Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 27-08-2017

  • Cập nhật : 27/08/2017

Báo Mỹ: Đừng dại “kiểm tra” sức mạnh của Hải quân Nga

Báo Mỹ đánh giá cao tiềm lực của Hải quân Nga và khuyên Mỹ đánh giá đúng khả năng thực tế của họ nếu không sẽ phải trả giá đắt.

Sức mạnh của Hải quân Nga đang trở thành chủ đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của truyền thông Mỹ. Trên tờ báo nổi tiếng của Mỹ, The National Interest, các chuyên gia phân tích đã kết luận rằng, Hoa Kỳ và NATO hoặc bất cứ quốc gia nào tốt nhất không nên “kiểm tra” khả năng chiến đấu của Hải quân Nga, vì họ sẽ không thể lường trước được hậu quả xảy ra.

ham doi tau ngam, tau mat nuoc cung voi nhieu ten lua the he moi cua hai quan nga dang tro thanh moi de doa nghiem trong doi voi my va nato.

Hạm đội tàu ngầm, tàu mặt nước cùng với nhiều tên lửa thế hệ mới của Hải quân Nga đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với Mỹ và NATO.

Tờ báo nhấn mạnh rằng, hiện nay Hải quân Nga mạnh hơn và hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với trước đây. Do đó, không thể đánh giá thấp khả năng của họ. Trong trang bị của Hải quân Nga, hiện nay, ngoài những trang thiết bị thế hệ mới vẫn còn những tàu chiến “huyền thoại” từ thời Liên Xô. Sự kết hợp giữa chúng mang đến cho Hải quân Nga nhiều khả năng mới.

Các hạm đội tàu ngầm, tàu mặt nước thế hệ mới, máy bay, trực thăng hiện đại nhất trên các tàu sân bay cùng với kho vũ khí hiện đại của Hải quân Nga buộc Hoa Kỳ phải quan tâm và tôn trọng đối thủ tiềm năng này.

Các chuyên gia khẳng định rằng, sau khi Liên Xô sụp đổ Hoa Kỳ dường như đã gạt Nga ra khỏi danh sách các mối đe dọa chính, tuy nhiên trong tình hình những năm gần đây nếu Hoa Kỳ tiếp tục đánh giá thấp sức mạnh của Nga cũng như của Hải quân Nga, họ sẽ phải trả giá đắt.

Tờ báo lưu ý rằng, thực tế Hải quân Nga được xây dựng theo phương châm thiên về phòng thủ. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết họ có thể gây thiệt hại nặng nề cho tất cả các các đối thủ, bao gồm cả Mỹ. Đặc biệt lưu ý rằng, Nga là một trong những cường quốc thế giới về tiềm năng vũ khí hạt nhân.

Tờ báo này cũng cho biết thêm rằng, hiện này Hải quân Nga tập trung vào việc thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm: Tập trung tăng cường các lực lượng ven bờ, sử dụng thành thạo tên lửa tầm xa với độ chính xác cao, chứng minh được sức mạnh riêng của mình và xây dựng các lực lượng hạt nhân ở các căn cứ trên biển.

Sau những gì phô diễn ở Syria, Hải quân Nga đã chứng minh cho cả thế giới thấy khả năng tấn công bằng tên lửa ở khoảng cách rất lớn. Đặc biệt, dễ dàng nhận thấy khi Nga đang hiện đại hóa và cải tiến các hạm đội tàu ngầm của mình, chúng bảo vệ các pháo đài tên lửa đạn đạo và điều này trở thành mối đe dọa nghiêm trọng với Hoa Kỳ.

Tờ báo thừa nhận rằng, hiện nay Nga là kẻ thù công nghệ của Mỹ và các hạm đội tàu ngầm Nga, thậm chí, đã vượt qua khả năng của Mỹ.

Hải quân Nga cũng đang tăng cường trang bị các tàu hộ tống và tàu khu trục mới. Tất cả các tàu chiến này đều có khả năng mang theo các bệ phóng tên lửa có khả năng tấn công kẻ thù trên biển và trên đất liền. Đặc biệt là chúng có thể phóng tên lửa Kalibr - một trong những tên lửa hành trình mới nổi tiếng của Nga.

Ngoài ra, Viện nghiên cứu Liên bang Nga đang phát triển tàu ngầm thế hệ thứ năm, theo kế hoạch chúng sẽ thay thế các tàu thế hệ cũ vào năm 2030.

Rõ ràng với những gì đã thể hiện trong những năm gần đây, Hải quân Nga đã và đang ảnh hưởng trực tiếp trên toàn thế giới, đe dọa vị trí của Hải quân Mỹ. Và tốt nhất, đừng nước nào có ý định “kiểm tra” sức mạnh của Hải quân Nga hiện nay, họ sẽ hối hận.(ĐVO)
---------------------------------

Máy bay ném bom Mỹ sắp có tên lửa đầu đạn hạt nhân

Các máy bay ném bom B-52, B-2, B-21 của Mỹ tới đây sẽ được trang bị tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân, theo National Interest.

Không quân Mỹ vừa ký với hai tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin và Raytheon hai hợp đồng trị giá 900 triệu USD mỗi cái để phát triển tên lửa hành trình tàng hình tầm xa (LRSO) mang đầu đạn hạt nhân.

Máy bay ném bom B-52 của Mỹ. Ảnh: NATIONAL INTEREST
Máy bay ném bom B-52 của Mỹ. Ảnh: NATIONAL INTEREST

Mỗi hợp đồng có thời hạn 54 tháng. Trong thời gian này, hai tập đoàn sẽ cạnh tranh thể hiện năng lực công nghệ và giảm thiểu rủi ro trong thiết kế của mình. Kết thúc 54 tháng này, Trung tâm Vũ khí hạt nhân không quân sẽ chọn ra một nhà thầu tiến hành các giai đoạn phát triển, sản xuất và triển khai, bắt đầu vào năm 2022.

“Vũ khí này sẽ hiện đại hóa nhánh trên không trong bộ ba hạt nhân” - National Interest dẫn lời Bộ trưởng Không quân Mỹ Heather Wilson.

Thay thế tên lửa AGM-86B

Tên lửa LRSO dự kiến sẽ được trình làng vào cuối thập niên 2020. Tên lửa này phù hợp trang bị cho tất cả máy bay ném bom của Mỹ như Boeing B-52, Northrop Grumman B-2, B-21 Raider, thay thế cho tên lửa hành trình tốc độ dưới âm phóng từ trên không AGM-86B.

“Bộ trưởng Wilson và tôi có trách nhiệm tổ chức, đào tạo, trang bị và giới thiệu sức mạnh hạt nhân cho Tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ John Hyten. LRSO hoàn toàn phù hợp để hỗ trợ các kế hoạch chiến tranh của tướng Hyten” - Tham mưu trưởng không quân David L. Goldfein nói.

Tên lửa hành trình không đối đất AGM-85B. Ảnh: REUTERS
Tên lửa hành trình không đối đất AGM-85B. Ảnh: REUTERS

Cả Lockheed Martin và Raytheon đều tỏ ý hài lòng vì được chọn vào chương trình phát triển LRSO.

“LRSO sẽ cung cấp loại tên lửa đánh chặn thế hệ mới cho nhánh trên không trong bộ ba hạt nhân. Kinh nghiệm đã được chứng minh của Lockheed Martin trong phát triển công nghệ các hệ thống tên lửa hành trình và chiến lược sẽ cung cấp năng lực bảo vệ đất nước và đồng minh” - ông David Helsel, Giám đốc chương trình LRSO tại bộ phận kiểm soát tên lửa và hỏa lực Lockheed Martin, nói.

Đối phó năng lực phòng không Nga, Trung Quốc

Các chuyên gia kiểm soát vũ khí từng đặt câu hỏi tại sao không quân Mỹ cần trang bị LRSO vào các máy bay ném bom như B-21 Raider. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích quốc phòng, câu trả lời rất đơn giản. Về dài hạn, không quân Mỹ cho rằng các máy bay ném bom dù tàng hình nhất cũng khó có thể lọt qua hàng rào giám sát không phận dày đặc khi năng lực phòng không của Nga và Trung Quốc ngày càng phát triển.

“Bộ Quốc phòng nên từ bỏ suy nghĩ rằng máy bay của mình luôn có thể sử dụng các loại vũ khí tầm ngắn, tấn công trực tiếp các mục tiêu được các hệ thống phòng thủ tiên tiến bảo vệ” - theo ông Mark Gunzinger, một cựu phi công B-52 và hiện là nhà phân tích tại Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách Mỹ. Theo ông, thậm chí với máy bay ném bom tàng hình khả năng lớn cũng cần đến tên lửa LRSO.

“Tấn công các mục tiêu được bảo vệ sẽ phải cần đến vũ khí tấn công tầm trung. Chúng tôi đề xuất tên lửa hành trình hạt nhân tầm trung. Còn các loại máy bay không xâm nhập được dĩ nhiên sẽ phải cần sử dụng vũ khí LRSO” -ông Gunzinger nói.

Máy bay ném bom B-21 Raider của Mỹ. Ảnh: AUTO EVOLUTION
Máy bay ném bom B-21 Raider của Mỹ. Ảnh: AUTO EVOLUTION

Đồng tình nhận định này, các quan chức quốc phòng hàng đầu Mỹ nói họ không thể trông chờ vào khả năng chống chọi của B-21 Raider với các hệ thống phòng không tiên tiến của các nước.

“Chúng tôi không hy vọng sẽ luôn luôn phá vỡ được các hệ thống phòng không tiên tiến của kẻ địch. Vì thế có được khả năng tấn công từ khoảng cách xa sẽ rất quan trọng” - trợ lý bộ trưởng Quốc phòng phụ trách chiến lược, kế hoạch và năng lực từng nói với Quốc hội Mỹ năm ngoái.

Theo tướng không quân về hưu David Deptula (từng là phi công máy bay chiến đấu F-15), tên lửa LRSO và máy bay B-21 Raider là các vũ khí bổ sung cho nhau. Đặc biệt khi hệ thống phòng không của kẻ địch phát triển, sự kết hợp của máy bay B-21 Raider và tên lửa LRSO sẽ giúp Mỹ thắng thế.

“B-21 và LRSO không có cái nào dư thừa cả, chúng phụ trợ cho nhau. Các máy bay B-21 một khi chở theo LRSO có thể thực hiện cùng lúc nhiều cuộc tấn công vào nhiều mục tiêu, tăng thách thức cho kẻ địch” - tướng Deptula nói với National Interest.(PLO)
--------------------------

Charlie Hebdo lại khiêu khích thế giới Hồi giáo

Sau vụ tấn công khủng bố tại Barcelona tuần qua, tờ Charlie Hebdo lại tung ra những biếm họa gây tranh cãi miêu tả Hồi giáo như một tôn giáo bạo lực.

Nhiều người cho rằng Charlie Hebdo đã quá đà khi đưa ra những phản ứng và bình luận về vụ tấn công tại Barcelona.

Tờ tạp chí đã đưa lên trang bìa hình vẽ hai người nằm trên vũng máu sau khi bị một chiếc xe khách màu trắng tông vào với dòng chữ: “Hồi giáo mãi mãi là tôn giáo của hòa bình”.

Không khó để nhận ra rằng Charlie Hebdo đang muốn nói đến vụ tấn công bằng xe tại La Rambla (Barcelona) khiến 13 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Những phần tử cực đoan người Morocco bị tình nghi đứng sau vụ khủng bố này.

Charlie Hebdo lại khiêu khích thế giới Hồi giáo - ảnh 1
Tranh biếm họa về vụ khủng bố Barcelona trên trang bìa của Charlie Hebdo

Tuy nhiên, tờ tạp chí đã khiến nhiều người bất mãn khi cố ý khơi gợi cảm tưởng tiêu cực về Hồi giáo như một tôn giáo gắn liền với bạo lực. Bức biếm họa đã gây ra những phản ứng trái chiều. Tuy không ít người cáo buộc Charlie Hebdo đang “châm dầu vào lửa” và cổ xúy tư tưởng bài Hồi giáo, vẫn có ý kiến xem Charlie Hebdo như một “pháo đài của tự do ngôn luận”.

Bức biếm họa nhanh chóng trở thành một đề tài được bàn luận sôi nổi tại Pháp với khá nhiều bình luận trên mạng xã hội. Trả lời đài BFM TV, nghị sĩ đảng Xã hội Pháp Le Foll nhận định biếm họa của Charlie Hebdo là “cực kỳ nguy hiểm”.

Laurent Sourisseau, biên tập của tờ tạp chí nhiều tranh cãi này, lại cho rằng các chuyên gia và những nhà hoạch định chính sách đang tránh né hành động thực chất. Ông Sourisseau nói: “Tranh luận về vai trò của tôn giáo, cụ thể là Hồi giáo, trong những vụ tấn công hoàn toàn bị lờ đi”.

Từ trước đến nay Charlie Hebdo “khét tiếng” với những quan điểm chính trị kích động và sai lệch, thường xuyên đem tôn giáo ra làm đề tài giễu cợt. Vào tháng 1-2015, vụ xả súng tại tòa soạn của tờ tạp chí đã khiến 12 người thiệt mạng. Nguyên nhân được cho là do trước đó Charlie Hebdo đã đăng một bức biếm họa về nhà tiên tri Mohammed(PLO)
---------------------------

Thêm một cố vấn an ninh rời khỏi Nhà Trắng

Ngày 25/8, Phó Trợ lý của Tổng thống Donald Trump, ông Sebastian Gorka, đã trở thành quan chức mới nhất trong Hội đồng An ninh quốc gia rời khỏi Nhà Trắng.

Trong một tuyên bố, một quan chức Nhà Trắng nêu rõ: "Ông Gorka đã không nộp đơn xin từ chức, song tôi có thể khẳng định ông này hiện không còn làm việc tại Nhà Trắng". 

Ông Sebastian Gorka là quan chức mới nhất trong Hội đồng An ninh quốc gia rời khỏi Nhà Trắng. Ảnh: theatlantic.com

Dù không cung cấp thêm thông tin chi tiết, song giới quan sát cho rằng tuyên bố của vị quan chức này ngụ ý rằng ông Gorka đã bị sa thải chứ không phải tự nguyện từ chức. Trước đó cùng ngày, truyền thông Mỹ đưa tin ông Gorka, một chuyên gia về an ninh quốc gia và chống khủng bố, đã xin từ chức. Báo Federalist dẫn một số nguồn thạo tin cho biết trong đơn xin từ chức của mình, ông Gorka đã bày tỏ sự không hài lòng với tình hình hiện tại của Chính quyền Tổng thống Donald Trump. 

Ông Gorka, 46 tuổi, là cố vấn phụ trách vấn đề chống khủng bố và là một thành viên của Nhóm Sáng kiến chiến lược của Nhà Trắng. Nguyên là chuyên viên về an ninh quốc gia của mạng tin tức Breitbart, ông Gorka từng thẳng thắn nói về sự cần thiết phải đối phó với khủng bố Hồi giáo. Trong vai trò của mình ở Nhà Trắng, ông trở thành một gương mặt quen thuộc trên truyền hình khi thường xuyên lên sóng để bảo vệ chính sách chống khủng bố và những tuyên bố gây tranh cãi của Tổng thống Trump. 

Trước đó, hôm 18/8, Tổng thống Trump cũng đã quyết định cách chức Cố vấn Chiến lược của Nhà Trắng Steve Bannon, nhân vật chủ chốt giúp ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Ông Bannon đã có những tranh cãi với các cố vấn cấp cao khác và thành viên gia đình Tổng thống Trump trong vài tháng qua.(TTXVN)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa  27-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 27-08-2017

    Quan hệ Mỹ-Cuba và nghi vấn vụ tấn công bằng âm thanh?; Trung Quốc bảo vệ Pakistan: cứu người vì mình; Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck bỏ trốn sang Dubai?

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 27-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 27-08-2017

    Tướng Nga nói về thất bại của SAA; Đức cảnh báo nguy cơ ‘Chiến tranh lạnh 2.0’ từ tái vũ trang; Hải quân Trung Quốc tập trận dằn mặt Ấn Độ; Lý do ông Trump không ngừng công kích đảng Cộng hòa?

Bài cùng chuyên mục