Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 26-06-2017

  • Cập nhật : 26/06/2017

Tham vọng chế tạo tàu sân bay trên không bất thành của Mỹ

Quân đội Mỹ từng nhiều lần tìm cách chế tạo máy bay có thể phóng và thu hồi tiêm kích trên không nhưng đều không thành hiện thực.

 Máy bay B-36 thả tiêm kích con F-84 trong thử nghiệm AAC.

Tàu sân bay Mỹ có thể triển khai chiến đấu cơ trên khắp thế giới, nhưng việc tấn công thọc sâu trong đất liền đòi hỏi nhiều khí tài hỗ trợ không phải lúc nào cũng sẵn sàng triển khai, chẳng hạn như máy bay tiếp dầu. Để giải quyết vấn đề này, quân đội Mỹ từng nhiều lần tìm cách chế tạo tàu sân bay trên không (AAC), theo WATM.Chuyên gia quân sự Ian D. Costa cho rằng AAC là một máy bay lớn có thể đưa các tiêm kích đến gần khu vực thực hiện nhiệm vụ. Ban đầu, Mỹ thực hiện dự án Fighter Conveyor nhằm đưa một tiêm kích F-84 vào bên trong bụng oanh tạc cơ B-36 rồi phóng ra trên không để tiến hành trinh sát. Tuy nhiên, sự ra đời của máy bay do thám U-2 khiến dự án này bị hủy sau 4 năm thử nghiệm. 

may bay b-36 tha tiem kich f-84 tu duoi bung. anh: watm.

Máy bay B-36 thả tiêm kích F-84 từ dưới bụng. Ảnh: WATM.

Tập đoàn Lockheed đề xuất chế tạo tàu bay mẹ chạy bằng năng lượng hạt nhân với phi hành đoàn 850 người, có khả năng ở trên không hơn 40 ngày. Năm 1973, không quân Mỹ quyết định phát triển theo hướng đơn giản hơn.

Vào thời điểm đó, Boeing 747 là máy bay dân dụng lớn nhất thế giới, có thể chở lượng hành khách và hàng hóa rất lớn ở khoảng cách xa. Quân đội Mỹ cho rằng máy bay lớn như vậy có thể hoán cải thành tàu sân bay trên không, mang theo một biên đội tiêm kích bên trong.

Dự án AAC yêu cầu tháo bỏ toàn bộ nội thất máy bay Boeing 747-200, thay thế bằng một nhà chứa hai tầng dành cho tiêm kích cỡ nhỏ. Để tăng tầm hoạt động cho chiến đấu cơ, AAC có thể tiếp dầu cho chúng bằng cần tiếp liệu ở phía đuôi. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, những chiến đấu cơ này sẽ bay phía dưới chiếc 747-200, được thu hồi và đưa vào nhà chứa trong thân nhờ cơ cấu đặc biệt.Tàu AAC cũng có một kho chứa nhiên liệu, phụ tùng thay thế và vũ khí cho các chiến đấu cơ nhỏ. Nó còn có khu ở cho phi hành đoàn, cũng như một phòng khách nhỏ cho phi công nghỉ ngơi giữa những lần xuất kích. Dự án này được đánh giá là có tính khả thi, không quân Mỹ tỏ ra hứng thú theo đuổi, nhất là trong bối cảnh cho rằng tàu sân bay thông thường của hải quân sẽ trở nên lạc hậu vào năm 2000.

thiet ke phien ban boeing 747 aac danh cho khong quan my. anh: watm.

Thiết kế phiên bản Boeing 747 AAC dành cho không quân Mỹ. Ảnh: WATM.

Tuy nhiên, dự án này bị hủy khi việc nghiên cứu phát triển chiến đấu cơ cho AAC không đem lại kết quả. Một biến thể máy bay cảnh báo sớm của AAC được đề xuất, nhưng cũng bị đình chỉ, khiến tham vọng chế tạo tàu sân bay trên không của Mỹ tan thành mây khói. (Vnexpress)
-------------------------

Bầu cử Campuchia: đảng CPP ​chiến thắng ở 70% xã, phường

Sáng 25-6, Ủy Ban bầu cử quốc gia Campuchia (NEC) đã công bố kết quả chính thức cuộc bầu cử Hội đồng xã, phường nhiệm kỳ 4.

thu tuong hun sen di bo phieu o tinh kendal ngay 4-6 - anh: reuters

Thủ tướng Hun Sen đi bỏ phiếu ở tỉnh Kendal ngày 4-6 - Ảnh: Reuters

Sau 21 ngày giành thời gian để giải quyết khiếu nại của các đảng tham gia tranh cử, Ủy ban NEC đã minh bạch kết quả xử lý. Kết quả bầu cử chính thức có một vài thay đổi nhỏ so với công bố sơ bộ.

Theo đó đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của Thủ tướng Hun Sen đã giành chiến thắng và nắm quyền lãnh đạo ở 1.156 xã, phường - chiếm 70% số xã, phường ở Campuchia.

Như vậy, so với kết quả sơ bộ, đảng CPP đã bị giảm 7 xã phường so với kết quả ban đầu.

Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP) giành được 489 số xã, phường, tăng 7 xã, phường so với kết quả ban đầu. Đảng Hòa hợp dân tộc cũng giành được 1 xã ở tỉnh Buenty Meanchey.

Một kết quả quan trọng không kém trong cuộc bầu cử này là số ghế đại diện ở Hội đồng xã, phường.

Theo công bố của NEC, đảng CPP đã giành được hơn 6.500 số ghế; đảng CNRP giành được hơn 5.000 số ghế đại diện.

Các đại biểu Hội đồng xã, phường sau này sẽ trở thành đại cử tri để bầu Hội đồng quận, huyện, tỉnh, thành và Thượng viện.

Từ thắng lợi này, đảng CPP có khả năng sẽ giành thắng lợi ở cuộc bầu cử Thượng viện dự kiến sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 1-2018.   (Tuoitre)
-----------------------------------

Ai Cập chính thức trả hai đảo cho Saudi Arabia

Dù người dân không đồng tình nhưng chính quyền Cairo cho rằng hai đảo này vốn được Riyadh nhờ giữ giúp hơn 60 năm trước nên giờ phải trả lại cho khổ chủ.

tong thong ai cap abdel fattah al-sisi (trai) va vua saudi arabia salman bin abdul-aziz al saud han hoan chao don nhau - anh: afp

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi (trái) và vua Saudi Arabia Salman bin Abdul-Aziz Al Saud hân hoan chào đón nhau - Ảnh: AFP

Theo AFP, trong một tuyên bố ngày 24-6, chính phủ Ai Cập cho biết Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi đã phê chuẩn thỏa thuận phân định biên giới trên biển giữa nước này và Saudi Arabia, theo đó phía Cairo sẽ chuyển giao chủ quyền hai hòn đảo Tiran và Sanafir ở phía Nam vịnh Aqaba trên Biển Đỏ cho Riyadh. 

Trước đó, Quốc hội Ai Cập đã chính thức thông qua thỏa thuận nói trên trong một phiên họp toàn thể ngày 14-6, sau khi Ủy ban Các vấn đề Hiến pháp và Pháp lý cùng Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc gia của Quốc hội đều nhất trí bỏ phiếu ủng hộ. 

Phiên họp kéo dài ba ngày này cũng từng rất căng thẳng bởi nhiều nghị sĩ đối lập nhất quyết phản ứng, thậm chí giương biểu ngữ ngay trong phiên họp.

Thỏa thuận điều chỉnh biên giới trên biển được Ai Cập và Saudi Arbia ký kết hồi tháng 4-2016 nhân chuyên thăm Cairo của Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdul-Aziz Al Saud. Theo đó, chính quyền Cairo nhất trí chuyển giao chủ quyền hai đảo Tiran và Sanafir trên Biển Đỏ cho Riyadh.

hai dao khong nguoi o tiran va sanafir o phia nam vinh aqaba tren bien do chup tu tren khong - anh: afp

Hai đảo không người ở Tiran và Sanafir ở phía Nam vịnh Aqaba trên Biển Đỏ chụp từ trên không - Ảnh: AFP

Chính phủ Ai Cập khẳng định hai hòn đảo Tiran và Sanafir thuộc chủ quyền của Saudi Arabia và do Ai Cập kiểm soát, khi trước đó Riyadh đã đề nghị Cairo bảo vệ những đảo này trong những năm 1950. 

Thỏa thuận điều chỉnh biên giới biển nói trên đã vấp phải nhiều thách thức pháp lý kể từ khi nó được công bố vào tháng 4-2016. Các cuộc biểu tình phản đối và ủng hộ thỏa thuận cũng đã diễn ra ở một số nơi tại Ai Cập.

Ở nhiều nơi hai nhóm biểu tình đương đầu với nhau kịch liệt.

luat su ai cap xuong duong phan doi viec tra dao - anh: afp

Luật sư Ai Cập xuống đường phản đối việc trả đảo - Ảnh: AFP

Chính quyền Ai Cập cũng cương quyết với luận điểm của mình và thực thi các biện pháp trấn áp các nhóm biểu tình phản đối.

Ngay trong tuần qua, sau khi Quốc hội Ai Cập thông qua quyết định, lại có những cuộc biểu tình phản đối và hàng chục người đã bị bắt giữ.

Đến tháng 1-2017, Tòa án Hành chính Tối cao Ai Cập ra phán quyết cho rằng thỏa thuận trên không có giá trị pháp lý.

phan doi tra dao ngay trong phong hop quoc hoi ai cap - anh: afp

Phản đối trả đảo ngay trong phòng họp Quốc hội Ai Cập - Ảnh: AFP

Tuy nhiên, vào tháng 4-2017, Tòa án Các vấn đề Khẩn cấp Cairo tuyên bố Tòa án Hành chính Tối cao Ai Cập không có thẩm quyền phán xét các hiệp định liên quan đến biên giới.

Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry tuyên bố không có căn cứ pháp lý nào khẳng định Ai Cập sở hữu hai đảo Tiran và Sanafir, đồng thời cho biết hiệp định điểu chỉnh biên giới biển giữa Ai Cập và Saudi Arabia được ký kết giữa chính phủ hai nước sau 11 vòng đàm phán và Cairo cũng đã báo cáo vấn đề này lên Liên hợp quốc (LHQ).(Tuoitre)
------------------------------------

Pakistan triển khai 15.000 quân bảo vệ công dân Trung Quốc

Tổng thống Pakistan Mamnoon Hussain ngày 25/6 tuyên bố nước này vừa triển khai một lực lượng quân sự gồm 15.000 binh sĩ nhằm bảo vệ những công dân Trung Quốc đang làm việc tại các dự án cơ sở hạ tầng và năng lượng tại nước này, sau khi vụ bắt cóc một cặp đôi người Trung Quốc làm gia tăng mối quan ngại về an toàn.

 

chu tich trung quoc tap can binh (phai) va tong thong pakistan mamnoon hussain (trai). anh: thx/ttxvn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Pakistan Mamnoon Hussain (trái). Ảnh: THX/TTXVN

 

Theo một tuyên bố từ Phủ Tổng thống Pakistan, trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang ở thăm Islamabad, Tổng thống Mamnoon Hussain nhấn mạnh việc bảo vệ các công dân Trung Quốc đang làm việc tại Pakistan là "ưu tiên hàng đầu" của chính phủ. 

Bắc Kinh đang đầu tư khoảng 50 tỷ USD vào quốc gia láng giềng Nam Á này như một phần của một kế hoạch được công bố vào năm 2015 nhằm kết nối khu vực Tân Cương, miền viễn Tây Trung Quốc, với cảng Gwadar thuộc tỉnh Balochistan bằng một loạt dự án nâng cấp về vận tải, năng lượng và cơ sở hạ tầng.(TTXVN)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 26-06-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 26-06-2017

    Hạm đội tàu ngầm Trung Quốc có gì mà khiến Mỹ lo ngại?; Mỹ muốn kéo Trung Quốc vào cuộc chiến chống IS ở Trung Đông?; Thổ Nhĩ Kỳ nói yêu cầu từ các nước Arab 'vi phạm luật quốc tế'; Trump nói Obama 'không làm gì khi biết Nga can thiệp bầu cử Mỹ'

  • Tin thế giới đáng chú ý 26-06-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 26-06-2017

    Nga cảnh cáo Mỹ, cuộc chiến Syria xuất lộ điềm báo đáng sợ; Nga, Mỹ đụng độ tại Syria dẫn đến hậu họa gì?; Qatar đáp trả những yêu sách của 4 nước Ả rập; Australia đưa máy bay trinh thám tới giúp Philippines chiếm lại Marawi

Bài cùng chuyên mục