Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý trưa 27-08-2017
- Cập nhật : 27/08/2017
Quan hệ Mỹ-Cuba và nghi vấn vụ tấn công bằng âm thanh?
Hơn 10 nhà ngoại giao Mỹ và gia đình họ tại Havana, Cuba đã bị tấn công bởi một loại vũ khí âm thanh bí ẩn.
Sau nhiều tháng điều tra, các quan chức Mỹ kết luận rằng các nhà ngoại giao và thành viên gia đình họ đã trải qua các triệu chứng như mất thính giác, chấn thương não nhẹ và tổn thương hệ thống thần kinh trung tâm, sau khi bị phơi nhiễm tấn công bởi một thiết bị tiên tiến hoạt động ngoài phạm vi âm thanh, được lắp đặt ở trong hoặc ngoài ngôi nhà của họ.
Tuy nhiên một số chuyên gia không chắc chắn liệu thiết bị đó có tồn tại hay không. "Chưa từng ghi nhận loại thiết bị âm thanh nào trên Thế giới có thể gây ra các loại triệu chứng đó", Seth Horowitz, nhà thần kinh học và tác giả của cuốn sách "Làm thế nào thính giác định hình tâm trí", cho biết.
Horowitz giải thích rằng đây là một thiết bị chưa từng được biết đến và dường như không phát hiện ra ở nó có thể chứa các thuộc tính do các vũ khí âm thanh thường gây ra.
Ai đó đang nhắm mục tiêu là các nhà ngoại giao với thiết bị bí ẩn?
Bắt đầu từ cuối năm 2016, một số nhà ngoại giao Canada và các thành viên trong gia đình của họ ở Cuba cũng đã phải cần chăm sóc y tế vì triệu chứng buồn nôn, các vấn đề về thính giác và mất cân bằng. Theo CNN, ít nhất 5 người Canada đã trải qua những triệu chứng tương tự.
Các cuộc tấn công - nếu là thật - dường như đã dừng lại. Nhưng vẫn chưa rõ loại thiết bị nào có thể gây ra những vấn đề y tế này và ai là người đứng đằng sau những cuộc tấn công này.
Nhiều nhà ngoại giao đã có dấu hiệu bị theo dõi kể từ khi Mỹ chính thức khôi phục lại mối quan hệ ngoại giao với Cuba vào năm 2015. Tuy nhiên, một cuộc tấn công vật lý gây thương tích là chưa từng có, và nhiều chuyên gia cho hay Cuba cũng không hề muốn gây tổn hại đến mối quan hệ với Mỹ. Một số chuyên gia còn cho rằng, chính việc các nhà ngoại giao Canada có những triệu chứng lạ khiến cho nghi vấn "bị tấn công" càng ít có khả năng, bởi Cuba và Canada luôn giữ mối quan hệ khăng khít.
Từ những yếu tố này, các chuyên gia tự hỏi, liệu các triệu chứng lạ này có thể là kết quả gây ra bởi một bên thứ ba (có khả năng từ nước khác) đang cố gắng phá hoại quan hệ Mỹ - Cuba? Một số khác cũng cho rằng đây có thể là do một số thiết bị nghe lén gây ra.
James Carson, cựu trưởng phòng Quan hệ Hoa Kỳ tại Havana, nói: "Nó giống như một thí nghiệm khoa học".
Phần lớn, dường như nạn nhân không nghe thấy bất cứ điều gì, có nghĩa là thiết bị hoạt động bên ngoài phạm vi âm thanh. Tuy nhiên, báo cáo của CNN cho hay, có 2 quan chức đã cùng mô tả "một âm thanh lớn như tiếng ồn của côn trùng hoặc kim loại cạo trên sàn nhà", mặc dù không ai biết âm thanh đó đến từ đâu.
Toby Heys, lãnh đạo trung tâm nghiên cứu công nghệ tương lai của Đại học Manchester Metropolitan, nói rằng, có thể đó là sóng hạ âm ở tần số thấp hơn mức con người có thể nghe được - gây ra các vấn đề về thính giác. Tuy nhiên ông cũng nói thêm rằng, để làm được điều này thì cần phải có một lượng loa trầm lớn, khiến việc triển khai bí mật là điều không thể.
Các thiết bị siêu âm, hoạt động trên phạm vi của thính giác con người, có thể làm hỏng tai, Heys nói, nhưng những thứ này cần phải được nhắm trực tiếp vào tai.
Horowitz cho rằng, nếu không có bằng chứng chính xác về vũ khí này, vụ việc này nên được coi là một chuyện không mang tính vấn đề về chính trị, thay vào đó là các vấn đề về y tế nên được xem xét.
Việc sử dụng vũ khí âm thanh
Vũ khí âm thanh đã từng được sử dụng nhưng phần lớn chúng "rất dễ nhìn thấy và dễ dàng để tránh", theo Horowitz.
Những vũ khí như vậy bao gồm các thiết bị âm thanh tầm xa LRAD, phát ra âm thanh cực lớn, có thể gây hại cho thính giác của người đứng cách xa nó hơn 270m. Các thiết bị này đã từng được sử dụng bởi quân đội Mỹ để kiểm soát đám đông ở New Orleans sau cơn bão Katrina, hay bởi các tàu du lịch để đẩy lùi cướp biển ở vùng Somali. Các khẩu súng âm thanh tương tự cũng được sử dụng bởi cảnh sát để chống lại những người biểu tình tại các cuộc họp G-20 ở Pittsburgh vào năm 2009.
Nhưng những thiết bị này thì lớn và phát ra âm thanh rõ ràng. Một thiết bị nhỏ khó phát hiện và phát ra sóng độc hại thì vẫn đang còn là một ẩn số. (ĐVO)
----------------------
Trung Quốc bảo vệ Pakistan: cứu người vì mình
Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai nghiêng về phía Ấn Độ và làm găng với Pakistan, còn Trung Quốc thì công khai hậu thuẫn nước này.
Trong tuyên cáo về chính sách mới đối với Afghanistan, Tổng thống Mỹ Donald Trump nặng lời phê phán Pakistan là “lá mặt lá trái” trong chuyện chống khủng bố và đối phó Taliban. Ông đưa ra những yêu cầu mới của Washington đối với Islamabad và dọa xem xét lại toàn bộ quan hệ song phương.
Cho tới nay, Trung Quốc là quốc gia duy nhất lên tiếng bảo vệ Pakistan và dùng đại từ nhân xưng “chúng tôi” để yêu cầu Mỹ đánh giá cao vai trò của Pakistan trong vấn đề Afghanistan, tôn trọng chủ quyền cũng như quan ngại của Pakistan về an ninh. Tổng thống Trump công khai nghiêng về phía Ấn Độ và làm găng với Pakistan, còn Trung Quốc thì công khai hậu thuẫn nước này.
Trung Quốc đứng bên Pakistan thật ra trước hết là vì chính mình. Lâu nay, Islamabad luôn là đối tác quan trọng nhất trong chiến lược của Bắc Kinh ở Nam Á. Với sự hợp tác đặc biệt của Pakistan, Trung Quốc nhằm tới gây dựng ảnh hưởng ở Afghanistan thời hậu chiến, đối phó và ganh đua với Ấn Độ cũng như thực thi kế hoạch quy mô “Vành đai và Con đường”. Hai nước đang triển khai thực hiện chương trình hợp tác Hành lang kinh tế song phương với các dự án trị giá tổng cộng 60 tỉ USD.
Nếu Mỹ làm găng với Pakistan, gây áp lực đến mức buộc nước này phải điều chỉnh cơ bản chính sách đối ngoại và an ninh, trong đó có quan hệ với Taliban và chính phủ Afghanistan, thì Islamabad sẽ lệ thuộc Washington nhiều hơn. Khi đó, mọi suy tính của Trung Quốc về chính trị, an ninh cũng như kinh tế ở khu vực này và liên quan đến Pakistan đều sẽ khó thực hiện hơn. Có cứu Pakistan thì Trung Quốc mới bảo toàn được lợi ích.(Thanhnien)
---------------------------
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck bỏ trốn sang Dubai?
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã chạy trốn sang Dubai, các thành viên cấp cao trong đảng của bà cho biết hôm thứ Bảy (26/8), một ngày sau khi bà không xuất hiện trong phiên tòa sơ thẩm có thể khiến bà phải đối mặt với 10 năm tù giam.
Các nguồn tin trong đảng Puea Thai cho biết, cựu Thủ tướng rời Thái Lan vào tuần trước và bay qua Singapore đến Dubai, nơi anh trai, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, sống lưu vong để tránh án phạt năm 2008 vì tham nhũng. Ông Thaksin có một ngôi nhà tại đây.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra.
"Chúng tôi nghe nói bà ấy đã đến Campuchia và Singapore, rồi từ đó bà bay tới Dubai. Hiện bà đã đến nơi an toàn”, một thành viên cao cấp của đảng Puea Thai. Người này từ chối công khai danh tính vì ông không được phép phát ngôn với truyền thông.
Phó Cảnh sát trưởng Thái Lan Srivara Rangsibrahmanakul cho biết phía cảnh sát không có hồ sơ gì về việc Yingluck rời khỏi đất nước và nơi bà đến gần đây.
Cảnh sát ước tính có khoảng 3.000 người ủng hộ đã tụ tập bên ngoài tòa án ở Bangkok hôm thứ Sáu (25/9), nơi bà Yingluck sẽ phải nghe một bản án trong vụ xét xử chống lại bà liên quan đến chính sách lúa gạo dưới thời chính quyền của bà.
Anh trai của bà, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã bị lật đổ sau cuộc đảo chính năm 2006 và sống tha hương để lẩn tránh những cáo buộc tham nhũng trong nước. Từ sau đó, chính trường Thái Lan phải chứng kiến nhiều bất ổn kéo dài trong nhiều năm.
Các nhà quan sát nhận định, bản án buộc tội bà Yingluck có thể sẽ khiến những người ủng hộ phe Áo đỏ giận dữ, đồng nghĩa với việc khơi mào cho những căng thẳng trong nước. Lần cuối xuất hiện trên mạng xã hội, bà Yingluck cho hay bà không thể tiếp xúc với những người ủng hộ tại tòa do các biện pháp an ninh nghiêm ngặt. Cổng nhà bà luôn đóng chặt và truyền thông Thái Lan cho hay không hề thấy có bất kỳ sự di chuyển nào ở đây kể từ sáng sớm nay.
Cũng giống như anh trai, bà Yingluck Shinawatra bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự tháng 5/2014. Đến tháng 1/2015, các nghị sĩ phe đảo chính bỏ phiếu cách chức bà và cấm bà tham gia chính trị trong 5 năm.
Tháng 3/2015, tòa án tối cao bắt đầu các phiên điều trần về hành vi sao nhãng bổn phận của bà trong khi hàng ngàn người ủng hộ đã đến Bangkok để ủng hộ bà tại tòa án. Hơn một năm sau, Bộ Tài chính đã ra lệnh cho bà bồi thường nhà nước khoản lỗ 35,7 tỷ Baht. Đến tháng 7/2017, toàn bộ 12 tài khoản ngân hàng của bà đã bị đóng băng.(Infonet)
-----------------------------