Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 27-05-2017

  • Cập nhật : 27/05/2017

EC muốn các nước G7 duy trì trừng phạt Nga

Ngày 26/5, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho rằng lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) cần duy trì các lệnh trừng phạt chống Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.

Tuy nhiên, trong khi đó, Nhà Trắng cho biết Mỹ chưa có lập trường cụ thể về vấn đề này. 

chu tich hoi dong chau au donald tusk. anh: thx/ttxvn

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk. Ảnh: THX/TTXVN

 

Trả lời báo giới trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 ở miền Nam Italy, Chủ tịch Tusk nhắc lại từ sau sự kiện này năm ngoái ở Nhật Bản, Brussels chưa thấy những thay đổi có thể dẫn tới việc điều chỉnh trong chính sách cứng rắn với Nga. Do đó, ông dự định hối thúc các nhà lãnh đạo G7 tái khẳng định chính sách với Nga ở hội nghị lần này. 

Tuy nhiên, ông Gary Kohn, cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Donald Trump, tuyên bố hiện chính quyền Mỹ chưa có lập trường rõ ràng về vấn đề trên. Cũng theo quan chức này, Tổng thống Donald Trump có nhiều lựa chọn khác. 

Chính quyền Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama và các nước thành viên EU đã áp đặt các lệnh trừng phạt Moskva kể từ khi bán đảo Crimea sáp nhập trở lại vào LB Nga năm 2014, sau đó là cuộc xung đột nổ ra tại miền Đông giữa quân đội chính phủ Ukraine và các lực lượng đòi độc lập.(TTXVN)
-------------------------

Nga cảnh báo nguy cơ chạy đua vũ trang

Liên quan đến quan hệ Nga - NATO, Bộ Ngoại giao Nga ngày 26/5 ra tuyên bố cảnh báo việc liên minh quân sự lớn nhất hành tinh này triển khai binh sĩ và cơ sở hạ tầng quân sự ở "sườn phía Đông" sẽ dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang.

 

binh si my trong mot dot trien khai tai olszyna, ba lan ngay 12/1. afp/ttxvn

Binh sĩ Mỹ trong một đợt triển khai tại Olszyna, Ba Lan ngày 12/1. AFP/TTXVN

 

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, tuyên bố của Bộ Ngoại giao nêu rõ: Những biện pháp nhằm củng cố "sườn phía Đông" của NATO, tăng cường sự hiện diện quân sự và cơ sở hạ tầng tại những khu vực giáp với biên giới của Nga làm xói mòn điều lệ Hiệp ước cơ sở, trước hết là cam kết "thực hiện phòng thủ tập thể của mình và một số nhiệm vụ khác thông qua bảo đảm tính dung hợp, hội nhập và tiềm năng tăng cường cần thiết, chứ không phải bằng cách triển khai bổ sung thường xuyên lực lượng chiến đấu hùng mạnh". 

Nga cho rằng những nỗ lực "bỏ qua" các nguyên tắc của Hiệp ước cơ sở là rất nguy hiểm và đi ngược lại với những lợi ích thiết thực của chính các nước thành viên NATO. 

Ngoài ra, việc liên minh này đang ra sức hợp pháp hóa sự hiện diện quân sự sát với biên giới Nga và một số thành viên tăng cường hoạt động quân sự đang làm thay đổi bố trí lực lượng tại châu Âu, tạo ra nguy cơ rơi vào vòng xoáy chạy đua vũ trang nguy hiểm. 

Moskva nhấn mạnh rằng thực trạng quan hệ Nga - NATO, với tư cách là những nhân tố quân sự - chính trị phần lớn quyết định chất lượng an ninh châu Âu và thế giới. 

Việc NATO cố tình thổi phồng "mối đe dọa từ phía Đông" đang cản trở thống nhất nỗ lực giữa các nước trong cuộc chiến đối với phó với những nguy cơ và thách thức chung. Theo Moskva, mối quan hệ Nga - NATO xấu đi là hậu quả trực tiếp của chính sách phá hoại của liên minh này nhằm mục đích đạt được sự chi phối trong các hồ sơ châu Âu và thế giới. 

Nga cũng kêu gọi NATO nhanh chóng chấm dứt nỗ lực xây dựng quan hệ Nga - NATO, vốn đang ở trong tình trạng khủng hoảng sâu sắc nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, dựa trên tinh thần các hệ thống và cơ chế của kỷ nguyên đối đầu. 
 
Trước đó, Đại diện thường trực Nga tại NATO Aleksandr Grushko cho biết Moskva đang lo ngại về việc Mỹ đề nghị NATO chi 4,8 tỷ USD cho "cái gọi là sáng kiến trấn an đồng minh". 
           
Theo ông Grushko, Nga sẽ theo dõi chặt chẽ những gì đang diễn ra "trên thực địa" và áp dụng "tất cả những biện pháp cần thiết để bảo đảm vững chắc các lợi ích an ninh quốc gia Nga".

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có lợi khi tiếp tục chiến lược kiến tạo các quan hệ lâu dài với Nga. Đây là nhận định của Thủ tướng Italy Paolo Gentiloni đưa ra ngày 25/5. 

Phát biểu sau Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels, Bỉ, Thủ tướng Gentiloni nhấn mạnh NATO cần duy trì đối thoại phạm vi rộng lớn với Moskva trên cơ sở lâu dài. 
  
Dự kiến, vấn đề quan hệ với Nga cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) dự kiến được tổ chức trong 2 ngày 26 và 27/5 tại thành phố Taormina trên đảo Sicily ở miền Nam Italy.  (TTXVN)
----------------------

Mỹ sẽ tiếp tục cấm vận Nga?

Trong khuôn khổ chuyến công du đến Italia và gặp gỡ các lãnh đạo nước này, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục cam kết sẽ đồng hành, thống nhất cùng châu Âu trong việc gây sức ép, buộc Nga tuân thủ nghiêm các nội dung trong Thỏa thuận Minsk-2..

tong thong my donald trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Trong khuôn khổ chuyến công du đến Italia và gặp gỡ các lãnh đạo nước này, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục cam kết sẽ đồng hành, thống nhất cùng châu Âu trong việc gây sức ép, buộc Nga tuân thủ nghiêm các nội dung trong Thỏa thuận Minsk-2 về giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.

Trang web của Nhà Trắng mới đăng tải các thông tin khẳng định về sự thống nhất của Tổng thống Donald Trump với giới lãnh đạo châu Âu trong giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Theo đó, trong cuộc gặp với Tổng thống Serdzo Mattarela và Thủ tướng Paolo Zentiloni của Italia tại Roma, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định “sự thống nhất xuyên Đại Tây Dương” trong vấn đề áp đặt các lệnh cấm vận chống Nga “vì các hành động của Nga ở Crimea và miền Đông Ukraine”.

“Tổng thống Donald Trump đã khẳng định sự thống nhất xuyên Đại Tây Dương trong vấn đề buộc Nga phải chịu trách nhiệm vì những hành động của họ ở Crimea và miền Đông Ukraine, đồng thời nhấn mạnh rằng điều quan trọng hiện nay (đối với Mỹ và châu Âu) là buộc Nga phải thực hiện các nghĩa vụ, cam kết của mình theo tinh thần Thỏa thuận Minsk-2”- tuyên bố của Nhà Trắng nêu rõ.

Theo các chuyên gia phân tích chính trị quốc tế, động thái này của ông Donald Trump có thể là dấu hiệu cho thấy ông sẽ tiếp tục kéo dài thêm các lệnh cấm vận chống Nga thời gian tới. Tuy nhiên, có thể đây chỉ là động thái mang tính hình thức của ông Donald Trump nhằm giảm sự công kích của các lực lượng đối lập vì “các mối liên hệ với Nga” của ông.

Ngoài ra, trang web của Nhà Trắng cũng nhấn mạnh, lãnh đạo hai nước cũng đã thảo luận “liên minh giữa Mỹ với Italia, cũng như các ưu tiên trong lĩnh vực hợp tác quân sự, đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố và các nỗ lực nhằm tiêu diệt các căn cứ của khủng bố từ Mali, Libya cho đến Iraq và Afghanistan”.

Tổng thống Donald Trump đã cảm ơn Italia vì những đóng góp của nước này vào cuộc chiến quốc tế chống chủ nghĩa khủng bố, nhất là sự tham gia vào trong thành phần liên quân quốc tế chống IS ở Syria do Mỹ đứng đầu, cũng như vì vai trò tích cực của Italia trong giải quyết vấn đề Iraq và Afghanistan.Ông Donald Trump cũng đề cao các nỗ lực ngoại giao của Italia trong việc ngăn chặn cuộc nội chiến ở Libya. Ngoài ra, hai bên cũng thảo luận về Hội nghị Thượng đỉnh G-7 sắp tới.

Được biết, trong năm 2018, chính quyền của ông Donald Trump dự định sẽ chi 150 triệu USD để tiếp tục “các nỗ lực trong huấn luyện, trang bị và tư vấn để đảm bảo khả năng của Ukraine trong thực hiện các chiến dịch phòng thủ, bảo vệ chủ quyền đất nước và toàn vẹn lãnh thổ”. Mức hỗ trợ này của Mỹ không thay đổi nhiều so với mức hỗ trợ cho Ukraine năm 2017.(Infonet)
-------------------------------

Con rể ông Trump bị tố có liên lạc mật với đại sứ Nga ở Mỹ

Jared Kushner, con rể Tổng thống Donald Trump, được cho là có ít nhất ba lần liên lạc bí mật với đại sứ Nga tại Mỹ.

jared kushner, con re tong thong my donald trump. anh: reuters.

Jared Kushner, con rể Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.

 

Jared Kushner ba lần liên lạc bí mật, trong đó có hai cuộc điện đàm, với đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak giữa tháng 4 và tháng 11/2016, Reuters dẫn lời các quan chức Mỹ nói ngày 26/5. Kushner là con rể của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo các nguồn tin, Kushner bị chú ý trong cuộc điều tra của Cục Điều tra Liên bang (FBI) từ đầu năm nay. FBI là cơ quan đang làm rõ cáo buộc có sự thông đồng giữa chiến dịch tranh cử cho Trump và Nga.

Jamie Gorelick, luật sư của Kushner, nói thân chủ không nhớ bất kỳ cuộc gọi nào với Kislyak giữa tháng 4 và tháng 11.

"Kushner thực hiện hàng nghìn cuộc gọi trong thời gian này. Ông ấy không nhớ có các cuộc gọi như mô tả. Chúng tôi đã đề nghị được cung cấp ngày diễn ra các cuộc gọi nhưng chưa nhận được thông tin", Gorelick cho biết.

NBC News ngày 25/5 đưa tin Kushner đã bị FBI để ý. FBI từ chối bình luận về thông tin này. Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết họ không bình luận về những liên lạc ngoại giao cá nhân. Nhà Trắng hiện chưa có phản ứng nào.(Vnexpress)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 27-05-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 27-05-2017

    Nga tuyên bố giúp Philippines chống khủng bố; Na Uy định lập 'cảnh sát Facebook'; Iran xây nhà máy tên lửa ngầm thứ ba; Ngoại trưởng Nga và Trung Quốc nhất trí về vấn đề Syria, Triều Tiên

  • Tin thế giới đáng chú ý 27-05-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 27-05-2017

    Tổng thống Philippines đề nghị đối thoại với phiến quân thân IS; Ông Tập yêu cầu hải quân Trung Quốc đạt đẳng cấp thế giới; Tàu chiến Mỹ diễn tập cứu người khi áp sát đá Vành Khăn; Khủng bố Đông Nam Á tham chiến ở Philippines

Bài cùng chuyên mục