.
Có thể do sự trỗi dậy quá nhanh của Nga đã trở thành nỗi ám ảnh đối với phương Tây. Và cũng có thể do truyền thông phương Tây đã cường điệu cuộc tập trận này khiến NATO lo lắng.
Chính vì vậy họ đã buộc phải chuẩn bị các lực lượng dọc theo biên giới Nga và theo dõi chặt chẽ cuộc tập trận. Kết thúc cuộc tập trận khiến họ phần nào nhẹ nhõm nhưng chính vì nó diễn ra quá bình thường lại càng khiến các chuyên gia nghi ngờ và cho tới bây giờ họ vẫn chưa có ý định từ bỏ và chờ xem Nga sẽ làm gì tiếp theo.(Baodatviet)
-------------------------
Nổ kho vũ khí ở Ukraine, 30.000 dân sơ tán
Hàng loạt vụ nổ lớn và hoả hoạn xảy ra tại một nhà kho chứa vũ khí ở miền Trung của Ukraine ngày 26/9 khiến chính quyền phải sơ tán khoảng 30.000 dân và phong toả không phận.
Reuters cho biết vụ nổ xảy ra vào khuya ngày 26/9 tại căn cứ quân sự gần thị trấn Kalynivka, vùng Vinnytsia. Nơi này cách thủ đô Kiev khoảng 270 km về phía tây.
Đám cháy nhanh chóng lan ra toàn kho chứa. Sáng ngày 27/9, lửa vẫn chưa được dập ở một số nơi. Theo trang RT, kho vũ khí này chứa khoảng 188.000 tấn đạn dược, bao gồm tên lửa và các hệ thống phóng.
Hơn 1.000 lính cứu hoả được huy động để dập tắt đám cháy. Cơ quan Khẩn cấp Ukraine cho biết ít nhất hai người phụ nữ bị thương nặng sau vụ việc. Họ đã được chuyển tới bệnh viện để điều trị. Nhiều ngôi nhà đã bị hư hại nặng nề.
Giao thông ở nhiều nơi trong vùng Vinnytsia bị đình trệ. Để phòng ngừa, chính quyền Ukraine đã phong toả không phận trong bán kính 50 km tại thị trấn Kalynivka.
Thủ tướng Ukraine Volodymyr Groysman đã đến thị sát hiện trường vụ tai nạn. Ông cho biết nguyên nhân dẫn đến các vụ nổ là do “yếu tố từ bên ngoài”. Một số tờ báo địa phương cho rằng đây là một hành động phá hoại có chủ đích. (Zingnews)
--------------------------------
Mỹ sẽ hạn chế máy bay Nga trinh sát lãnh thổ bất chấp Hiệp ước bầu trời mở
Căng thẳng trong quan hệ Nga - Mỹ lại gia tăng khi các quan chức Mỹ cho biết có khả năng sẽ hạn chế các chuyến bay trinh sát của Nga qua lãnh thổ nước này.
Theo Wall Street Journal, thông tin được đưa ra khi cuộc họp Ủy ban tư vấn Hiệp ước bầu trời mở (Open Skies) diễn ra tại Vienna.
Theo Sputnik, Hiệp ước bầu trời mở được đưa ra vào thời Chiến tranh lạnh nhằm thúc đẩy sự minh bạch, thấu hiểu và lòng tin giữa các nước bằng cách cho phép các nước tham gia thực hiện những chuyến bay phi vũ trang trên vùng lãnh thổ của nhau và lưu lại hình ảnh từ trên không về điều kiện dưới mặt đất.
Nga và Mỹ nhiều lần buộc tội nhau vi phạm các hiệp ước được kí trong quá khứ. (Ảnh: Sputnik)
Tuy nhiên kịch bản giữa Nga và Mỹ lại không mấy suôn sẻ khi cả hai bên đều cáo buộc bên kia vi phạm hiệp ước. Mỹ cho rằng việc Nga hạn chế các chuyến bay qua vùng Kaliningrad Oblast nhằm che dấu việc triểu khai quá trình triển khai những vũ khí tân tiến ở khu vực này.
Quan chức Mỹ còn khẳng định, quá trình hạn chế những chuyến bay trinh sát gần biên giới Nga tại Nam Ossetia và Abkhazia là vi phạm hiệp ước đã kí. Trong khi đó, những lệnh hạn chế của Mỹ có thể được áp dụng cho Hawai và Alaska, đều được thông báo trước cho Nga.
Tuy nhiên, người phát ngôn điện Kremlin Dimity Peskov cho rằng, tất cả những khiếu nại cần được giải quyết chuyên nghiệp, phù hợp với quy định của hiệp ước.
“Chẳng còn gì nhiều để giải thích nữa”, ông Peskov nói ngày 26/9, “hiệp ước bầu trời mở sẽ được tuân thủ nghiêm khắc". Theo ông, các thành viên của hiệp ước này có thể đưa ra khiếu nại thông qua cơ chế chung vì mỗi phần trong văn bản này đều có quy định riêng.(VTC)