Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 22-07-2017

  • Cập nhật : 22/07/2017

Chiến đấu cơ Đài Loan áp sát máy bay ném bom Trung Quốc

Đài Loan triển khai chiến đấu cơ áp sát máy bay Trung Quốc khi nó bay gần hòn đảo trong một cuộc diễn tập. 

chien dau co dai loan ap sat may bay trung quoc hom 20/7. anh: co quan phong ve dai loan.

Chiến đấu cơ Đài Loan áp sát máy bay Trung Quốc hôm 20/7. Ảnh: Cơ quan Phòng vệ Đài Loan.

 

Các máy bay ném bom Trung Quốc bay từ biển Hoa Đông tới Tây Thái Bình Dương, một cuộc diễn tập có thể nhằm cảnh báo Đài Loan và Nhật Bản, theo Liberty Times. 

Trung Quốc triển khai 8 máy bay ném bom H-6 và hai chiếc Y-8. Các phi cơ bay gần Đài Loan rồi tới eo biển Miyako, nằm giữa đảo Miyako và Okinawa. Quân đội Đài Loan phản ứng bằng cách điều máy bay tiêm kích phòng thủ nội địa (IDF)."Chúng tôi đang ở tư thế theo dõi di chuyển của họ từ đầu tới cuối", Reutersdẫn lời Chen Chung-chi, người phát ngôn cơ quan phòng vệ Đài Loan, nói, mô tả đây là cuộc diễn tập thường kỳ. "Nhân dân không có gì phải lo". 

vi tri eo miyako. do hoa: reuters.

Vị trí eo Miyako. Đồ họa: Reuters.

Cơ quan này công bố hai bức ảnh, trong đó một bức cho thấy máy bay Trung Quốc khi nó bay gần Đài Loan hôm 20/7. Chính phủ Trung Quốc chưa phát tuyên bố về cuộc diễn tập. 

Bất chấp nhiều thập kỷ gia tăng thương mại xuyên eo biển, Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời, đang chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết.

Trong cuộc diễn tập quân sự tương tự hồi tuần trước, Trung Quốc điều 6 máy bay H-6 qua eo biển Miyako giữa các đảo Miyako và Okinawa của Nhật tới đông bắc Đài Loan. Cơ quan phòng vệ Đài Loan cũng theo dõi động thái. Nhật tuyên bố đội máy bay đi qua là điều "bất thường", trong khi Trung Quốc cho rằng các cuộc diễn tập này hợp pháp, đúng đắn và Nhật "nên quen với điều đó". (Vnexpress)
-------------------------

Tổng thống Philippines thề không đặt chân đến Mỹ

Nóng mặt trước những lời chỉ trích của chính khách Mỹ nhằm vào cuộc chiến chống tội phạm ma túy ở Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte ngày 21.7 tuyên bố sẽ không bao giờ thăm Mỹ dù được Tổng thống Donald Trump ngỏ lời mời trước đây.

tong thong duterte (giua) trong chuyen thi sat thanh pho marawi ngay 20.7 reuters

Tổng thống Duterte (giữa) trong chuyến thị sát thành phố Marawi ngày 20.7 REUTERS

“Trong suốt nhiệm kỳ của tôi hoặc cả sau đó, tôi sẽ không bao giờ đến Mỹ. Tôi đã thấy nhiều điều tệ hại tại Mỹ. Họ có quá nhiều vụ vi phạm nhân quyền”, ông Duterte nói, đề cập đến việc lính Mỹ tham chiến ở Trung Đông.

AFP đưa tin tuyên bố trên được đưa ra sau khi nghị sĩ Mỹ James McGovern nói rằng lẽ ra không nên mời Tổng thống Duterte đến Washington.

Phát biểu tại phiên điều trần về nhân quyền ở quốc hội Mỹ hôm 20.7, nghị sĩ McGovern khẳng định sẽ dẫn đầu cuộc biểu tình chống lãnh đạo Philippines nếu ông này xuất hiện trên đất Mỹ.

Ngay lập tức, ông Duterter bực tức đáp trả: “Điều gì khiến gã đó nghĩ rằng tôi sẽ đến Mỹ?”.(Thanhnien)
---------------------

Thư ký báo chí Nhà Trắng đột ngột từ chức

Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer đã nộp đơn từ chức vào ngày 21-7, kết thúc khoản thời gian làm việc ngắn ngủi và hỗn loạn.

Mặc dù không phải là diễn biến quá bất ngờ nhưng sự ra đi của ông Spicer lại quá đột ngột và kéo theo nhiều thay đổi khác trong nhóm truyền thông và pháp lý của Tổng thống Donald Trump khi cuộc điều tra về mối quan hệ giữa chiến dịch tranh cử của ông và Nga đang được mở rộng. 

Sau 6 tháng nắm quyền và chưa có được chiến thắng lập pháp quan trọng nào, ông Donald Trump đã có những thay đổi trong đội ngũ nhân viên thân cận nhất, trong đó có việc đưa ông Anthony Scaramucci làm giám đốc truyền thông của Nhà Trắng. 

Trước đó, ông Spicer đảm nhiệm cả chức giám đốc truyền thông và thư ký báo chí sau khi cựu giám đốc cũ Mike Dubke từ chức đầu tháng trước. 

Hãng tin Reuters dẫn lời một thành viên đảng Cộng hòa cho biết Tổng thống Donald Trump đề nghị ông Scaramucci, 53 tuổi, cựu chủ tịch ngân hàng Goldman Sachs, giữ chức vụ giám đốc truyền thông vào ngày 20-7 và chính thức bổ nhiệm công việc vào sáng 21-7. 

 

tong thong donald trump va thu ky bao chi nha trang sean spicer. anh: reuters

Tổng thống Donald Trump và Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer. Ảnh: REUTERS

 

Một quan chức Nhà Trắng tiết lộ ông Spicer biết tin về giám đốc truyền thông mới và một mực đòi từ chức dù được tổng thống yêu cầu tiếp tục đảm nhiệm vai trò thư ký báo chí. 

Tuy nhiên, ông Spicer tuyên bố ông không muốn thực hiện các điều khoản và điều kiện được đề ra và dứt khoát từ chức. Ông sẽ tiếp tục làm thư ký báo chí đến hết tháng 8 trước khi chính thức nghỉ việc. 

Một nguồn tin cho biết ông Donald Trump muốn ông Spicer giữ chức thư ký và đảm nhận luôn các công việc của giám đốc truyền thông "vì ông Scaramucci chỉ giữ chức danh mà không có thực quyền". 

Vào buổi họp báo chiều 21-7, trong lần xuất hiện đầu tiên trước giới báo chí tại Nhà Trắng, ông Scaramucci đã bổ nhiệm bà Sarah Sanders làm thư ký báo chí mới. 

Trước đây, bà Sanders là phó thư ký của ông Spicer.  

Được biết, giám đốc truyền thông mới là một cựu sinh viên ngành Luật của Trường ĐH Harvard, từng thành lập một quỹ đầu tư sau khi nghỉ việc tại ngân hàng Goldman rồi bán quỹ để gia nhập chính quyền Tổng thống Donald Trump. (NLĐ)
-----------------------------

Phiến quân thân IS ở Marawi âm mưu tấn công nhiều nước châu Á

Các chuyên gia cảnh báo nhóm phiến quân thân IS ở Philippines có thể đang mở rộng mục tiêu tấn công sang Singapore và nhiều nước châu Á.phien-quan-than-is-o-marawi-am-muu-tan-cong-nhieu-nuoc-chau-a

Nhóm phiến quân Maute ở Philippines. Ảnh: Deccan.

Báo cáo của viện Phân tích chính sách xung đột (IPAC) có trụ sở ở Indonesia công bố hôm nay cho biết nhóm phiến quân Maute đang cố thủ tại thành phố Marawi của Philippines có thể đang chuẩn bị cho các vụ tấn công nhằm vào Singapore và một số nước châu Á, Straits Times đưa tin.

Theo báo cáo, nhóm phiến quân này do Bahrumsyah, tay súng người Indonesia đang tham chiến ở Syria và cựu giảng viên đại học Malaysia Mahmud Ahmad điều hành. Nhóm đã tuyển mộ các tay súng thực hiện kế hoạch liều lĩnh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng nhằm chiếm thành phố Marawi ở miền nam Philippines.

"Việc các hoạt động của nhóm này ở Marawi nhận được tài trợ trực tiếp từ IS cho thấy một chuỗi chỉ đạo thông suốt từ Syria tới Philippines, Indonesia và cả những quốc gia khác", báo cáo của IPAC nhấn mạnh.

Các chuyên gia IPAC nhận định rằng cuộc chiến ở Marawi đã nâng cao uy tín của Maute trong mắt IS và kích động mong muốn tham gia của các phần tử cực đoan trẻ trong khu vực.

Vì vậy, giao tranh ở Marawi có thể dẫn tới những nguy cơ cao về tấn công bạo lực ở các thành phố khác của Philippines, cũng như Indonesia và Malaysia.

Một mệnh lệnh được đăng tải trên ứng dụng truyền thông xã hội Telegram gần đây kêu gọi phiến quân tấn công các mục tiêu ở Singapore, Thái Lan, Myanmar, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Lệnh này được cho là do chính Bahrumsyah đưa ra.

Bahrumsyah hiện chỉ huy một đơn vị chiến đấu của IS ở Syria với thành phần hầu hết những tay súng là đến từ Đông Nam Á.

Theo IPAC, cuộc xung đột ở Marawi sẽ dẫn tới sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa những phần tử cực đoan ở Đông Nam Á cũng như việc ra đời thế hệ lãnh đạo mới của các nhóm thân IS ở Indonesia và Malaysia, gồm những tay súng từng chiến đấu ở Marawi.(Vnexpress)

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục